Didi đang "truy sát" Uber trên toàn cầu như thế nào?; Ông Trump ban bố tình trạng khẩn cấp về lạm dụng thuốc; Buôn lậu thuốc lá gia tăng vì thu lợi nhuận tới 350%; Coca-Cola thưởng 1 triệu USD cho người tìm ra chất làm ngọt tự nhiên mới

Theo báo cáo ngày 11/6 của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Trung Quốc sẽ là nước sản xuất thóc gạo lớn nhất thế giới với 142,3 triệu tấn, và Ấn Độ xếp thứ hai với 110,4 triệu tấn. Tiếp theo là Indonesia, Bangladesh và Việt Nam.
FAO nhận định Hàn Quốc sẽ trở thành nhà sản xuất gạo lớn thứ 15 thế giới trong năm nay với sản lượng dự kiến đạt 4,1 triệu tấn, giảm so với mức 4,2 triệu tấn năm 2016. Sản lượng trên ước chiếm khoảng 0.8% trong tổng số khoảng 502,6 triệu tấn trên toàn thế giới.
Các số liệu mới nhất nhận định mức tiêu thụ tính bình quân trên đầu người loại lương thực này trên toàn thế giới sẽ là 125,5kg/người, giảm so với mức 127,4kg/người trong năm 2016. Tại Hàn Quốc, mức tiêu thụ tính trên đầu người sẽ là 74,9 kg/người, cũng giảm so với con số 76 kg/người năm 2016.
FAO cũng cho hay sản lượng thịt của Hàn Quốc vượt 2,5 triệu tấn thịt, trong khi mức tiêu thụ ước đạt 3,74 triệu tấn. Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này được dự báo sẽ nhập khẩu hơn 1,28 triệu tấn thịt và xuất khẩu 41.000 tấn. (TTXVN)
----------------------------------------------------
Ngày 9/6 tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (VIETRADE) Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) và Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) tổ chức Hội thảo “Phương án xây dựng Chiến lược thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam”.
Khách tham quan các gian hàng tại Hội chợ quốc tế Nông nghiệp Nông sản và Thực phẩm Việt Nam năm 2016. Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh khẳng định, ngành thực phẩm là một trong những ngành hàng có tiềm năng rất lớn của Việt Nam, các thực phẩm không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Thực phẩm Việt Nam đang dần được ghi nhận và tạo được hình ảnh tốt trên thế giới. Việt Nam đang dần trở thành nguồn cung quan trọng các sản phẩm nông sản thực phẩm phong phú cho các nước khác.
Ông Tạ Hoàng Linh, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Chương trình xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam, với sự phối hợp của các đối tác trong và ngoài nước, đã cơ bản hoàn thiện quá trình nghiên cứu và đề xuất phương án định vị thương hiệu (positioning), cấu trúc thương hiệu (brand architecture) và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu (visual brand identity) cho ngành thực phẩm Việt Nam.
Qua kết quả khảo sát ý kiến của các hiệp hội, các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam có liên quan cũng như các nhà nhập khẩu nước ngoài, các chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm quốc tế, Chương trình đã đề xuất phương án định vị thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam “Viet Nam – the food basket of the world” (Việt Nam – Giỏ thực phẩm của thế giới) và đề xuất phương án về cấu trúc thương hiệu và hệ thống nhận diện thương hiệu cho ngành thực phẩm Việt Nam và các phân ngành thực phẩm cụ thể (sub-sectors).
Dự kiến, chương trình sẽ công bố Báo cáo Chiến lược thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam vào quý III năm 2017. Giai đoạn 4 (2018-2020), Chương trình sẽ thực hiện các chiến dịch truyền thông, quảng bá hình ảnh ngành hàng thực phẩm Việt Nam và các phân ngành thực phẩm thông qua các kênh truyền thông và các sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.
Nông sản, thực phẩm là một trong những ngành có tiềm năng to lớn của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Hiện nay, công tác xúc tiến thương mại ngành nông sản, thực phẩm đang được các hiệp hội, tổ chức xúc tiến thương mại, doanh nghiệp thực hiện tích cực tại nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.
Tuy nhiên, những cố gắng đơn lẻ của từng mặt hàng không tạo nên sức mạnh chung và chưa quảng bá được hình ảnh ngành thực phẩm Việt Nam. Chương trình xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam đang từng bước nghiên cứu và thực hiện, đưa ra những giải pháp chuyên nghiệp và hiệu quả để tạo dựng hình ảnh sản phẩm thực phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.(TTXVN)
-------------------------------
Mặt hàng rau quả trong nước đang đón "luồng gió mới" khi cả thị trường xuất khẩu và thị trường tiêu thụ nội địa đều được khách hàng săn đón và "vượng" giá.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu rau quả trong 5 tháng đầu năm 2017 ước đạt hơn 1,4 tỷ USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm gần 84% tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả.
Từ vị trí chỉ là mặt hàng xuất khẩu khiêm tốn, rau quả đang có sự tăng trưởng ngoạn mục, vươn lên trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Hiện rất nhiều loại trái cây vốn trọng yếu của nhà vườn trong nước như vải thiều, chôm chôm, thanh long, xoài, nhãn… đã có mặt tại những thị trường khó tính như Mỹ, Australia, Nhật Bản...
"Hiện Australia đã công bố bản báo cáo cuối cùng về việc đánh giá những yêu cầu an toàn sinh học đối với trái thanh long, từ đó tiến tới các bước cuối cùng để thiết lập quy trình hoạt động tiêu chuẩn cho cơ sở xử lý thanh long bằng hơi nước và hoàn tất điều kiện nhập khẩu. Trong khi đó, rất nhiều nhà nhập khẩu đến từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã tìm đến với Việt Nam để tìm các nhà cung ứng", ông Bùi Sỹ Doanh, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết.
Riêng tại thị trường trong nước, liên tiếp trong các tháng qua, trái cây nội cũng trong tình trạng cung không đủ cầu. Khảo sát của ngành chức năng cho thấy, nhiều loại trái cây đang vào vụ mùa nhưng giá không hề thấp như mọi năm mà còn cao hơn nhiều so với cùng kỳ.
Cụ thể, giá bơ trái tại các tỉnh Tây Nguyên đang ở mức 38.000 - 40.000 đồng/kg, vải thiều ở các tỉnh phía Bắc đang có giá 50.000-55.000 đồng/kg, cao hơn so với cùng kỳ từ 5.000-10.000 đồng/kg.
Còn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, giá trái cây các tháng qua cũng liên tiếp đội giá. Những loại trái cây như sầu riêng, chôm chôm, bưởi da xanh... đều tăng cao hơn so với cùng kỳ từ vài nghìn đến chục nghìn/kg so với cùng kỳ.
Trong khi đó, khảo sát của phóng viên Báo Tin Tức tại các chợ truyền thống trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cho thấy, dù sầu riêng đã vào mùa thu hoạch rộ, giá có giảm so với thời điểm tháng 5 nhưng hiện vẫn cao, dao động từ 80.000-85.000 đồng/kg loại 1, loại 2, 3 từ 50.000-60.000 đồng/kg. Tương tự, chôm chôm cũng đạt giá cao kỷ lục, trung bình khoảng 45.000-50.000 đồng/kg, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ nhưng vẫn không đủ cung ứng cho thị trường...
Nguyên nhân giá trái cây tăng cao là do những bất thường về thời tiết ảnh hưởng đến năng suất và diện tích cây ăn trái. Trong khi đó, do số lượng trái cây xuất khẩu tăng đột biến cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung góp phần đẩy giá trái cây tăng cao.(Baotintuc)
---------------------------------
Ngày 10/6, tại Công ty Thủy sản Lenger Việt Nam (Tập đoàn Lenger Seafoods Hà Lan) ở Cụm Công nghiệp An Xá (thành phố Nam Ðịnh), một container ngao sạch đầu tiên của tỉnh Nam Định đã được xuất khẩu sang thị trường châu Âu, mở ra cơ hội lớn cho người nuôi ngao.
Cơ hội lớn cho nghề nuôi ngao
Chế biến ngao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu tại Công ty Thủy sản Langer Việt Nam. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Sản phẩm ngao sạch Lenger được thu mua từ những vùng nuôi đã được kiểm tra môi trường nước bảo đảm an toàn, sạch bệnh. Sau khi thu hoạch, ngao được đưa về nhà máy chế biến trên dây chuyền công nghệ hiện đại, khép kín từ khâu làm sạch đến bảo quản. Tại đây, ngao được làm sạch bởi dòng nước chảy liên tục để loại bỏ tạp chất, sau đó tiếp tục được chuyển sang hệ thống công nghệ diệt sạch vi khuẩn và khử mặn, làm sạch hoàn toàn và đóng gói.
Didi đang "truy sát" Uber trên toàn cầu như thế nào?; Ông Trump ban bố tình trạng khẩn cấp về lạm dụng thuốc; Buôn lậu thuốc lá gia tăng vì thu lợi nhuận tới 350%; Coca-Cola thưởng 1 triệu USD cho người tìm ra chất làm ngọt tự nhiên mới
Facebook đang bí mật tìm cách tái thâm nhập Trung Quốc; Vì Triều Tiên, chứng khoán thế giới mất 1.000 tỉ USD; Mỗi tháng chi gần 9.000 tỉ đồng trả lãi nợ vay; OPEC bơm thêm dầu bất chấp thỏa thuận hạ sản lượng
Thép Trung Quốc bị EC áp thuế chống phá giá lên tới 28,5%; Các nước châu Âu tiếp tục “khát” khí đốt của Nga; Loại bỏ ngay các thủ tục làm phát sinh chi phí của doanh nghiệp; Thu nội địa đạt 532,5 nghìn tỷ đồng trong 7 tháng
Các công ty Mỹ “tháo chạy” khỏi Trung Quốc, Starbucks vẫn ở lại; Thị trường M&A Việt 'khát' thương vụ khủng; Thanh tra ACV về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; Doanh nghiệp nhà nước đóng góp cho ngân sách ngày càng giảm
Ngành ôtô không chịu phát triển vì chính sách và phí logistic cao; Trung Quốc - Nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Campuchia; 6 tháng đầu năm, tín dụng 19 ngân hàng vượt huy động dân cư tới 24.400 tỷ đồng
Kinh tế Trung Quốc đạt thành tích ấn tượng kể từ khủng hoảng tài chính; Đại án Ngân hàng Xây dựng: Vay 4.700 tỉ, thiệt hại 2.500 tỉ đồng; FPT bán 30% vốn FPT Retail cho Dragon Capital và VinaCapital; Tiềm năng xuất khẩu gạo trực tiếp vào Singapore còn khá lớn
Ấn Độ xây đường cao tốc để cạnh tranh với 'Con đường tơ lụa' của Trung Quốc; Đầu tư mạo hiểm: Số lượng thỏa thuận của Việt Nam gần gấp rưỡi Thái Lan, ASEAN sắp lập kỷ lục tăng trưởng; Công nghiệp ôtô: Khó khăn ai cũng thấy, nhưng gỡ thế nào?; Intel hoàn tất thâu tóm Mobileye với giá 15,3 tỉ USD
Úc chưa áp dụng biện pháp tự vệ với tháp điện gió Việt Nam; Xuất khẩu đá quý, kim loại quý sụt giảm mạnh; Phạt "khủng" 600 triệu đồng vì thao túng giá cổ phiếu sau chào sàn; Petrolimex sẽ đầu tư mua cổ phần của Lọc hóa dầu Bình Sơn
Dự trữ ngoại hối đạt 42 tỉ USD; Gần 800 đơn vị không chịu trả trụ sở; Toshiba lỗ gần 9 tỷ USD; Doanh nghiệp Trung Quốc "phản pháo" việc Mỹ áp thuế nhập khẩu giấy bạc từ Trung Quốc
Quảng Nam: đã hoàn thành mở rộng cảng Chu Lai; Châu Âu đối mặt khủng hoảng bơ lớn; Vì sao hơn 3.000 xe Mitsubishi bị thu hồi?; Đánh thuế căn nhà thứ 2 trở đi
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự