tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-06-2018

  • Cập nhật : 16/06/2018

WB: FED tăng lãi suất thậm chí là tin tốt cho Việt Nam

Chuyên gia WB cho rằng xuất khẩu Việt Nam sẽ gặp thuận lợi, dòng tiền chảy ra nước ngoài cũng sẽ không mạnh trước tác động của việc FED tăng lãi suất.

Bình luận về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định tăng lãi suất thêm 0,25% lên mức 1,75-2%/năm, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB), ông Sebastian Eckardt cho rằng không có gì đáng lo ngại vì điều này đã được dự đoán từ trước. Từ nay đến cuối năm có thể còn ít nhất một lần FED tăng lãi suất nữa.

"Đây thậm chí còn là tin tốt cho Việt Nam", ông Sebastian nhận định. Việc tăng lãi suất được kỳ vọng sẽ khiến nền kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt. Vì vậy, xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng lợi khi cầu bền ngoài tăng lên.

ongsebastianeckardt kinh te truong wb tai viet nam.

ÔngSebastianEckardt kinh tế trưởng WB tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, kinh tế trưởng WB cũng phân tích về nguy cơ dòng tiền chảy ra khỏi Việt Nam khi FED tăng lãi suất. Ông Sebastian chỉ ra ngoài tăng lãi suất, FED cũng "làm sạch" bảng cân đối trái phiếu bằng cách để cho các trái phiếu tự hết hạn.

Theo đó, Việt Nam sẽ không ảnh hưởng nhiều bởi quyết định này của FED bởi danh mục trái phiếu quốc tế của Việt Nam không lớn. "Dòng tiền nước ngoài chảy ra khỏi Việt Nam sẽ không mạnh như Indonexia", vị chuyên gia nhận định.

Cũng trong buổi họp báo Nhìn lại kinh tế Việt Nam 6 tháng được tổ chức chiều 14/6, ông Sebastian chỉ ra một số điểm WB cho rằng đáng quan ngại của nền kinh tế Việt Nam.

Đó là chủ nghĩa bảo hộ thương mại tại các thị trường sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam.

Đặc biệt, WB bày tỏ quan ngại về tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam. Năm 2017 hầu hết các nước đều giảm tăng trưởng tín dụng, trong khi đó tỷ lệ này ở Việt Nam vẫn cao. Điều này được chuyên gia cảnh báo sẽ ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia, năng lực cạnh tranh trong tương lai cũng như năng suất lao động.

"Tăng trưởng tín dụng trên tăng trưởng GDP rất cao, đẩy mạnh rủi ro trong khu vực ngân hàng và có thể gây ra bong bóng giá tài sản", đại diện WB phân tích cụ thể.

WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 sẽ đạt 6,8%. Tăng trưởng GDP năm 2019 và 2020 sẽ lần lượt ở mức 6,6% và 6,7%.(NDH)
-----------------------

Một thập kỷ chính sách tiền tệ nới lỏng tại châu Âu chuẩn bị kết thúc?

ECB ngừng mua trái phiếu và chấm dứt khoảng thời gian nới lỏng chính sách trong một thập kỷ ứng phó với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, ông Mario Draghi, khẳng định rằng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đủ mạnh để có thể vượt qua những rủi ro gia tăng. 

Điều đó giúp lý giải cho quyết định của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc ngừng mua trái phiếu và chấm dứt khoảng thời gian nới lỏng chính sách trong một thập kỷ ứng phó với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.

ECB thông báo sẽ thu hẹp quy mô chương trình mua trái phiếu hiện tại từ 30 tỷ euro/tháng xuống 15 tỷ euro/tháng từ tháng 10 tới tháng 12/2018 và sau đó sẽ chấm dứt hẳn chương trình này, Chủ tịch ECB tuyên bố sau cuộc họp của hội đồng quản lý ECB tại Latvia vào ngày thứ Năm. 

ECB cam kết sẽ duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục ít nhất cho đến mùa hè năm 2019.

Khi làm như vậy, quan chức ECB hẳn đã kỳ vọng rằng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu đủ mạnh để có thể vượt qua khoảng thời gian chững lại khi mà rủi ro từ nhiều bên tăng dần, có thể kể đến việc Mỹ đang ngày một siết chặt chính sách bảo hộ thương mại và khả năng Italy đang khó khăn có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính khác.

Các chuyên gia tham gia khảo sát ý kiến của Bloomberg từng nhận định tuyên bố này sẽ bị trì hoãn cho đến tháng 7/2018 mới được đưa ra.

Thông báo của ECB được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất cơ bản đồng USD tại Mỹ lần thứ 2 trong năm nay, nhấn mạnh rằng kỷ nguyên chính sách tiền tệ thả lỏng tại châu Âu và Mỹ rồi cũng sẽ dần đến hồi kết thúc. 

Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã không lựa chọn điều chỉnh chính sách theo hướng của Fed. Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) dự kiến sẽ vẫn duy trì chính sách kích thích tiền tệ khi ngân hàng này nhóm họp vào ngày thứ Sáu.

Sau thông tin về định hướng chính sách trên, đồng euro giảm giá 1,% và giao dịch ở mức 1,1675USD đổi 1 euro. Trước khi quyết định trên được công bố, giới chuyên gia kinh tế đã dự báo về khả năng lãi suất sẽ tăng từ giữa năm sau.

Tuy nhiên, quyết định của ECB cũng sẽ có những sự điều chỉnh nhất định. Ông Draghi khẳng định việc chấm dứt chương trình mua tài sản sẽ tùy thuộc vào số liệu công bố sắp tới, và rằng lãi suất cơ bản đồng euro sẽ được duy trì ở mức thấp kỷ lục cho đến khi lạm phát đạt được tăng trưởng trên mức 2% trong trung hạn. Ông khẳng định hội đồng quản lý ECB luôn sẵn sàng điều chỉnh công cụ chính sách nếu cần thiết. 

Ông dự báo kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 2,1% trong năm nay, thấp hơn dự báo 2,4% trước đó. Ước tính tăng trưởng kinh tế cho năm 2019 và 2020 không thay đổi ở mức 1,9% và 1,7%. 

Lạm phát được ước tính ở mức 1,7% trong năm nay, cao hơn dự báo 1,4% trước đó bởi giá dầu điều chỉnh tăng, tốc độ tăng của lạm phát được cho là sẽ duy trì ở mức trên trong năm 2019 và 2020.(Bizlive)
--------------------------

Vốn ngoại đổ vào dịch vụ giúp việc tại nhà: Bình cũ rượu mới?

Dịch vụ giúp việc tại các gia đình vừa được rót vốn với tổng giá trị đăng ký lên tới 8 triệu USD. Dự báo đây sẽ là lĩnh vực “bùng nổ” thu hút FDI trong thời gian tới.

 

linh vuc dich vu giup viec tai nha vua nhan duoc nhung khoan dau tu moi, du bao day se la nganh bung no trong hoat dong thu hut fdi thoi gian toi.

Lĩnh vực dịch vụ giúp việc tại nhà vừa nhận được những khoản đầu tư mới, dự báo đây sẽ là ngành bủng nổ trong hoạt động thu hút FDI thời gian tới.

Mặc dù không tiết lộ giá trị thương vụ đầu tư, tuy nhiên quỹ đầu tư đến từ Mỹ Patamar Capital mới đây đã thông báo hoàn tất thương vụ đầu tư vào JupViec.vn - công ty được ví như Uber trong lĩnh vực giúp việc nhà.

Giải pháp mới cho dịch vụ cũ

Nếu để so với các lĩnh vực vốn được xem như “địa chỉ đỏ” trong hoạt động đầu tư của dòng vốn FDI vào Việt Nam như công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm thì con số 8 triệu USD sẽ khiêm tốn hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, điều đáng nói, đây là lĩnh vực mới và được xem như một trong những ưu tiên đầu tư của dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới. Vậy điều gì khiến cho quỹ đầu tư được xem như năng động nhất khu vực tại Đông Nam Á đến từ Mỹ quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp còn non trẻ Việt Nam?

Để trả lời câu hỏi này, quay trở lại mô hình hoạt động của JupViec.vn, đây là công ty hoạt động dựa trên nền tảng kết nối giữa người giúp việc và khách hàng thông qua ứng dụng di động. Điều này đã tạo ra sự khác biệt với các hoạt động giúp việc truyền thống vẫn thường thấy.

Nếu trước kia mỗi hộ gia đình thường chi trả rất nhiều tiền, kèm một số điều kiện khác như chỗ ở cho người giúp việc, quần áo, tàu xe đi lại, lương thưởng... tuy nhiên chưa chắc đã tìm được người, chứ chưa nói đến một người giúp việc phù hợp. Vì vậy, xuất phát từ thực tế này, JupViec.vn được xem như một giải pháp tối ưu cho hoạt động giúp việc truyền thống bằng việc áp dụng công nghệ trong tuyển dụng, đào tạo, quản lý người lao động.

Ngoài ra, việc sử dụng một ứng dụng di động đã tạo ra mô hình làm việc mới đó là giúp việc theo giờ, với sự sàng lọc và người tham gia lao động trong lĩnh vực này được đào tạo với đủ các tiêu chuẩn trước khi cung ứng tới các gia đình.

Trước đó, một trong những quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu tại khu vực đến từ Nhật Bản là CyberAgent Ventures, cũng đã rót vốn vào JupViec.vn. Đại diện quỹ CyberAgent Ventures cho biết, đây thương vụ rót vốn lần đầu tiên của quỹ vào công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kết nối lao động tại gia đình.

Như vậy, ngành dịch vụ giúp việc tại gia đình đang được xem là một ngành mới, có mạo hiểm nhưng cũng đầy tiềm năng và đang thu hút được nhiều quỹ ngoại rót vốn.

Sức bật cho doanh nghiệp được rót vốn

Được biết, trên thế giới có khoảng 53 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ giúp việc gia đình và 83% trong số đó là nữ giới. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, lượng phân bổ lao động giúp việc gia đình lớn nhất và nhu cầu tiếp nhận lao động này vẫn không ngừng gia tăng tại các nước phát triển. Tại Việt Nam, dự báo đến năm 2020 sẽ có khoảng 350.000 lao động giúp việc.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Quốc hội: “Thị trường lao động giúp việc rất tiềm năng và cần nhận được sự quan tâm xứng đáng hơn so với thực trạng hiện nay”.

Được biết, bên cạnh JupViec.Vn, có nhiều doanh nghiệp khác có thể mạnh về công nghệ như FPT cũng đã tham gia vào lĩnh vực dịch vụ lao động giúp việc này. Việc ngày càng nhiều doanh nghiệp gia nhập sẽ khiến thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn tuy nhiên điều này cũng chứng minh rằng, đây là một thị trường đầy tiềm năng.

Theo đánh giá của đại diện quỹ đầu tư Patamar Capital, lý do khiến quỹ này rót vốn vào dịch vụ giúp việc tại gia đình nói chung và Jupviec.vn nói riêng đó là do tiềm năng thị trường và sứ mệnh mong muốn mang đến một cuộc sống tốt hơn người phụ nữ Việt Nam.

Nhận định chi tiết về điều này, bà Đỗ Hồng Yến, đại diện quỹ đầu tư Patamar tin tưởng rằng: “Thương vụ đầu tư này sẽ góp phần mang đến chất lượng cuộc sống tốt hơn cho phụ nữ làm nghề giúp việc, đồng thời thay đổi cách nhìn của xã hội về một nghề cần thiết cho xã hội nhưng thường bị đánh giá thấp”.

Đồng tình với quan điểm này, ông Bùi Sỹ Lợi thừa nhận: “Giá trị kinh tế - xã hội lao động giúp việc mang lại không nhỏ, tuy nhiên việc cung ứng nhân lực lao động giúp việc trong nước chưa chú trọng khâu đào tạo nghề, nếu có việc đào tạo chỉ được thực hiện ở các đơn vị cung ứng lao động giúp việc ra nước ngoài”.

Vì vậy, việc ngày càng nhiều quỹ ngoại có xu hướng rót dòng vốn của mình vào dịch vụ giúp việc này sẽ không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được đầu tư có “sức bật” mở rộng thị trường mà còn giúp thay đổi cách nhìn về một nghề một cách nhân văn hơn.(DDDN)
---------------------------

Châu Á thành tâm điểm blockchain của thế giới

Các dự án nở rộ và sự quan tâm của Chính phủ đưa châu Á trở thành điểm đến sôi động của lĩnh vực blockchain.

 

blockchain dang phat trien manh tai chau a. anh: thinkstock.

Blockchain đang phát triển mạnh tại châu Á. Ảnh: Thinkstock.

Theo ước đoán, giao dịch tiền điện tử hàng ngày ở Hàn Quốc chiếm 20% so với cả thế giới. Tại Thái Lan, ngân hàng Central Bank đang nghiên cứu ứng dụng blockchain trong vận hành. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang dẫn đầu về đổi mới và doanh số bán tiền điện tử.

Hàn Quốc hiện là một trong những thị trường lớn nhất thế giới về bitcoin. Một nghiên cứu gần đây của công ty nhân sự Saraminhr tại quốc gia này cho thấy cứ 10 người lao động thì có hơn 3 người đầu tư vào tiền điện tử. “Trong số đó, hơn 80% có sinh lợi và khoảng 20% có nguồn thu lại trung bình 425% khoản đầu tư ban đầu. Trung bình các nhà đầu tư Hàn Quốc sở hữu khoảng 5,66 triệu won, tương đương 5.620 USD giá trị tiền ảo”, nghiên cứu chỉ ra. Đây cũng là nơi khởi nguồn của một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới là Bithumb.

Một số ước đoán cho thấy sở hữu tiền điện tử ở xứ sở kim chi chiếm 33% dân số ở độ tuổi trưởng thành. Khái niệm về sở hữu tài sản số trở thành chủ đạo. Hàn Quốc là một trong nhiều quốc gia ở châu Á không chỉ chấp nhận tiền điện tử mà Chính phủ cũng đang thúc đẩy các chương trình ở lĩnh vực này. Trong đó điển hình có Chính phủ Singapore đã bắt đầu thử nghiệm các chương trình blockchain và cung cấp các khoản hỗ trợ cho các công ty ở lĩnh vực này. Các chương trình thường ưu tiên thúc đẩy công nghệ tiên tiến và đổi mới.

Những công ty như Fluffar - startup pha trộn giữa blockchain với công nghệ thực tế ảo tăng cường, có cơ hội phát triển trong cộng đồng này. “Làm kinh doanh không chỉ thúc đẩy đổi mới, sự đón nhận và khuyến khích blockchain tại Singapore giúp tăng khả năng đưa dự án đi nhanh hơn và mang đến cho chúng tôi một lợi thế đặc biệt”, Da Phakousonh, đồng sáng lập Fluffar cho biết.

Với kinh nghiệm tham gia vào blockchain trong thời gian dài, một thành viên khác trong nhóm sáng lập startup cho rằng rất đáng tiếc khi một số quốc gia đấu tranh chống lại công nghệ này. “Bất chấp thực tế chúng tôi đang xây dựng một doanh nghiệp được hỗ trợ bởi blockchain, việc được cộng đồng chào đón có ý nghĩa rất quan trọng”, anh nói.

Một công ty thú vị khác trong khu vực châu Á là DACC. Với đội ngũ những người Trung Quốc từng tốt nghiệp trường MIT và Harvard danh tiếng của Mỹ, DACC giải quyết những vấn đề về các nội dung không rõ ràng và bị lạm dụng cũng như quyền dữ liệu người dùng trong ngành công nghiệp truyền thông số, thông qua blockchain. Đến nay đã có hơn 15 quỹ nổi bật và các nhà đầu tư đã chia sẻ tầm nhìn của họ và hỗ trợ cho dự án.  

Trong ngành công nghiệp blockchain, cộng đồng và cơ sở hạ tầng là chiếc chìa khóa then chốt cho thành công. Mục tiêu cuối cùng là cơ sở hạ tầng ở mức có thể xử lý lượng lớn khách hàng. Nhờ đó, các dự án có thể phát triển và đạt được sự chấp thuận khi càng nhiều người gia nhập cộng đồng blockchain.

Mặt khác, châu Âu cũng có nhiều động thái xoay quanh thị trường tiền điện tử. Nhiều quốc gia cố gắng cho ra các quy định thân thiện trước sự bùng nổ của lĩnh vực blockchain trên thế giới.

Năm 2017, châu Âu đứng sau một nửa những ICO (huy động vốn cộng đồng cho dự án) khắp thế giới. Điều hấp dẫn là trên thực tế công nghệ blockchain mang đến nhiều những ý tưởng mới, việc áp dụng thành công có thể đẩy những công ty lớn ra phía sau, thậm chí là ở Mỹ. Có thể lấy internet làm ví dụ.

Dung lượng không giói hạn của nội dung trực tuyến mà người dùng đang tiêu thụ sẽ sớm vượt quá hệ thống hạ tầng internet hiện nay. Hiện tại, mạng phân phối nội dung (Content Delivery Networks - CDN) được sử dụng để tải nhanh các dữ liệu nặng như các hiệu ứng 3D, video 4k, các trò chơi, thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường. Theo CISCO, lưu lượng CDN sẽ chiếm 71% tất cả lưu lượng internet vào năm 2021, tăng 52% so với năm 2016. Điều này có nghĩa các nhà cung cấp CDN lớn như Google, Amazon, Microsoft, AKAMAI và nhiều công ty khác sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới của mình. Nhưng các giải pháp đổi mới không nhất thiết là phải mở rộng về mặt phần cứng.

Startup Noia đang sử dụng công nghệ blockchain để tạo ra một lớp CND toàn cầu từ băng thông không sử dụng của các thiết bị trong gia đình và trung tâm dữ liệu. Thêm mạng lưới NOIA vào cơ sở hạ tầng phân phối nội dung, người sở hữu trang web và ứng dụng có thể giảm bớt được chi phí. Mặt khác, người dùng có thể chọn đặt Noia Network Node miễn phí trên thiết bị của mình và giành giải thưởng là có thể truy cập băng thông chưa sử dụng.

Noia tìm thấy một giải pháp thân thiện cho một vấn đề sắp diễn ra, nơi tất cả các bên đều được đặt trong tình thế có lợi. Thay vì xây dựng những thứ lộn xộn, tại sao không đơn giản là tối ưu hóa việc sử dụng cơ sở hạ tầng đã tồn tại? Giải pháp sẽ là cộng hưởng của cơ sở hạ tầng hiện tại và nền tảng phi tập trung mà không phải thay đổi bất kỳ điều gì trên phần phụ trợ của trang web. Việc kinh doanh web có thể được giảm chi phí bằng cách truy cập mạng lưới Noia mà không mất thêm chi phí nào khác.

Đó chỉ là một trong rất nhiều hình mẫu khi áp dụng các lợi thế về mặt công nghệ. Trong vài năm trở lại đây, các công ty hiểu biết công nghệ ở châu Âu đã phát triển các ý tưởng và dự án với blockchain là nền tảng. Bối cảnh chung có thể sẽ sớm thay đổi.(Vnexpress)

Trở về

Bài cùng chuyên mục