tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-07-2018

  • Cập nhật : 16/07/2018

Chiến tranh thương mại khi nào kết thúc?

Quan sát những diễn biến được gọi là chiến tranh thương mại Mỹ là nước khơi mào cuộc chiến và Mỹ cũng sẽ là nước hoặc chủ động hoặc bị đẩy vào thế phải kết thúc. Vấn đề là khi nào.

Trước hết chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump là nhằm tìm lại công bằng cho thương mại giữa Mỹ với các nước - theo cách ông ta hiểu. Điều đó có nghĩa nước nào muốn bán hàng cho Mỹ phải mua hàng của Mỹ cho tương đương; bán nhiều hơn mua (tức Mỹ chịu thâm hụt mậu dịch) là không xong. Để giải quyết sự “bất công” Trump chủ trương áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa của nước muốn trừng phạt để họ vừa bán hàng không được và dân Mỹ quay sang mua hàng rẻ hơn của doanh nghiệp Mỹ. Chính vì thế Trump từng tuyên bố, chiến tranh thương mại dễ thắng lắm!

Cách hiểu thương mại quốc tế hiện đại như thế có nhiều lỗ hổng mà chúng ta sẽ bàn sau, nhưng trước mắt đã khiến Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm ngoái, rồi năm nay bắt đầu đánh thuế trừng phạt lên nhiều mặt hàng, không phải công bố một lần rồi thôi mà hết mặt hàng này đến mặt hàng khác, hết nước này đến nước khác trong khi để mở khả năng thương lượng để tự các nước hạn chế lượng hàng bán vào Mỹ. Đầu tiên là thuế mang tính trừng phạt đánh lên máy giặt và tấm pin mặt trời. Sau đó là thuế nhôm, thép và đến cuối tuần trước sắc thuế 25% đánh lên lượng hàng hóa trị giá 34 tỉ đô la Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc, như ti vi màn hình phẳng, linh kiện máy bay và dụng cụ y tế bắt đầu có hiệu lực.

Hiện nay là giai đoạn Tổng thống Donald Trump khuếch trương những thắng lợi ban đầu trên truyền thông như nhờ thuế nhập khẩu máy giặt tăng lên 20% mà hãng Whirlpool của Mỹ bán được hàng, tuyển thêm công nhân, giá cổ phiếu tăng. Tuy nhiên, tin tốt lành kiểu đó không nhiều trong khi Trump ngày càng gặp phải sự trả đũa của các đối tác ngoại thương, sự chống đối của giới kinh tế gia trong nước và sự thua thiệt của các doanh nghiệp Mỹ bị tác động xấu bởi các đợt thuế.

Điểm yếu nhất trong chính sách dùng thuế để tạo lợi thế trong ngoại thương, theo nhà kinh tế Paul Krugman viết trên tờ New York Times, nằm ở chỗ, khác với thập niên 1960 khi hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là hàng hóa đã hoàn chỉnh như xe hơi, hàng hóa giao thương ngày nay chủ yếu là hàng trung gian, được dùng làm đầu vào để sản xuất hàng nội địa. Cho nên Mỹ càng đánh thuế lên hàng nhập khẩu thì càng gây khó khăn cho doanh nghiệp Mỹ trong khi nền kinh tế hưởng lợi không được bao nhiêu.

Nên nhớ, thuế gây ồn ào là thế nhưng tổng cộng các mặt hàng bị ảnh hưởng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cán cân ngoại thương của Mỹ cũng như của các nước liên quan, chỉ khoảng 75/1.550 tỉ đô la Mỹ (kim ngạch xuất khẩu năm 2017).

Krugman đưa ra ví dụ: đánh thuế lên linh kiện ô tô nhập khẩu thì doanh nghiệp sản xuất linh kiện Mỹ sẽ bán được nhiều hàng hơn nên có thể thuê mướn thêm công nhân. Nhưng do giá linh kiện nói chung tăng nên sẽ gây khó khăn cho những nơi sử dụng linh kiện để làm ra hàng của chính họ nên sẽ phải tinh giảm hoạt động, sa thải công nhân.

Đợt thuế đầu năm 2018 đánh lên máy giặt là hàng hóa tiêu dùng nên giá máy giặt tăng, máy giặt Whirlpool của Mỹ bán chạy nhưng đáng tiếc cho đến nay 95% thuế mà Mỹ áp lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là hàng trung gian hay máy móc, trang thiết bị nên nếu Mỹ gây khó cho doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc một thì lại tạo ra những bài toán đau đầu cho doanh nghiệp Mỹ đến bội lần. Ngược lại phía Trung Quốc rất khôn; không những tập trung đánh thuế vào hàng tiêu dùng, nếu có áp thuế lên linh kiện hay nông sản thì chủ yếu là hàng xuất khẩu của các tiểu bang đang ủng hộ Trump.

Hay lấy một ví dụ khác, thuế đánh lên thép và nhôm nhập khẩu được một tổ chức nghiên cứu ở Mỹ dự báo sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất hai mặt hàng này ở Mỹ mở rộng sản xuất, thuê mướn thêm 25.000 công nhân trong vòng ba năm tới. Nhưng cũng chính tổ chức này dự báo cứ thêm một công việc trong ngành nhôm thép thì sẽ có 16 công việc trong các ngành sản xuất có sử dụng nhôm thép bị mất đi, tính ra Mỹ sẽ mất 400.000 chỗ làm do thuế nhôm thép.

Một trường hợp điển hình là hãng sản xuất mô tô nổi tiếng Harley-Davidson. Biểu tượng của nền sản xuất Mỹ buộc phải tuyên bố sẽ chuyển một số dây chuyền sản xuất ra khỏi Mỹ để tránh mức thuế trừng phạt mà EU áp lên mô tô nhập khẩu của hãng này để trả đũa các sắc thuế của Trump. Họ tính toán rất cụ thể: thuế nhập khẩu xe tăng từ 6% lên 31% thì giá thành xe sẽ tăng chừng 2.200 đô la Mỹ mỗi chiếc. Nếu không tăng giá bán thì mỗi năm hãng sẽ lỗ chừng 100 triệu đô la; chi bằng chuyển qua làm xe ở Thái Lan, chẳng hạn.

Cách hiểu đơn giản hóa ngoại thương hiện đại của Trump cũng chưa tính đến những đặc điểm liên lập của các chuỗi sản xuất quốc tế. Chẳng hạn, theo một nghiên cứu của Đại học Syracuse trong lĩnh vực máy tính và sản phẩm điện tử, các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động tại Trung Quốc cung cấp đến 87% hàng hóa bị ảnh hưởng bởi thuế của Trump trong khi các doanh nghiệp thuần túy Trung Quốc chỉ cung cấp 13% sản phẩm. Hay một khảo sát khác của Fed chi nhánh San Francisco cho biết cứ một đô la chi ra để mua hàng “làm tại Trung Quốc” thì cũng có đến 55 xu chi ra cho các ngành dịch vụ liên quan cung ứng ngay tại Mỹ.

Cứ tưởng dưới áp lực của công luận và giới kinh doanh, Mỹ sẽ nhanh chóng thay đổi chính sách để chấm dứt cuộc chiến thương mại mà phần thắng không chắc chắn, phần thua thì đã rõ. Nhưng nên nhớ, thuế gây ồn ào là thế nhưng tổng cộng các mặt hàng bị ảnh hưởng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cán cân ngoại thương của Mỹ cũng như của các nước liên quan. Cộng hết các mức thuế trả đũa mà Trung Quốc và các nước khác dọa sẽ áp lên hàng Mỹ, lượng hàng bị tác động đến nay chừng 75 tỉ đôla Mỹ, một con số rất nhỏ so với kim ngạch xuất khẩu của Mỹ vào năm ngoái là 1.550 tỉ đô la.

Hiện nay tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đang xuống mức thấp nhất, các doanh nghiệp đang tuyển dụng, Trump đang tự hào nước Mỹ hiện vĩ đại hơn bao giờ hết nên không có lý do gì để Trump xuống thang trong thương mại.

Chỉ có điều, cuộc chiến tranh thương mại, do các phân tích nói trên, sẽ không mở rộng quy mô thêm nữa để thế giới bước vào giai đoạn “không có chiến tranh thương mại cũng không có ngoại thương trong hòa bình”.(TBKTSG)
----------------------------

Johnson & Johnson bị tuyên phạt hơn 4 tỷ USD trong vụ phấn bột gây ung thư

Đây vụ kiện lớn nhất mà Johnson & Johnson phải đối mặt trong số 9.000 khiếu nại cáo buộc sản phẩm làm từ bột tatc của công ty này gây ung thư.

Bồi thẩm đoàn trong vụ kiện liên quan tới Johnson & Johnson xác định các sản phẩm làm từ bột talc của công ty này, trong đó có phấn trẻ em nổi tiếng J&J Baby Powder, có chứa chất amiăng, khiến cho 22 phụ nữ bị ung thư buồng trứng.

Bồi thẩm đoàn trong vụ kiện được xử tại tòa án Circuit, thành phố St. Louis, bang Missouri, Mỹ hôm 12/7 đã đưa ra án phạt Johnson & Johnson 4,14 tỷ USD và bồi thường 550 triệu USD cho các nạn nhân.

Đây vụ kiện lớn nhất mà Johnson & Johnson phải đối mặt trong số 9.000 khiếu nại cáo buộc rằng sản phẩm làm từ bột tatc của công ty này gây ung thư. Đây cũng là vụ án lớn thứ 6 liên quan tới lỗi sản phẩm trong lịch sử Mỹ.

Phán quyết đưa ra hôm 12/7 được đưa ra sau phiên xử kéo dài hơn 5 tuần và bồi thẩm đoàn được hỗ trợ của hơn chục chuyên gia.

Ông Lanier, luật sư của các nguyên đơn nói với bồi thẩm đoàn rằng Johnson & Johnson biết các sản phẩm bột talc có chứa chất amiăng nhưng đã giữ kín thông tin này. Ông cho rằng công ty này đã "gian lận" trong các bài kiểm tra để che dấu sự hiện diện của chất này.

Trong khi đó, Johnson & Johnson phủ nhận hoàn toàn những cáo buộc trên. Người phát ngôn Carol Goodrich của Johnson & Johnson cho biết công ty sẽ tiến hành kháng cáo.

"Phán quyết này là kết quả của quá trình thiếu công bằng cho phép các nguyên đơn đại diện cho 22 phụ nữ, đa số không có liên quan tới bang Missouri, trong một vụ án đơn lẻ mà tất cả đều khiếu nại bị ung thư", Goodrich nói.

Trong một cuộc phỏng vấn sau khi phán quyết trên được đưa ra, nguyên đơn Toni Roberts, 61 tuổi, nói rằng bột talc không phải là thứ vô hại. Bà Roberts được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng vào năm 2014 và đang được hóa trị tại Roanoke, Virginia, nhưng bà cho biết "chẳng phương pháp điều trị nào có tác dụng với tôi cả".

Còn thành viên bồi thẩm đoàn Evan Klene, 24 tuổi, một nhà phân tích tài chính, cho biết bồi thẩm đoàn đã cố gắng "để hiểu những điều mà những phụ nữ này đã phải trải qua".

Klene cho biết số tiền phạt 4,14 tỷ USD được đưa ra dựa trên một công thức gồm doanh thu hàng năm từ phấn bột trẻ em của Johnson & Johnson và số năm sản phẩm bột talc bị xem là có vấn đề.

Hầu hết những phụ nữ đâm đơn kiện trong vụ này đã sử dụng phấn bột trẻ em của Johnson & Johnson, trong đó một vài người dùng cả Shower-to-Shower cũng như các sản phẩm làm từ bột talc của công ty. J&J đã bán sản phẩm này cho Valeant Pharmaceuticals International Inc. vào năm 2012 và Valeant hiện cũng phải đối mặt với các vụ kiện liên quan tới liên quan tới phấn bột.

22 phụ nữ trong vụ kiện này có nghề nghiệp từ lái xe bus cho tới giám đốc điều hành chương trình tái đào tạo việc làm, đến từ các bang Pennsylvania, California, Arizona và New York. 6 người trong số này đã qua đời và gia đình họ đổ lỗi cho Johnson & Johnson.

Johnson & Johnson đang phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện tại St. Louis liên quan tới cáo buộc sản phẩm gây ung thư buồng trứng và thua kiện trong 4 trên 5 vụ đầu tiên được mang ra xét xử.(Vneconomy)
-------------------------

Kế hoạch Brexit mới – rắc rối mới

Hai bộ trưởng nội các Anh và hai phó chủ tịch đảng Bảo thủ đã từ chức. Trong thư từ chức của mình, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson nói giấc mơ Brexit “đang hấp hối”.

Những người từ chức nổi giận vì bà Theresa May đã từ bỏ một chính sách rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) một cách cứng rắn (hard Brexit) mà lại lựa chọn một thỏa thuận mềm dẻo hơn, duy trì rất nhiều các ràng buộc về pháp lý và kinh tế.

Hiện tại, có vẻ rất khó để hạ bệ vị thế của bà May. Tuy nhiên, những động thái muộn màng của bà May nhằm hiện thực hóa Brexit chỉ vừa bắt đầu. Và khi thực tế được nhận thức một cách đầy đủ, sẽ còn xảy ra nhiều biến động. Nhiệm vụ của bà May và EU là phải đảm bảo kế hoạch Brexit không chìm vào hỗn loạn.

Kế hoạch Brexit của bà May đánh dấu một sự chuyển đổi mang tính quyết định. Phương hướng trước đây của bà May chủ yếu là các yêu cầu: rời khỏi thị trường chung châu Âu, không cho phép tự do dịch chuyển lao động, không chấp nhận thẩm quyền pháp lý của các thẩm phán nước ngoài. Bây giờ bà May đã nêu lên những điều bà muốn. Bà đề xuất trên thực tế thì Anh sẽ tiếp tục ở lại thị trường chung châu Âu đối với hàng hóa, còn đối với dịch vụ thì tạo ra một hệ thống lỏng lẻo hơn dựa trên các thỏa thuận công nhận lẫn nhau. Để đáp lại, bà May hứa sẽ không cắt giảm các tiêu chuẩn của EU về môi trường, chính sách xã hội hay trợ cấp nhà nước. Bà đề xuất một cơ chế giải quyết tranh chấp, trong đó ngầm công nhận một phần vai trò của Tòa án công lý châu Âu. Bà May cũng đề nghị rằng Anh sẽ tiếp tục tham gia một liên minh hải quan với EU cho đến khi một cơ chế thu thuế quan mới được xây dựng.

Đây là một kế hoạch thực tế nhất của bà May từ trước đến nay, nhưng lãnh đạo EU vẫn yêu cầu bà phải đi xa hơn nữa. Họ nói bà vẫn chưa làm rõ nước Anh đã lên kế hoạch để không thực hiện kiểm soát biên giới tại Ireland như thế nào, đây là điều các lãnh đạo EU nhấn mạnh cần phải giải quyết. Nước Anh chắc chắn sẽ được báo rằng, nếu nước này muốn hưởng những lợi ích của thị trường chung châu Âu cho hàng hóa thì Anh sẽ phải tham gia như một thành viên, có nghĩa là Anh sẽ phải tuân thủ các quy định khác, bao gồm cả tự do dịch chuyển lao động. EU có thể còn muốn Anh tiếp tục trả các khoản đóng góp kinh phí.

Tất cả những điều này có thể dẫn đến một Brexit hầu như không thỏa mãn bất kì ai. Những người ủng hộ Brexit cứng vốn đã cảm thấy bị phản bội. Trong tuần này, ông Boris Johnson phàn nàn rằng nước Anh sẽ phải tuân theo các luật lệ của EU mà không có một tiếng nói nào về việc các điều luật ấy được tạo ra như thế nào. Và rằng tuân thủ các điều luật ấy sẽ khiến nước Anh gặp khó khăn hơn trong việc thỏa thuận giao thương với các nước khác. Đó là sự thật, cộng với việc chi trả kinh phí hoạt động và tự do di chuyển chắc chắn sẽ gây ra một đợt từ chức mới trong nội các cũng như “đảo chính nội bộ”.

Những người ủng hộ việc ở lại EU cũng không cảm thấy vui vẻ gì. Nhiều người cho rằng kịch bản Brexit tốt nhất có thể đạt được là rơi vào tình trạng như Na Uy, bị ràng buộc chặt vào EU nhưng hầu như không có tiếng nói trong việc khối này vận hành như thế nào. Dĩ nhiên như thế sẽ còn tốt hơn là kế hoạch Brexit cứng, điều sẽ mang lại tác hại lâu dài cho sự thịnh vượng của đất nước. Nhưng một kế hoạch Brexit “mềm” hiển nhiên sẽ tồi tệ hơn những gì Anh đang có hiện nay với tư cách là một thành viên EU.

Kết quả là sẽ rất khó cho bà May để khiến Nghị viện Anh thông qua thỏa thuận này, mặc dù đa số thành viên nghị viện có lẽ ưa chuộng một Brexit “mềm” hơn. Mặc dù các thành viên phe thực dụng của cả hai phe “Ra đi” và “Ở lại” có thể ủng hộ bà May, còn các thành viên cứng rắn có thể chờ đợi một thỏa thuận khó khăn hơn hơn hoặc là ngăn chặn Brexit hoàn toàn.

Nhiệm vụ của bà May càng trở nên phức tạp hơn bởi Công đảng dưới quyền của ông Jeremy Corbyn, vì đảng này vẫn chưa đưa ra một kế hoạch chặt chẽ nào. Đảng này có thể sẽ đặt đảng lên trước đất nước bằng cách bỏ phiếu chống bất kì thỏa thuận nào mà bà May đem về, với hi vọng sẽ lật đổ chính phủ. Điều đó có nghĩa là chỉ cần một cuộc nổi loạn nhỏ từ phe cứng rắn của Đảng Bảo thủ cũng đủ để phá vỡ kế hoạch của bà May.

Nước Anh sẽ ra sao?

Đừng tìm câu trả lời từ những người ủng hộ Brexit. Mặc dù họ phàn nàn là người dân đã bị phản bội, họ vẫn chưa giải thích được bằng cách nào để nước Anh có thể cắt đứt mọi liên hệ với EU trong khi vẫn duy trì các liên hệ thương mại với thị trường lớn nhất của nước này. Ông Johnson thậm chí còn không nhắc tới Ireland trong lá thư từ chức tuần trước.

EU có thể giúp – nhưng không có lý do gì để giúp cả. EU không muốn cho nước Anh một thỏa thuận được đặt riêng trước, vì lo ngại rằng các thành viên không chịu ngồi yên khác trong liên minh sẽ nhắm đến đòi hỏi được đối xử đặt biệt. Đây là lý do tại sao viên chức của cơ quan điều hành Cộng đồng châu Âu thề rằng không để thứ gì tổn hại đến thị trường chung châu Âu.

Nhưng nếu đàm phán Brexit thất bại và Anh thua cuộc với việc không có được thỏa thuận nào thì điều này sẽ gây tác hại khủng khiếp trên khắp châu Âu và xa hơn nữa. Trong một vài lĩnh vực, EU cũng có khuynh hướng đưa ra các đề nghị mang tính nhượng bộ. Rõ ràng nhất là lĩnh vực an ninh, khi mà lập trường cứng rắn chính là tự mình hại mình.

Nước Anh là một trong hai nước có lực lượng quân sự và năng lực tình báo lớn nhất EU. Giới hạn vai trò của Anh trong các dự án như hệ thống định vị Gallileo, trong lúc Mỹ đang lưỡng lự về vai trò của Anh trong NATO và việc Nga đang khuấy động nhiều rắc rối, có thể sẽ gây nguy hiểm cho khắp châu Âu. Tuy nhiên bẻ cong các quy định như tự do dịch chuyển lại khó hơn. Nhưng EU có thể cấp cho bà May một vỏ bọc mà bà cần để thông qua thỏa thuận mới này. Nếu bà May muốn thay “tự do dịch chuyển” chuyển thành “cơ cấu di động”, hai điều này hầu như giống nhau, hãy để bà làm. Nếu muốn tham gia thị trường chung với hàng hóa nhưng bỏ qua dịch vụ, cũng được thôi.

Vậy nếu bà May không thể chiến thắng trong một đợt bỏ phiếu về Brexit? Lúc đó EU sẽ phải chuẩn bị để cho Anh thêm thời gian, để tránh việc thất bại và không có một thỏa thuận nào. Để phá vỡ thế bế tắc tại Nghị viện, bà May có thể sẽ phải kêu gọi một cuộc bỏ phiếu khác, hoặc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai, xây dựng một kế hoạch vững chắc cho Brexit thay vì những lời hứa mập mờ, không phù hợp trước các cử tri như lần trước.(NDH)

Trở về

Bài cùng chuyên mục