TP.HCM “cầu cứu” Thủ tướng về vốn dự án metro Bến Thành - Suối Tiên; VinaCapital lên tiếng về ông Don Lam lọt vào Hồ sơ Paradise; Tỉ phú Phạm Nhật Vượng vào top 500 người giàu nhất thế giới; Uber, Grab vào tầm ngắm thanh tra thuế

PSG-TS Võ Trí Hảo đến từ ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng Việt Nam nên tránh làm theo bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc do điều kiện, hoàn cảnh của nước ta hoàn toàn khác xét về cả quy mô kinh tế và trình độ công nghệ.
Hiện nay, Chính phủ có thái độ khá cứng rắn đối với đối với các nhà cung cấp dịch vụ mạng xuyên biên giới như Facebook, Google khi yêu cầu họ phải đặt server (máy chủ) tại Việt Nam.
Theo đó, khoản 4 điều 34 Dự thảo Luật An ninh mạng đưa ra quy định các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng tại Việt Nam. Chưa chắc Facebook, Google ở lại hoặc cũng có thể họ kiện Việt Nam tại tòa án WTO. Câu chuyện đó vẫn còn bỏ ngỏ.
PSG-TS Võ Trí Hảo đến từ ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng Việt Nam nên tránh làm theo bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc do điều kiện, hoàn cảnh của nước ta hoàn toàn khác. Nền tảng công nghệ Trung Quốc rất mạnh. Ngay cả khi Trung Quốc chặn Facebook, Google...họ vẫn có các nền tảng khác mạnh không kém như Baidu, Renren, QQ. Trong trường hợp Việt Nam chặn Facebook, Google trong khi doanh nghiệp nội địa chưa kịp lớn mạnh để thay thế 2 "ông lớn" này thì tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, với 1,3 tỷ dân, Trung Quốc là một thị trường quá lớn khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài nói chung và các hãng công nghệ nói riêng đều không muốn từ bỏ và chấp nhận nhân nhượng. Còn đối với Việt Nam, xét về quy mô kinh tế lẫn trình độ công nghệ đều rất dễ bị tổn thương hơn nhiều so với trường hợp ở Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc có thể chống đỡ với trả đũa thương mại tốt nhưng Việt Nam thì chưa chắc. Nếu Việt Nam chặn các công ty cung cấp dịch vụ internet xuyên biên giới từ các quốc gia khác thì ngược lại doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam cũng sẽ bị chặn.
Ông Hảo cũng chỉ ra những rủi ro quyền bảo mật thông tin trong điều 34, khoản 3 của dự luật. Theo đó, các doanh nghiệp dịch vụ viễn thông, internet, sở hữu hệ thống thông tin phải cung cấp cho cơ quan chuyên trách có thẩm quyền các thông tin người dùng, đăng ký tài khoản. Yêu cầu này sẽ không khả thi với mô hình cung cấp dịch vụ mạng kèm theo bảo mật đầu cuối và mô hình lưu trữ thông tin người dùng trên con chip mã hóa nằm trên thiết bị đầu cuối. Doanh nghiệp buộc phải hạ cấp chất lượng bảo mật và sản phẩm của họ trở nên kém hấp dẫn so với các đối thủ quốc tế. Hệ quả là nhiều start-up quyết định đăng ký kinh doanh ở Singapore hoặc các quốc gia khác mặc dù họ rất muốn đóng thuế ở Việt Nam.
PGS. TS Võ Trí Hảo cho rằng nên đổi tên Dự thảo thành "Luật An ninh quốc gia trên mạng" như một số tác giả đã từng đề xuất và Luật này tập trung bảo vệ lợi ích công (public interest) chống lại việc lộ bí mật nhà nước, loại trừ các mối nguy an ninh quốc gia, ngăn chặn chặn các cuộc tấn công ác ý vào cơ sở hạ tầng thông tin của nhà nước, vào hệ thống thông tin lõi.(NDH)
------------------------
Platium Victory là đơn vị do Jardine Cycle & Carriage sở hữu 100% vốn.
Quỹ ngoại Platium Victory Pte. Ltd báo cáo đã hoàn tất mua vào gần 51,35 triệu cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk). Sau giao dịch Platium Victory nâng lượng sở hữu cổ phiếu VNM từ 68,68 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,73%) lên hơn 120 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 8,27% và trở thành cổ đông lớn của Vinamilk. Giao dịch thực hiện ngày 21/11/2017.
Theo báo cáo trước đó ngày 17/11/2017 trên website của Jarrdine Cycle cho biết Tập đoàn này đã nâng tổng lượng cổ phiếu VNM sở hữu lên 145,6 triệu đơn vị tương ứng tỷ lệ sở hữu 10%.
Trong báo cáo phát đi ngày ngày 16/11, Jardine Cycle & Carriage cho biết đã chi thêm 400 triệu USD để mua vào thêm gần 49 triệu cổ phiếu Vinamilk trong cùng thời điểm sau khi ôm trọn số cổ phần do SCIC thoái vốn và mua gom cổ phiếu trước đó.
Platium Victory Pte. Ltd là đơn vị do Jarrdine Cycle & Carriage (JC&C) sở hữu 100% vốn. Jarrdine Cycle là một Tập đoàn có trụ sở đóng tại Singapore, là đơn vị thành viên của Tập đoàn đầu tư đa ngành Jardine Matheson có trụ sở tại Hongkong. JC&C đã đầu tư vào thị trường Việt Nam từ cả chục năm nay, hiện đang sở hữu 25% cổ phần của CTCP Ô tô Trường Hải (THACO) và 23% cổ phần của CTCP Cơ điện lạnh (REE). (Infonet)
--------------------------
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã thống nhất về mặt chủ trương cho phép Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) lập quy hoạch tổng thể Đặc khu Hành chính – Kinh tế Bắc Vân Phong.
Trong cuộc họp với các sở, ngành, đơn vị liên quan ông Lê Đức Vinh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu đơn vị tư vấn BCG cần phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong thực hiện các trình tự thủ tục theo đúng quy định hiện hành. Đồng thời khảo sát thực tế, lập kế hoạch chi tiết hơn với những đề xuất cụ thể về định hướng tổng thể phát triển, mô hình phát triển kèm theo chính sách đối với các ngành nghề sẽ phát triển trong Đặc khu Hành chính – Kinh tế Bắc Vân Phong.
Ngoài ra, BCG cần phải lưu ý những mô hình, ý tưởng này phải mang đặc thù riêng, dựa trên những tiềm năng, thế mạnh có sẵn của Khánh Hòa nhưng không cạnh tranh với những đặc khu khác của Việt Nam (Vân Đồn, Phú Quốc), mà phải cạnh tranh được với quốc tế.
Ông Lê Đức Vinh cũng yêu cầu Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong phải phối hợp với đơn vị tư vấn về việc chuẩn bị hồ sơ, thủ tục pháp lý để đảm bảo tiến độ đề ra.
Trước đó, ngày 11/8/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý về chủ trương cho phép tỉnh Khánh Hòa tổ chức triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng khu vực Bắc Vân Phong theo định hướng phát triển thành đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong.
Về việc lựa chọn và chỉ định thuê tư vấn nước ngoài lập quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc, UBND tỉnh Khánh Hòa thực hiện thủ tục lựa chọn và chỉ định thuê tư vấn nước ngoài theo quy định tại Luật Đấu thầu và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ.
Tập đoàn Tư vấn Boston (The Boston Consulting Group) của Mỹ là tập đoàn có nhiều năm kinh nghiệm, hiện đứng thứ 3 trên thế giới về lĩnh vực tư vấn. BCG tham gia tư vấn cho nhiều chính phủ và thành phố trên thế giới về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đề xuất của đơn vị tư vấn, tiến độ lập quy hoạch tổng thể là 6 tháng, trong đó bao gồm các hoạt động: Xây dựng chiến lược, vận động nhà đầu tư, khắc họa chi tiết mô hình, hoàn chỉnh quy hoạch hạ tầng.(CafeF)
-------------------------------
Bắt đầu từ tháng 1-2018, đường sẽ là mặt hàng nhập khẩu không cần hạn ngạch và mức thuế suất cũng sẽ giảm về 0%. Điều này sẽ khiến không ít doanh nghiệp ngành mía đường lo lắng.
Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các nước ASEAN đã thực hiện giảm thuế về 0% theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) cho mặt hàng đường, ngoại trừ một vài nước như Philippines, Campuchia, Việt Nam giữ mức thuế suất là 5%, Indonesia 5%-10% và Myanmar 0%-5%.
Song theo lộ trình cam kết, thuế này bắt buộc phải giảm về 0% đối với tất cả các nước ký kết khi thời gian ấn định đã đến.
Như vậy, chỉ còn hơn tháng nữa hạn ngạch nhập khẩu đường được dỡ bỏ, thuế xuất nhập khẩu mía đường từ các nước trong khu vực ASEAN chỉ còn 0%. Dự báo mặt hàng đường nói riêng cũng như nhiều hàng hóa khác từ các nước ASEAN sẽ ồ ạt “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam, tạo nên sức ép không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp (DN) trong nước.
Để tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường, mới đây Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đã gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho lùi thời gian thực hiện cam kết trong khối ASEAN theo Hiệp định ATIGA đến năm 2022, nếu sớm hơn là năm 2020.
Thay vào đó, lượng nhập khẩu đường theo hạn ngạch sẽ tiếp tục được tăng lên 10% so với mức 5% của năm 2017.
Theo VSSA, trước sức ép cực lớn từ ATIGA thì cần có những chính sách hỗ trợ DN lẫn người nông dân trồng mía.
Ngành đường trong nước sẽ gặp nhiều khó khăn khi đường nhập khẩu vào ồ ạt trong khi giá đường Việt Nam hiện cao hơn các nước trong khu vực do chi phí sản xuất cao.
Chỉ còn hơn tháng nữa Hiệp định ATIGA có hiệu lực, chắc hẳn cuộc cạnh tranh của ngành đường Việt Nam sẽ không chỉ có Thái Lan mà còn nhiều nước khác trong và ngoài khu vực.
Một số chuyên gia cho rằng hơn lúc nào hết, nông dân trồng mía, DN mía đường Việt Nam đang rất cần sự quan tâm, đảm bảo quyền lợi hợp pháp từ Chính phủ bằng cách xem xét kỹ lưỡng về vấn đề trợ giá và bán phá giá của Thái Lan.
Trong thời gian ngành mía đường Thái Lan đang bị Brazil cáo buộc vi phạm hiệp định thương mại quốc tế, Chính phủ Việt Nam nên tạm thời chưa mở cửa hoàn toàn thị trường đường cho Thái Lan; hạn chế hạn ngạch nhập khẩu đường từ Thái Lan thêm vài năm nữa.
Đồng thời, hỗ trợ nông dân trồng mía và các DN mía đường trong nước tập hợp các chứng cứ pháp lý về việc ngành mía đường Thái Lan vi phạm các quy định của WTO để buộc ngành đường Thái Lan vận hành theo đúng quy định thương mại quốc tế; tạo sự công bằng cho việc cạnh tranh giữa ngành mía đường Việt Nam với các nước khác, đặc biệt là với Thái Lan trong hội nhập quốc tế.(PLO)
TP.HCM “cầu cứu” Thủ tướng về vốn dự án metro Bến Thành - Suối Tiên; VinaCapital lên tiếng về ông Don Lam lọt vào Hồ sơ Paradise; Tỉ phú Phạm Nhật Vượng vào top 500 người giàu nhất thế giới; Uber, Grab vào tầm ngắm thanh tra thuế
Tăng trưởng tín dụng sẽ phụ thuộc vào “sức khoẻ” ngân hàng; Hàng NK sản xuất XK không được hoàn thuế bảo vệ môi trường; Đầu tư điện mặt trời không còn là cuộc chơi của các đại gia; Trung Quốc đang bơm 'núi tiền' vào nền kinh tế
Dòng vốn chuyển dịch vào bất động sản; Xây dựng cao tốc Bắc- Nam: Mỗi km phải chi gần 182 tỷ đồng; Tập đoàn VTG của Canada muốn đầu tư tuyến metro Sân bay Nội Bài - Hồ Tây; Ba năm tới, Việt Nam "hụt" hơn 110.000 tỷ đồng vì tự do thương mại
Bloomberg: Chứng khoán Việt Nam thăng hạng; Ý kiến trái chiều mô hình Trưởng đặc khu kinh tế; Golden Horse thúc đẩy dự án trường đua ngựa 500 triệu USD tại Bắc Ninh; Thị trường Trung Quốc hạ nhiệt, chứng khoán châu Á vẫn bám sát mức kỷ lục
Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ số phiếu cao; Ngăn chặn đầu cơ, trục lợi đất đai xung quanh sân bay Long Thành; Khai giá thấp hơn, Công ty Sony Electronics Việt Nam bị ấn định thuế hơn 7 tỷ đồng; Giới kinh doanh Việt chạy đua theo Black Friday
Ôtô 7 đến 9 chỗ ngồi phải dán nhãn năng lượng từ năm 2018; Nước sạch Vĩnh Phúc "mở đường" cho nhà đầu tư muốn sở hữu lượng lớn cổ phần NVP; Xi măng Tam Điệp mất gần hết vốn; Nhiều đại gia đồ uống nước ngoài 'đổ bộ' vào Việt Nam
Từ 5/12, sổ đỏ sẽ ghi tên các thành viên trong gia đình; Kiểm tra thép xuất sang Mỹ nghi gian lận xuất xứ Trung Quốc; Giám đốc quỹ tín dụng Đồng Nai đã trốn ra nước ngoài; Hà Nội chi bao nhiêu tiền lát đá 930 tuyến vỉa hè?
Ngân hàng lớn bất ngờ nâng mạnh lãi suất tiền gửi; Người 'bỗng dưng có tài khoản giao dịch 27,5 tỉ' rút đơn kiện; Startup Mỹ "qua cầu rút ván" sau khi huy động vốn bằng tiền ảo; Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có tân Phó Tổng giám đốc
FPT báo lãi ròng 1.725 tỷ đồng trong 10 tháng, tăng 13% so với cùng kỳ; Đầu tư tư nhân tăng mạnh; Ô tô tiếp tục giảm giá gần 230 triệu đồng dịp cuối năm; Sau rà soát, mỗi kilômet đường sắt Hà Nội giảm 1.000 tỉ đồng
Nhà máy lớn nhất của Mazda tại Đông Nam Á đã hoàn thành 70% tiến độ; Nhu cầu mua nhà ở Úc của người Trung Quốc đang giảm nhiệt; Agribank dồn dập thoái vốn khỏi công ty con; Thêm một mặt hàng Việt bị Mỹ đánh thuế hơn 230%
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự