tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-07-2018

  • Cập nhật : 20/07/2018

Việt Nam chi hơn 30 tỉ USD mua hàng từ Trung Quốc trong nửa năm

Thông tin trên vừa được Tổng cục Hải quan đưa ra trong Báo cáo tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 6 và 6 tháng đầu năm hôm nay.

hang hoa tu trung quoc chiem gan 30% tong tri gia nhap khau cua viet nam - ng.nga

Hàng hóa từ Trung Quốc chiếm gần 30% tổng trị giá nhập khẩu của Việt Nam - NG.NGA

Theo đó, trong nửa đầu năm nay, trị giá nhập khẩu của Việt Nam từ 10 thị trường lớn nhất đạt 101 tỉ USD, chiếm gần 97% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước. Trong đó, Trung Quốc tiếp tục là nhà cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam với hơn 30 tỉ USD, tăng 12,3%, chiếm tỷ trọng 28,9% trong tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước 6 tháng đầu năm.

Số liệu cho thấy, trong nửa đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu mạnh từ Trung Quốc các nhóm hàng hóa: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 3,3 tỉ USD, đứng thứ 2 sau Hàn Quốc chiếm đến 8,49 USD. Nhóm hàng thứ 2 là máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng… trong 6 tháng, Việt Nam chi 5,5 tỉ USD (tăng 3,3%) để nhập chính là từ Trung Quốc, đứng thứ 2 là từ Hàn Quốc với 3,11 tỉ USD.

Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm, Trung Quốc là thị trường cung cấp chính các mặt hàng vải, điện thoại và linh kiện, sắt thép các loại, phụ liệu dệt may da giày và sản phẩm từ chất dẻo cho Việt Nam. Cụ thể trong 6 tháng, Việt Nam chi 3,43 tỉ USD, tăng hơn 18% để mua vải từ Trung Quốc; chi 3,63 tỉ USD (tăng gần 12%) mua điện thoại và linh kiện từ Trung Quốc; chi 2,32 tỉ USD mua sắt thép, chi hơn 1 tỉ USD mua nguyên phụ liệu dệt may da giày và chi gần 1 tỉ USD (tăng hơn 19%) mua sản phẩm làm từ chất dẻo của Trung Quốc…(Thanhnien)
---------------------------------

Chi thường xuyên vẫn tăng, chiếm hơn 70% tổng chi ngân sách

6 tháng đầu năm 2018, tổng chi ngân sách nhà nước 649.200 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên 455.800 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017.

Ngày 18/7, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị sơ kết công tác tài chính - ngân sách 6 tháng đầu năm, kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018.

Báo cáo về công tác ngành tài chính 6 tháng đầu năm, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách ước đạt 651.700 tỷ đồng, bằng 49,4% dự toán, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, thu nội địa đạt hơn 523.000 đồng, tăng 15,5%; thu từ dầu thô ước đạt 29.600 tỷ đồng, tăng 25,3%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 146.000 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong nửa đầu năm 2018, cơ quan thuế đã thực hiện trên 22.600 cuộc thanh tra, kiểm tra, kiến nghị xử lý thu ngân sách 4.700 tỷ đồng, số đã nộp vào ngân sách gần 2.000 tỷ đồng, thu hồi được 14.880 tỷ đồng tiền nợ thuế.

Ước tính 6 tháng có 45/63 địa phương có số thu nội địa đạt tiến độ dự toán trên 50%, trong đó có 36 địa phương đạt trên 53%, 53/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ và 10 địa phương thu thấp hơn so cùng kỳ.

Nếu loại trừ thu từ đất, xổ số kiến thiết, cổ tức, lợi nhuận sau thuế thì có 32 địa phương có tiến độ thấp hơn so với dự toán, trong đó có 13 địa phương đạt dưới 45% dự toán năm.

thu truong bo tai chinh huynh quang hai trinh bay bao cao tai hoi nghi. anh: bo tai chinh

Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải trình bày báo cáo tại Hội nghị. Ảnh: Bộ Tài chính

Mặc dù kết quả thu ngân sách nhà nước 6 tháng là tích cực, tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, tiến độ thu từ 3 khu vực kinh tế quan trọng đạt thấp so với yêu cầu dự toán (thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 43,7% dự toán; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 38,7% dự toán; tiến độ thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 47,8% dự toán).

Về chi ngân sách, đại diện Bộ Tài chính cho biết, tổng chi ngân sách nhà nước 6 tháng đạt 649.200 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 130.000 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 20% tổng chi; chi thường xuyên đạt 455.800 tỷ đồng, tăng 5% và chiếm 70,2% tổng chi; chi trả nợ lãi đạt 59.300 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 9,1% tổng chi.

Đánh giá của Bộ Tài cính về chi thường xuyên là "theo đúng dự toán và tiến độ triển khai thực hiện của các đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội".

