tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-09-2017

  • Cập nhật : 25/09/2017

Hong Kong sẽ cấp visa lao động cho Việt Nam

Đó là thông tin do ông Hoàng Chí Trung - tổng lãnh sự Việt Nam phụ trách Hong Kong, Macau - cung cấp, báo South China Morning Post đưa tin.

 

350.000 nguoi giup viec o hong kong hien nay la nguoi philippines va indonesia - anh chup man hinh/scmp

350.000 người giúp việc ở Hong Kong hiện nay là người Philippines và Indonesia - Ảnh chụp màn hình/SCMP

 

Theo tờ báo Hong Kong, sau một thời gian dài tích cực vận động hành lang với các cơ quan có thẩm quyền của đặc khu Hong Kong (Trung Quốc), tổng lãnh sự Việt Nam dự báo việc cấp visa lao động cho người giúp việc từ Việt Nam sẽ sớm được Hong Kong phục hồi, thời gian có thể từ vài tháng đến 1 năm.

"Chính quyền Hong Kong muốn đa dạng hóa nguồn lao động, để không bị lệ thuộc vào Philippines và Indonesia. Dân số Hong Kong đang ngày càng già hơn và họ cần nhiều người giúp việc" - ông Trung trao đổi với báo SCMP.

Vấn đề tổng lãnh sự Việt Nam nêu ra đang là một thách thức đối với đặc khu Hong Kong. Theo dự báo của chính quyền, dân số Hong Kong tuổi từ 65 trở lên sẽ tăng từ mức 1,16 triệu của năm 2016 lên 2,37 triệu vào năm 2036 - chiếm đến 31,1% dân số đặc khu này vào thời điểm đó.

Người lớn tuổi càng nhiều, số người trẻ trong độ tuổi lao động đỡ đần cho họ càng ít đi.

Một trong những giải pháp khả thi đối với Hong Kong đó là tăng cường đội ngũ lao động giúp việc nhà, vốn hiện đang ở con số 350.000 người. Khoảng 180.000 trong số đó là người Philippines, còn lại là Indonesia.

Chính quyền Hong Kong hiện không cho phép người Việt Nam, Trung Quốc đại lục, Macau, Đài Loan, Afghanistan, Cuba, Lào, Triều Tiên và Nepal hành nghề giúp việc tại đây.

Giải thích với báo SCMP, ông Trung nhận xét lệnh cấm đối với Việt Nam xuất phát từ tình trạng bạo lực gây ra bởi người tị nạn hồi thập niên 1970-1980.

Trong những năm đó, khoảng 250.000 người Việt Nam vượt biên đến Hong Kong và thường xuyên gây ra bạo loạn. Năm 1995, khoảng 200 người bị thương sau khi hàng ngàn người tị nạn Việt Nam va chạm với cảnh sát trong lúc được di chuyển giữa hai trại tị nạn.

Campuchia gần đây được Hong Kong dỡ bỏ khỏi danh sách cấm và nhóm 1.000 người giúp việc Campuchia đầu tiên sẽ đến Hong Kong trong năm nay.

Lương trung bình của nghề giúp việc tại Hong Kong là 4.310 đôla Hong Kong (hơn 550 USD). Để được làm việc tại Hong Kong, người lao động phải trải qua một khóa huấn luyện bài bản.

"Chúng tôi có thể cung cấp một nguồn lao động giúp việc lớn hơn các nước khác" - tổng lãnh sự Hoàng Chí Trung tự tin. 

Ông khẳng định người Việt có thể đảm nhận tốt vai trò người giúp việc nhà, chăm sóc người già trong viện dưỡng lão và cả y tá hoặc bác sĩ.

Theo báo SCMP, cơ quan phụ trách vấn đề lao động Hong Kong cho biết họ sẽ bắt đầu thương thảo với phía Việt Nam về vấn đề người giúp việc sau khi quy chế cấp visa cho người Việt được nới lỏng.(Tuoitre)
----------------------------------

Trừng phạt Triều Tiên thành chiến tranh kinh tế

Sự kết hợp giữa thái độ leo thang của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, các lệnh trừng phạt kinh tế mới của Mỹ và việc Trung Quốc giáng đòn mạnh vào thương mại Triều Tiên có thể tạo ra bước ngoặt trong việc cô lập hoàn toàn Bình Nhưỡng.

Nhận định nêu trên của báo The Wall Street Journal (Mỹ) được đưa ra trong bối cảnh Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 23-9 tuyên bố hạn chế xuất khẩu sang Triều Tiên một số mặt hàng xăng dầu (từ ngày 1-10) và khí thiên nhiên hóa lỏng (ngay lập tức). Chưa hết, Trung Quốc còn ngừng mua hàng dệt may từ nước láng giềng.

Theo nghị quyết trừng phạt mới nhất của Liên Hiệp Quốc - nhằm vào cả hàng dệt may và xăng dầu, Trung Quốc vẫn có thể xuất khẩu tối đa 2 triệu thùng dầu tinh chế/năm cho Triều Tiên (ước tính nhu cầu của Triều Tiên là 2,2 triệu thùng/năm). Trong 2 tháng qua, giá xăng ở Triều Tiên đã tăng khoảng 20%. Lệnh cấm hàng dệt may - nguồn xuất khẩu lớn thứ hai của Triều Tiên - sẽ khiến nước này thiệt hại hơn 700 triệu USD/năm, theo đài BBC.

mot nha may det o thu do binh nhuong - trieu tien anh: reuters mot nha may det o thu do binh nhuong - trieu tien anh: reuters

Một nhà máy dệt ở thủ đô Bình Nhưỡng - Triều Tiên Ảnh: REUTERS Một nhà máy dệt ở thủ đô Bình Nhưỡng - Triều Tiên Ảnh: REUTERS

 

Trong khi đó, dù đang có cuộc khẩu chiến nóng bỏng với ông Kim Jong-un song theo tờ The New York Times, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chọn con đường gây áp lực kinh tế thay vì giải pháp quân sự. Hôm 21-9, ông ký một sắc lệnh hành chính với mục tiêu cắt đứt hoàn toàn Triều Tiên khỏi hệ thống ngân hàng thế giới. 

Cụ thể, bất cứ định chế tài chính nào làm ăn với Bình Nhưỡng cũng sẽ mất quyền tiếp cận hệ thống tài chính Mỹ. Động thái trừng phạt này cộng với thông báo các ngân hàng Trung Quốc ngừng xử lý các giao dịch liên quan tới Triều Tiên từ ngày 18-9 càng siết chặt Bình Nhưỡng.

Theo The New York Times, Nhà Trắng hy vọng việc bị cô lập nhiều hơn sẽ khiến Triều Tiên chịu đối thoại. Lập luận này không nhận được sự đồng tình từ các chuyên gia của 38north.org, trang web chuyên nghiên cứu về Triều Tiên. Trang này cho rằng sắc lệnh hành chính mới nhất của Tổng thống Donald Trump không còn là trừng phạt mà đã trở thành lời tuyên chiến đơn phương về mặt kinh tế để khuất phục Triều Tiên. 

"Thay vì đưa Bình Nhưỡng đến bàn đàm phán, các biện pháp mới nhất của Mỹ sẽ tăng tốc chiến tranh và thậm chí làm sụp đổ chính quyền Triều Tiên" - trích phân tích trên 38north.org.

Đáng nói là khả năng Triều Tiên nhượng bộ có vẻ rất thấp, nếu xét theo các tuyên bố mới đây của chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Hôm 22-9, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho nói nước này đang cân nhắc thử bom nhiệt hạch (bom H) ở Thái Bình Dương - một kịch bản đáng sợ với những tác hại khủng khiếp đến con người và môi trường sinh thái. (NLĐ)
----------------------

Thách thức cho kinh tế chia sẻ

Dù đang là xu hướng bùng nổ nhưng mô hình kinh tế chia sẻ, nổi bật là dịch vụ taxi của Uber, đang đối mặt không ít thách thức.

Tuần qua, truyền thông quốc tế liên tục đưa tin dịch vụ có một không hai tại Trung Quốc: chia sẻ búp bê tình dục. Điều này chứng minh mô hình kinh tế chia sẻ (sharing economy) thực sự bùng nổ, có thể ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh.

Từ bùng nổ, hút vốn khủng

Hiểu đơn giản thì kinh tế chia sẻ là mô hình tận dụng tối đa tài sản của một người để khai thác kinh doanh: có thể đưa xe hơi làm dịch vụ taxi trong lúc rỗi rảnh, nhà dư phòng thì có thể cho khách thuê kiểu home stay, có vườn rộng thì san sẻ lại để người khác thuê trồng trọt nhỏ... Đến nay, các dịch vụ như vậy được áp dụng từ ngành “xe ôm”, taxi, xe đạp… đến cả dịch vụ cho thuê dù đi mưa, chuyên cơ, du thuyền.

Từ những mảng cơ bản, các “đại gia” về kinh tế chia sẻ đang ngày càng bành trướng như Uber cung cấp cả dịch vụ cho thuê trực thăng và kho bãi hậu cần kèm vận chuyển giao hàng, Airbnb từ chỗ cho thuê phòng trống nay cũng đã mở rộng thêm dịch vụ đặt chỗ ở khách sạn... Xa hơn, tỉ phú Elon Musk, nhà sáng lập một loạt tập đoàn lớn (Tesla, Paypal, SpaceX, The Boring...), từng khẳng định sẽ sớm đưa xe tự hành Tesla vào hoạt động taxi kiểu Uber.

Trước sự bùng nổ đó, nhiều quỹ đầu tư, tập đoàn lớn trên thế giới không ngừng rót vốn cực lớn cho các mô hình kinh doanh trên. Đầu tháng 9, cả thế giới xôn xao khi Quỹ đầu tư Vision, thuộc Tập đoàn viễn thông Softbank (Nhật), kết hợp cùng một số đối tác để bỏ thêm 10 tỉ USD vào Uber. Tuy nhiên, ngày 22.9, tờ The Wall Street Journal đưa tin thương vụ này đang gặp khó khăn vì một số nhà đầu tư hiện có không muốn chia sẻ nhiều quyền lợi với Softbank. Hiện nay, Uber có giá trị thị trường hơn 70 tỉ USD và đang là cái bánh mà giới đầu tư đều muốn chia phần.

Đối thủ của Uber là Lyft cũng vừa được Alphabet, tập đoàn mẹ của Google, tuyên bố đang xét rót thêm 1 tỉ USD.

Đến chỉ trích

Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ xu hướng kinh doanh trên. Uber ra đời khiến giới tài xế taxi truyền thống bị ảnh hưởng nghiêm trọng về thu nhập. Ngày 23.9, truyền thông Anh dẫn thông báo từ cơ quan quản lý phương tiện giao thông ở thủ đô London của nước này cho hay tạm thời không tiếp tục gia hạn giấy phép cho Uber sau khi hết hạn vào ngày 30.9 tới. Lý do được đưa ra là Uber chưa thể hiện trách nhiệm những vấn đề liên quan an toàn và an ninh công cộng. Quyết định này đang tạo ra tranh cãi khi đại diện Uber khẳng định sẽ “đấu tranh”.

Thực tế, không riêng gì ở London, Uber còn gặp rắc rối ở California (Mỹ). Giữa tháng 9, Bloomberg dẫn lời ông Antonio Villaraigosa, cựu Thị trưởng thành phố Los Angeles ở bang California và là người đang tranh cử chức thống đốc bang này, cho rằng Uber cùng với Lyft cần quan tâm quyền lợi giai cấp trung lưu. Cụ thể ở đây là những người lái taxi vốn từng đạt thu nhập có thể lên đến 100.000 USD (hơn 2,2 tỉ đồng) mỗi năm thì nay đang gặp khó khăn. Ông lo ngại khi kinh tế chia sẻ phát triển quá mạnh sẽ khiến lực lượng thất nghiệp tăng cao. Chính vì thế, ứng viên này khẳng định nếu đắc cử sẽ quyết tâm “cải thiện môi trường kinh doanh”, siết chặt hoạt động của mô hình kinh doanh trên.

Hệ lụy xã hội từ mô hình kinh tế chia sẻ cũng là vấn đề đang được quốc hội Mỹ quan tâm. Đầu tháng 9, Hạ viện Mỹ đã tổ chức điều trần về vấn đề này khi hiện có đến 3,2 triệu người đang làm việc với mô hình kinh tế chia sẻ. Hiện nay, nhiều người tham gia mô hình này không tham gia bảo hiểm y tế, chế độ hưu bổng như các lao động thông thường.

Hồi cuối tháng 8, chuyên trang The Regulatory Review đưa tin chính quyền thành phố Seattle (bang Washington, Mỹ) đang đẩy mạnh các quy định để siết chặt hoạt động của dịch vụ cho thuê nhà Airbnb. Cụ thể, chính quyền chỉ cho mỗi chủ kinh doanh được sử dụng thêm 1 căn nhà ngoại trừ căn nhà đang ở để hoạt động Airbnb. Điều này đồng nghĩa với việc không cho phép người dân thuê nhiều nhà để cho thuê lại thông qua Airbnb. Mặt khác, với căn nhà thứ 2, người chủ không được cho thuê quá 180 đêm mỗi năm. Nhiều bang khác của Mỹ cũng đang đẩy mạnh kiểm soát các dịch vụ kinh tế chia sẻ.(Thanhnien)
---------------------------

Nhiều nông sản, thực phẩm tăng giá

Khảo sát tại một số chợ tại TP.HCM cho thấy, giá cả một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đã và đang rục rịch tăng.

Tại chợ Thái Bình (Q.1), xà lách mỡ từ 60.000 đồng/kg lên 67.000 đồng/kg, cải thủy canh từ 120.000 - 128.000 đồng/kg tăng lên 130.000 - 150.000 đồng/kg. Tương tự, giá cà chua đỏ loại thường trước đây 14.000 - 16.000 đồng/kg tại chợ Tân Phước (Q.Tân Bình) nay tăng lên 18.000 - 20.000 đồng/kg, củ cải trắng từ 16.000 đồng/kg nay tầm 17.000 - 18.000 đồng/kg. Cà rốt Đà Lạt giá tăng tầm 2.000 đồng/kg, giá bán tại thị trường hôm qua từ 35.000 đồng/kg; hành lá tăng 5.000 đồng/kg.

Ngoài ra, một số loại rau như: rau muống, cải thảo, rau lang, rau dền, mồng tơi… có xu hướng tăng 1.000 - 2.000 đồng/bó. Bà Nguyễn Thị Hiếu, chủ vựa rau tại Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết giá rau củ thu mua tại các nhà vườn Đà Lạt đang tăng tầm 1.000 - 3.000 đồng/kg từ tuần trước, tuần này, một số mặt hàng khan hiếm đã tăng 5.000 đồng/kg.

Giá các loại cá chép, rô phi, diêu hồng, lóc… tại các chợ đang tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so với mấy ngày trước. Tuy nhiên, tăng mạnh nhất có thể nói là thịt heo. Giá thịt heo bán lẻ tại một số chợ rục rịch tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg. Liên tục trong 2 ngày gần đây, giá mua heo hơi tại các tỉnh tăng từ 500 - 2.000 đồng/kg. Tại Bình Dương và Tây Ninh hôm qua, giá heo hơi mua vào tăng 2.000 đồng/kg và đã có không ít chủ trại tỏ ra “dửng dưng” với thương lái bởi theo dự báo, trong bối cảnh giá xăng tăng đến lần thứ 5 liên tiếp vừa qua, giá các mặt hàng tiêu dùng sẽ theo đó tăng theo. Tuy nhiên, mức tăng đó theo các nhà chăn nuôi cũng chưa bù vào giá đầu vào đang tăng hàng loạt. Chủ trại heo Phạm Tấn Thời (Long An) cho biết: “Sáng nay bên xe tải chở heo báo giá chở heo xuất chuồng sắp tới tăng 2.000 - 3.000 đồng/con. Thức ăn chăn nuôi cũng tăng 1.000 đồng/kg từ tuần trước, tuần này nghe báo giá lại thay đổi. Giá cả đầu vào đang tăng nên chắc chắn sắp tới người nuôi heo sẽ gặp khó nữa!”.

Thực tế, sau cơn bão số 10, người tiêu dùng đang đối diện với nhiều mặt hàng tăng giá. Bên cạnh đó, giá xăng lại tăng khiến chi phí đầu vào tăng, kéo giá cả tăng theo.(Thanhnien)

Trở về

Bài cùng chuyên mục