tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-09-2017

  • Cập nhật : 10/09/2017

Gã không lồ Saudi Aramco có lợi nhuận kỷ lục thế giới trước thềm IPO?

Công ty khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới Saudi Aramco lần đầu tiết lộ kế hoạch tài chính năm sau, điều này có thể gây bất ngờ cho nhà đầu tư với lợi nhuận kỷ lục hoặc giảm kỳ vọng trong việc định giá 2.000 tỷ USD của đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

cong truong dau mo manifa cua saudi aramco o arabia saudi, 14/6/2015.

Công trường dầu mỏ Manifa của Saudi Aramco ở Arabia Saudi, 14/6/2015.

Theo Reuters đưa tin, các nhà đầu tư tranh cãi bấy lâu nay liệu Aramco có thể được định giá ở khoảng 2.000 tỷ USD, con số đưa ra bởi Hoàng tử Saudi Mohammed bin Salman, người muốn huy động tiền mặt từ IPO cho mục tiêu đưa quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu thô.

Dựa trên trữ lượng dầu mỏ của Aramco là 261 tỷ thùng, giá khoảng 7 - 8 USD/thùng, theo đó tài sản dầu của Maersk Aramco có giá trị gần 2.000 tỷ USD.

Nhưng đây không phải là thước đo duy nhất để định giá công ty năng lượng. Với các phương pháp khác, giá trị mục tiêu của Aramco có thể gặp thách thức.

Hầu hết chỉ số tài chính của những công ty dầu mỏ lớn không được biết đến và chỉ được tiết lộ khi Aramco công bố báo cáo tài chính trước thềm IPO năm 2018.

Tính sơ bộ dựa trên tỷ lệ chấp nhận toàn cầu đối với các doanh nghiệp ngang hàng – giá trị doanh nghiệp so với thu nhập cốt lõi (EV/EBITDA) cho thấy EBITDA công ty Saudi này khoảng 130 tỷ USD để đạt được giá tri 2.000 tỷ USD.

Không có công ty nào trong bất cứ ngành công nghiệp nào đã từng báo cáo một thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) trên 100 tỷ USD.

Để so sánh, Apple - gã khổng lồ về công nghệ và công ty lên sàn vốn hóa lớn nhất thế giới có giá trị hơn 830 tỷ USD, cũng chỉ có EBITDA ở mức 82 tỷ USD EBITDA trong năm 2015, theo số liệu Thomson Reuters Eikon.

Sai lầm khi so sánh Aramco với Exxon

Exxon Mobil, công ty năng lượng lớn nhất thế giới đã lên sàn với giá trị thị trường là 365 tỷ USD trong năm 2016, EBITDA là 23 tỷ USD năm ngoái, theo số liệu Thomson Reuters Eikon. Trong năm 2012, EBITDA của họ đạt 65 tỷ USD – nhưng đó là khi dầu được giao dịch tốt với giá hơn 100 USD một thùng. Giá dầu thô tham chiếu Benchmark Brent hiện giờ khoảng 54 USD/thùng.

Năm ngoái, Exxon giao dịch ở mức EV/EBITDA trên 15 lần, cao hơn tiêu chuẩn ngành. Nếu Aramco đạt được tỷ lệ tương đương, lợi nhuận cốt lõi của nó cần phải đạt khoảng 130 tỷ USD để đạt được giá trị mục tiêu.

Aramco sẽ không muốn bị moi móc khi được yêu cầu bình luận về cách làm sao để đạt được 2.000 tỷ USD.

“Đây là hiện tượng đầu cơ cao. Chúng tôi không muốn bình luận về đầu cơ hay tin đồn” công ty nói với Reuters trong một tuyên bố.

Nguồn tin ngành có trụ sở ở Arab Saudi cho biết, giá trị của Aramco chưa thể tính toán cho đến khi hoàn thành việc sổ sách để đánh giá khẩu vị nhà đầu tư.

logo cua saudi aramco tai hoi nghi va trung bay lan thu 20 dau khi va dau mo trung dong (moes 2017) o manama, bahrain, march 7, 2017. reuters/hamad i mohammed/file photo

Logo của Saudi Aramco tại hội nghị và trưng bày lần thứ 20 dầu khí và dầu mỏ Trung Đông (MOES 2017) ở Manama, Bahrain, March 7, 2017. REUTERS/Hamad I Mohammed/File Photo

Nguồn tin này cho biết, họ đã sai khi so sánh Aramco với Exxon, công ty có ít hơn một nửa sản lượng dầu so với Aramco và thậm chí không có được 1/10 dự trữ của họ. EBITDA không phải là thước đo duy nhất, nguồn tin này nói thêm.

Aramco sẽ làm tốt để đảm bảo tỷ lệ cao của Exxon. Các nhà đầu tư thích Exxon nhiều hơn các công ty dầu khác, trao cho nó tỷ lệ đôi khi hào phóng hơn các công ty công nghệ nổi tiếng như Google hay Apple.

Ví dụ, đối thủ của Exxon là Shell, BP và Total giao dịch ở mức EV/EBITDA khoảng 6 lần. Nếu Aramco được định ở mức đó, cần đạt được thu nhập cốt lõi ở mức "khủng" 330 tỷ USD/năm để đạt được giá trị 2.000 tỷ USD.

“Một điều bạn không bao giờ làm trước IPO là nói với thị trường giá trị mà công ty mong muốn đạt được, điều này gây nên áp lực về con số và thời gian đạt được các mục tiêu", ngân hàng đầu tư Western, người đã tham gia vào niêm yết một số công ty công nghệ khác của bang nói.

Nhìn thu nhập khủng từ các tài khoản của Arab Saudi

Aramco có thể chứng minh lợi nhuận khủng, với sản lượng dầu khoảng 10 triệu thùng mỗi ngày và một số tỷ lệ thu hồi dầu thô rẻ nhất thế giới, cùng với mạng lưới nhà máy lọc dầu toàn cầu gia tăng giá trị.

So với sản lượng của Aramco, Exxon chưa bằng một nửa, với sản lượng tương đương dầu khoảng 4 triệu thùng một ngày năm 2016, trong khi trữ lượng của công ty Mỹ chỉ bằng một phần nhỏ của Aramco, trữ lượng dầu khoảng 20 tỷ thùng.

Aramco chưa từng công bố kết quả, nhưng các kết luận về thu nhập của nó có thể rút ra được từ các tài khoản của Arab Saudi.

Nếu xét đến tổng lượng cung cấp dầu của Aramco với tổng thu nhập quốc gia, theo Fareed Mohamedi, chuyên gia kinh tế trưởng ở Rapidan Group có trụ sở tại Mỹ. “Dựa trên cân bằng tài khoản vãng lai của Saudi, có thể dự báo Aramco đạt doanh thu 160 tỷ USD năm ngoái chỉ từ xuất khẩu dầu thô và sản phẩm tinh chế khi giá trung bình là 43 USD một thùng”, Mohamedi cho biết.

“Do đó nếu giá dầu tăng lên 70 USD/thùng, Aramco có đạt được doanh số 250 tỷ USD/năm. Với chi phí hoạt động ở mức thấp nhất trên thế giới, không phải là bất khả thi để Aramco báo cáo lợi nhuận và thu nhập quy khủng 100 tỷ USD một năm và hơn nữa,” ông nói.

Ngoài vấn đề tài chính, các nhà đầu tư cũng đánh giá rủi ro quốc gia khi xem xét giá trị của Aramco.

Exxon có lợi thế khi trụ sở ở Mỹ, thậm chí một số hoạt động và sản phẩm của nó nằm ở những quốc gia không ổn định về chính trị.

"Trụ sở của Aramco ở Ả Rập Xê Út, một quốc gia trong vùng bất ổn bởi cuộc chiến Yemen. Aramco chắc chắn là một công ty tuyệt vời, hiện đại và chất lượng cao. Nhưng không may, không ai có thể nói Ả Rập Xê Út là một quốc gia tuyệt vời xet về chính trị", ngân hàng Western đánh giá. (KT&TD)
--------------------

Metro Sài Gòn đội vốn tỷ USD vì… thiếu kinh nghiệm

Tại thời điểm “thai nghén” dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 (Bến Thành Suối Tiên), đơn vị tư vấn trong nước thiếu kinh nghiệm, chưa cập nhật được giá dẫn đến nguồn vốn đầu tư của dự án đội lên hơn 1 tỷ USD.

Ông Lê Nguyễn Minh Quang, Trưởng  BQL ĐSĐT cho biết dự án được “thai nghén” vào năm 2006. Tại thời điểm đó, đơn vị tư vấn trong nước thiếu kinh nghiệm do loại hình đường sắt đô thị (metro) còn quá mới mẻ tại Việt Nam nên chưa cập nhật được giá trị đầu tư thực tế.

“Điều này dẫn đến nguồn vốn đầu tư theo ước tính ban đầu chỉ 17.000 tỷ đồng. Đến năm 2008, được Chính phủ đồng ý, đơn vị tư vấn Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm tính lại sát với thực tế thì tổng mức đầu tư của dự án tăng lên 47.000 tỷ đồng.

UBND TPHCM đã mời đơn vị thẩm định của Singapore đánh giá lại cho khách quan; tổ chức lấy ý kiến và được nhiều bộ ngành đồng tình. Từ đó, UBND TPHCM mới báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”, ông Quang cho biết. 

thi cong goi thau so 2 (doan di tren cao) du an tuyen metro so 1. 

Thi công gói thầu số 2 (đoạn đi trên cao) dự án tuyến metro số 1. 

Nếu tính theo tỷ giá hối đoái, tuyến metro số 1 giai đoạn 1 (Bến Thành – Suối Tiên) từ tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu gần 1 tỷ USD đã tăng lên 2,49 tỷ USD. Ngoài việc đội vốn gấp nhiều lần, dự án này đang lâm vào tình trạng thiếu tiền kinh niên để thanh toán cho nhà thầu thi công. 

Theo ông Lê Nguyễn Minh Quang, nhu cầu vốn cho tuyến metro số 1 cho cả năm 2017 ở mức 5.400 tỷ đồng nhưng đến tháng 4/2017, Trung ương chỉ phân bổ khoảng 2.000 tỷ đồng.

Do nhà thầu không được thanh toán, không có tiền trả cho công nhân dịp Tết 2017, UBND TPHCM phải tạm ứng 600 tỷ đồng và mới đây ứng tiếp 500 tỷ đồng để thanh toán cho nhà thầu. Số tiền này như muối bỏ biển vì bình quân mỗi tháng, TPHCM cần thanh toán cho nhà thầu từ 500 – 600 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Khoa, Giám đốc Ban Quản lý dự án 2 cho biết dự án tuyến metro số 2, giai đoạn 1 (Bến Thành – Tham Lương) cũng đang bị “đội vốn”. Tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu là 1,374 tỷ USD đã tăng lên tới 2,173 tỷ USD.

Theo BQL ĐSĐT, đến nay gói thầu CP1a - xây dựng đoạn ngầm từ nhà ga Bến Thành đến ga nhà hát thành phố của dự án tuyến metro số 1 đã đạt 13,5% tổng khối lượng thi công. Gói thầu CP1b - xây dựng đoạn ngầm từ ga nhà hát thành phố đến ga Ba Son đạt 51% khối lượng.

Về tiến độ dự án đào đường hầm ngầm phía Đông tuyến Metro số 1 đến nay thiết bị robot TBM đào ngầm đường hầm phía Đông đã thi công được 430 m, dự kiến đến tháng 10/2017 sẽ hoàn thành vượt trước tiến độ. Sau đó robot TBM sẽ tiếp tục thi công đường hầm phía Tây.

Gói thầu CP2 - xây dựng đoạn trên cao và depot từ ga Ba Son đến depot Long Bình đạt 69,5%. Gói thầu CP3 – mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng đạt 18%. Riêng gói thầu CP4 – hệ thống thông tin cho đơn vị vận hành và bảo dưỡng dự kiến sẽ triển khai thiết kế kỹ thuật vào đầu năm 2018.

Dự kiến vào tháng 10 tới, các nhà thầu sẽ cho lắp đặt đường ray đoạn đi trên cao từ cầu Rạch Chiếc đến cầu vượt Xa lộ Hà Nội. Tuy nhiên, các thiết bị nhập khẩu phục vụ công tác thi công hiện nay đang bị kẹt ở cảng do trước đây Bộ Tài chính thông báo hàng hóa, thiết bị nhập khẩu để thi công tuyến metro được miễn thuế nhưng mới đây lại có thông tư mới sẽ tính thuế.

Ông Quang cho hay UBND TPHCM đã làm việc với Hải quan thành phố, báo cáo Tổng cục Hải quan sớm tháo gỡ để kịp thi công dự án đảm bảo tiến độ đề ra.

Để giải quyết bài toán đói vốn, đảm bảo tiến độ thi công tuyến metro số 1, ông Quang cho biết, lãnh đạo TPHCM đã có nhiều văn bản giải trình Bộ Kế hoạch & Đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. 

Dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên được khởi công vào tháng 8/2012 với tổng chiều dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương), trong đó có 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga). Công trình dự kiến đưa vào khai thác năm 2020.(Tienphong)
-------------------

Tổng thống Mỹ gia hạn đạo Luật thương mại chống Cuba

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 8/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký gia hạn 1 năm đạo Luật Thương mại được áp dụng từ năm 1917, một trong những nền tảng pháp lý quan trọng của cuộc bao vây cấm vận chống Cuba.

 

tong thong my donald trump (giua) phat bieu tai washington ngay 1/9. anh: afp/ttxvn

Tổng thống Mỹ Donald Trump (giữa) phát biểu tại Washington ngày 1/9. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Trong biên bản ghi nhớ được ký kết, Tổng thống Donald Trump nêu rõ quyết định trên là ¨phù hợp với các lợi ích quốc gia¨.

Cũng theo văn bản trên, mặc dù về thủ tục, Quốc hội Mỹ là cơ quan quyết định cuối cùng việc xóa lệnh cấm vận Cuba, nhưng Tổng thống Trump mới là người nắm quyền hạn và tính linh hoạt để nới lỏng hay dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với đảo quốc Caribe qua các nghị định hành pháp. 

Có hiệu lực từ năm 1917, đạo luật này đã được cố Tổng thống Mỹ John Kennedy sử dụng làm căn cứ để áp đặt lệnh cấm vận chống La Habana từ năm 1962 và từ đó đến nay đạo luật đã liên tục được 10 tổng thống Mỹ, bao gồm cả Tổng thống đương nhiệm Donald Trump, gia hạn mỗi năm. Văn bản này cũng cho phép Tổng thống Mỹ linh hoạt pháp lý cần thiết để nới lỏng hoặc thắt chặt lệnh cấm vận đã kéo dài hơn nửa thế kỷ qua. 

Sau việc gia hạn đạo luật trên, Tổng thống Trump sẽ xem xét việc kéo dài các biện pháp trừng phạt hiện hành với Cuba. (TTXVN)
---------------

Carlsberg muốn mua ít nhất 51% cổ phần Habeco

Chia sẻ về vấn đề thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco), ông Vương Toàn, Phó Tổng Giám đốc Habeco cho biết, ngoài quyền ưu tiên mua, Carlsberg mong muốn nắm ít nhất 51% cổ phần của Habeco.

Liên quan tới vấn đề thoái vốn Nhà nước tại Habeco, ông Vương Toàn, Phó Tổng Giám đốc Habeco cho hay, khó khăn lớn nhất của Habeco là việc đàm phán với Carlsberg.

“Chúng tôi có những văn bản đề đạt hợp tác chiến lược từ năm 2007, trước khi cổ phần hóa năm 2008. Sau này khi IPO lần đầu cũng đã có thỏa thuận về hợp đồng mua bán cổ phần. Khi so sánh với các văn bản hiện tại thì có nhiều cái vướng, vướng với nhà đầu tư trước hết là phải thực hiện đàm phán, thống nhất xong được quyền ưu tiên mua trong quá trình thoái vốn”, ông Toàn nói.

Theo Phó Tổng Giám đốc Habeco, khi đàm phán, thống nhất xong được quyền ưu tiên mua đó mới có thể thỏa thuận tốt hơn các nội dung khác. Có như vậy mới đảm bảo công khai, minh bạch, đảm bảo giá trị mang lại cho Nhà nước lớn nhất và đảm bảo giá trị thương hiệu của Habeco.

“Quá trình này luôn được đặt dưới sự chỉ đạo của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ Công Thương cũng như tham vấn các cơ quan của Bộ Tư pháp. Theo chỉ đạo của Bộ Công Thương và yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi sẽ có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về vấn đề đàm phán với Carlsberg trước ngày 15-11-2017”, ông Vương Toàn thông tin.

Về quá trình đàm phán với Carlsberg, ông Vương Toàn cho biết: “Chúng tôi cũng trao đổi rất nhiều với Carlsberg, cho tới thời điểm hiện tại đã có 9 phiên làm việc. Ngoài quyền ưu tiên mua, Carlsberg mong muốn ít nhất sẽ nắm 51% cổ phần của Habeco”.

“Tuy nhiên, vẫn vướng đó là nhà đầu tư nước ngoài không được mua quá 49% cổ phần của doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện, bởi hiện Habeco có các thành viên gồm lương thực, bất động sản và ngành rượu. Những vướng mắc liên quan tới quá trình đàm phán với Carlsberg, chúng tôi sẽ có đề nghị lên các cấp có thẩm quyền để có phương án cụ thể”, Phó Tổng Giám đốc Habeco nói.(ANTĐ)

Trở về

Bài cùng chuyên mục