Cũng theo Bộ Tài chính, riêng thực hiện chi đầu tư xây dựng cơ bản (bao gồm cả nguồn trái phiếu Chính phủ), tuy tiến độ giải ngân cao hơn cùng kỳ năm 2017 (đạt 31,7% dự toán so với mức 25,6% cùng kỳ), song vẫn chậm so với yêu cầu dự toán (có 35 bộ, ngành trung ương và 6 địa phương giải ngân đạt dưới 25% dự toán). Đại diện Bộ Tài chính cho biết, cơ quan này đang tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư.

"Công tác quản lý chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, theo đúng dự toán và tiến độ thực hiện của đơn vị. Các bộ, ngành, địa phương đã chủ động rà soát, sắp xếp, thực hiện chi, mua sắm tài sản công theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả", lãnh đạo Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Về cân đối ngân sách nhà nước, Bộ đánh giá, cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp địa phương 6 tháng đầu năm được đảm bảo; đã thực hiện phát hành 89,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để bù đắp bội chi và trả nợ gốc tiền vay của ngân sách Trung ương theo dự toán.(Baodatviet)
---------------

Google bị Liên minh Châu Âu phạt 5 tỷ USD vì tội lũng đoạn

Vào ngày thứ Tư 18/7/2018, Liên minh Chau Âu (EU) đã tuyên bố phạt Google 4,34 tỷ euro (5 tỷ USD) về vấn đề hệ thống Android; nguyên nhân là công ty  này đã thông qua thao tác bất hợp pháp để “củng cố địa vị chủ đạo về tìm kiếm của họ trên mạng internet”. Quyết định này có thể sẽ làm suy yếu sự khống chế của Google đối với thị trường điện thoại di động. Ngay lập tức, Google đã lên tiếng bày tỏ sẽ khởi kiện EU về quyết định này.

Google đối mặt với số tiền phạt kỷ lục vì lũng đoạn thị trường.

Google đối mặt với số tiền phạt kỷ lục vì lũng đoạn thị trường.

EU gửi tới Alphabet – công ty mẹ của Google – tối hậu thư cho phép họ “chấm dứt hành vi vi phạm” trong vòng 90 ngày; nếu không họ sẽ áp dụng hình phạt tiếp theo bằng cách tịch thu 5% doanh thu mỗi ngày.

Số tiền EU xử phạt Google lần này đã lập kỷ lục mới về tiền phạt chống lũng đoạn trên toàn thế giới, tương đương 40% lợi nhuận mà công ty này giành được năm 2017 (12.62 tỷ USD), vượt xa số tiền 2,42 tỷ euro mà EU phạt chính công ty này hồi tháng 6/2017.

Hãng tin Bloomberg đưa tin, đòn giáng vào Google đau hơn so với số tiền phạt khổng lồ là EU sẽ ra lệnh cho các hãng sản xuất điện thoại di động không sử dụng ứng dụng của Google trên các điện thoại sử dụng hệ điều hành Android. Hệ điều hành Android hiện chiếm khoảng 80% thị phần smartphone toàn thế giới; tại châu Âu hơn 90% hệ điều hành này được tải xuống từ cửa hàng Google Play. Vì vậy, nếu các ứng dụng của Google bị suy giảm thì nghiệp vụ chính của Google sẽ bị giáng đòn nặng nề.

Ủy ban Châu Âu hồi tháng 4/2015 đã bắt đầu thẩm tra hệ thống Android. Trước đó, EU đã đưa ra 3 cáo buộc cụ thể về hành vi chống cạnh tranh trên thị trường của Android: Google yêu cầu các hãng chế tạo smartphone và máy tính bảng phải cài đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định và trình duyệt Chrome thì mới cho phép chúng vào được cửa hàng Google Play; thứ hai, Google cấm các hãng chế tạo tiêu thụ các thiết bị di động có cài đặt hệ thống thao tác của các đối thủ cạnh tranh được viết từ mã nguồn Android; thứ ba, Google dành cho các hãng chế tạo thiết bị và các mạng dịch vụ di động những khoản tiền thưởng để họ chỉ lựa chọn dịch vụ tìm kiếm của họ cài đặt trên sản phẩm.

Tháng 6 năm ngoái, sau cuộc điều tra kéo dài 7 năm, EU phán quyết Google đã lạm dụng địa vị chủ đạo trên thị trường công cụ tìm kiếm để cung cấp ưu thế phi pháp các sản phẩm khác của họ (như dịch vụ so sánh giá của sản phẩm), nên đã quyết định xử phạt 2,42 tỷ euro (2,7 tỷ USD); năm nay số tiền phạt đã vọt lên tới 4,34 tỷ euro (5 tỷ USD).(Viettimes)
---------------------

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục