tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-09-2017

  • Cập nhật : 08/09/2017

Xóa giấy phép con: Bộ trưởng Công Thương ra 'tối hậu thư' với cấp dưới

“cat giam toi da, xoa bo cac thu tuc, dieu kien kinh doanh nham thao go kho khan cho doanh nghiep...”

“Cắt giảm tối đa, xóa bỏ các thủ tục, điều kiện kinh doanh nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp...”

Đó là lời nhấn mạnh của ông Trần Tuấn Anh- Bộ trưởng Bộ công thương tại cuộc họp chiều 5/9 về cải cách thủ tục hành chính.

Cuộc họp chiều 5/9 có đại diện hầu hết lãnh đạo các cục, vụ và Tổ công tác cải cách hành chính của Bộ Công Thương. Đại diện các đơn vị tiến hành phân tích kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), đồng thời đề ra kế hoạch hành động cho toàn ngành Công Thương trong thời gian tới.

Theo đánh giá của VCCI và CIEM, thời gian qua, Bộ Công Thương đã rất nỗ lực trong công tác cải cách hành chính, xoá bỏ thủ tục, các điều kiện kinh doanh nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, là một bộ đa ngành, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động sản xuất nên số lượng các thủ tục, điều kiện kinh doanh còn nhiều. Hiện, toàn ngành vẫn còn tồn tại khoảng 1.216 điều kiện kinh doanh và như vậy sẽ là cản trở trong viêc huy động phát triển nguồn lực, sản xuất. Do vậy, cả VCCI và CIEM đều kiến nghị Bộ Công Thương cần tiếp tục cải cách hành chính, cắt giảm tiếp các thủ tục, trong đó có việc bãi bỏ một số điều kiện kinh doanh đối với mặt hàng khí, gạo, rượu và dịch vụ logistics.

Thông qua ý kiến của VCCI và CIEM , Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng yêu cầu, trước mắt, các đơn vị cần phải rà soát ngay các thủ tục, điều kiện kinh doanh đã được cắt giảm trong thời gian vừa qua đã phát huy hiệu quả như thế nào. Từ đánh giá cụ thể kết quả đã làm được, các đơn vị cần nhanh chóng rà soát lĩnh vực mình quản lý để tiếp tục gỡ bỏ các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, trên cơ sở chỉ giữ lại các điều kiện cần thiết, tiến tới mục tiêu chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Cái gì có thể tháo gỡ, cắt bỏ được ngay thì cần cắt bỏ ngay. Cái gì chưa cắt bỏ ngay được thì nghiên cứu giải pháp phù hợp.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng nhấn mạnh thêm: “Quan điểm của chúng ta là làm một cách triệt để, khách quan và công tâm nhất. Chúng ta cải cách không phải vì Bộ Công Thương mà là vì doanh nghiệp và tiến tới mục đích xa hơn là vì xã hội, đại bộ phận dân chúng. Một khi doanh nghiệp còn phàn nàn, người dân còn kêu than, tức là nhiệm vụ của chúng ta vẫn chưa hoàn thành”.

Theo Bộ trưởng, việc cải cách hành chính cần dựa trên tinh thần cầu thị, cải thiện môi trường kinh doanh. Theo đó, trước ngày 14/9, các đơn vị thuộc Bộ sẽ phải gửi bản tổng hợp báo cáo kế hoạch cải cách hành chính báo cáo Bộ trưởng xem xét và cùng với Tổ công tác của Bộ tiến hành rà soát và có các quyết định cắt giảm cụ thể. Và điểm khác biệt lần này, đích thân Bộ trưởng sẽ chịu trách nhiệm giám sát công tác cải cách hành chính.

Như vậy, từ nay đến ngày 14/9, các đơn vị sẽ còn khoảng một tuần để tiến hành rà soát các thủ tục điều kiện kinh doanh, sản xuất trên tất cả các lĩnh vực mà Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý trên cơ sở:

- Chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước từ nặng về tiền kiểm để chuyển dần sang hậu kiểm

- Điều kiện gia nhập thị trường theo các cam kết quốc tế dành cho doanh nghiệp FDI

- Đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2014

- Công tác quản lý nhà nước khi chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước từ tiền kiểm sang hậu kiểm (tính khả thi, điều kiện nguồn lực, khả năng phân cấp...)(NCĐT)
---------------------------

Giao công ty vốn 1.500 tỷ làm khu phức hợp 7.300 tỷ đồng tại Thủ Thiêm

UBND TP HCM đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần Quốc Lộc Phát đầu tư dự án phát triển Khu phức hợp Sóng Việt tại khu chức năng số 1 - Khu đô thị mới Thủ Thiêm, phường An Khánh, quận 2 với diện tích khu đất khoảng 75.965m2. Tổng mức đầu tư dự kiến gần 7.300 tỷ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng khu trung tâm tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ và nhà ở có môi trường sống thích hợp, đúng tiêu chuẩn với các tiện nghi về hạ tầng đô thị hoàn chỉnh, hiện đại và các dịch vụ liên quan, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân; kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với các khu vực xung quanh,tạo thêm quỹ nhà ởvà sử dụng hiệu quả giá trị của khu đất.

Công ty Quốc Lộc Phát có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, địa chỉ trụ sở chính tại số 19, đường 31B, khu phố 5, phường An Phú, quận 2, TP.HCM. Người đại diện pháp luật là ông Phạm Quang Hưng, có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.

Trước ngày 17/7/2017, Công ty CP Quốc Lộc Phát có 4 cổ đông gồm ông Phạm Quang Hưng nắm giữ 45% cổ phần trị 675 tỷ đồng; ông Nguyễn Minh Bảo Châu nắm 10% cổ phần trị giá 150 tỷ đồng.

2 cổ đông nước ngoài là Keppel Land Thủ Thiêm Pte Ltd - công ty con của Keppel Corporation Limited (Singapre) nắm 20% tổng số cổ phần với trị giá là 300 tỷ đồng và ORBISTA PTE. LTD (Singapore) nắm 25% cổ phần trị giá 375 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau ngày 17/7 ôngNguyễn Minh Bảo Châu đã rút hết cổ phần trong công ty. Nhiều khả năng 2 nhà đầu tư nước ngoài từ Singapore đã mua lại cổ phần của ông này. (NDH)
--------------------

UBND Đà Nẵng kiến nghị cắt giảm quy mô 10 dự án bất động sản trên bán đảo Sơn Trà

UBND TP Đà Nẵng vừa công bố Báo cáo số 223/BC-UBND về rà soát dự án Quy hoạch Du lịch Sơn Trà gửi Thủ tướng Chính phủ theo hướng đề nghị tiếp tục xác định Sơn Trà là một trong các Khu du lịch quốc gia đã được phê duyệt.

Trong báo cáo , UBND TP Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng quan tâm kiến nghị của các tổ chức, cá nhân về bảo tồn đa dạng sinh học, an ninh quốc phòng trong quá trình phát triển du lịch tại Bán đảo Sơn Trà. Đồng thời xem xét các kiến nghị của các chủ đầu tư tại khu vực Bán đảo Sơn Trà để giải quyết hài hòa lợi ích của nhà đầu tư trong khuôn khổ lợi ích chung của cộng đồng theo hướng phát triển bền vững.

Theo báo cáo của UBND TP Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà hiện có 18 dự án để đầu tư phát triển du lịch, nghỉ dưỡng với tổng diện tích 1.222,5 ha, trong đó đất giao có thu tiền là 94,05ha, đất thuê là 274,19ha và phần còn lại giao quản lý không thu tiền.

Về cơ sở pháp lý để chấp thuận đầu tư được UBND TP Đà Nẵng viện dẫn Nghị quyết 33/NQ-TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị; Quyết định số 465/QĐ-TTg ngày 17/6/2002, Quyết định số 231/QĐ-TTg ngày 27/2/2003 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết 11/2006/NQ-CP của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của TP Đà Nẵng; Và Quyết định số 2693/QĐ-UBND ngày 5/4/2011 của UBND TP Đà Nẵng về Quy chế quản lý các hoạt động du lịch trên bán đảo Sơn Trà.

Tổng số tiền sử dụng đất đã thu của các nhà đầu tư là 698,37 tỉ đồng. Các dự án có tổng số 1.920 lô biệt thự, 24 bugalow, 306 buồng khách sạn. Kết quả rà soát cho thấy hiện có 3 dự án đã triển khai một phần nhưng tạm dừng, 11 dự án chưa triển khai và 1 dự án đã đưa vào hoạt động.

Báo cáo của UBND TP Đà Nẵng cũng thể hiện rõ chủ đầu tư của 18 dự án đã được phê duyệt trên núi Sơn Trà. Theo đó, Công ty cổ phần Tập đoàn mặt trời (Sun Group) làm chủ 4 dự án gồm: Khu dịch vụ du lịch ven biển và dịch vụ sinh thái cao cấp Hồ Xanh, Khu dịch vụ du lịch ven biển và dịch vụ sinh thái cao cấp Hồ Xanh mở rộng, Khu du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự sinh thái cao cấp Ghềnh Đa – Mũi Nghê, Khu du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự sinh thái cao cấp Tây Nam Suối Đá.

Trong khi đó, Công ty cổ phần Địa Cầu (Công ty con của Tập đoàn Sun Group) có Khu du lịch sinh thái biển Bãi Bắc đã được triển khai với tên gọi nổi tiếng là Intercontinental Peninsula Resort và Khu du lịch sinh thái biển Bãi Bắc mở rộng.

Công ty Cổ phần dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (SAVICO) có dự án Khu du lịch Mecure Sơn Trà.

Ngoài ra, các Công ty cổ phần Hải Duy, Công ty TNHH du lịch và đầu tư xây dựng Sơn Hải, Công ty Cổ phần Sơn Trà, Công ty cổ phần Biển Tiên Sa, Công ty cổ phần xây dựng 79, Công ty cổ phần đầu tư Mũi Nghê đều có dự án ở Sơn Trà.

Đặc biệt, trong số chủ dự án có một cá nhân là ông Nguyễn Vọng (trú Đà Nẵng) làm chủ đến ba dự án gồm: Khu nhà nghỉ và du lịch sinh thái Bãi Trẹm, Dự án khu du lịch Bãi Rạng, Dự án khu du lịch biển Đông mở rộng.

“Qua rà soát có 6 dự án không phù hợp với các tiêu chí, kiến nghị điều chỉnh chuyển đổi công năng sang phục vụ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, không lưu trú.

Theo báo cáo của UBND TP Đà Nẵng, Đà Nẵng kiến nghị xem xét cắt giảm quy mô của 10 dự án để phù hợp với các tiêu chí đã nêu, giữ nguyên hai dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư phù hợp với các tiêu chí nêu trên.

 

Sau khi làm việc với các chủ đầu tư có các dự án tại khu vực Bán đảo Sơn Trà; làm việc với Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng và các cơ quan liên quan theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát các dự án và Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia Sơn Trà đến năm 2025, định hướng 2030. UBND TP Đà Nẵng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ 3 nội dung:

Thứ nhất là tiếp tục xác định Sơn Trà là một trong các Khu du lịch quốc gia đã được phê duyệt tại Quyết định 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030;

Thứ hai là đề nghị Thủ tướng quan tâm kiến nghị của các tổ chức, cá nhân về bảo tồn đa dạng sinh học, an ninh quốc phòng trong quá trình phát triển du lịch tại Bán đảo Sơn Trà;

Đồng thời xem xét các kiến nghị của các chủ đầu tư tại khu vực bán đảo Sơn Trà để giải quyết hài hòa lợi ích của nhà đầu tư trong khuôn khổ lợi ích chung của cộng đồng theo hướng phát triển bền vững.

Trước đó, chiều 28/8, UBND TP. Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng về rà soát các dự án và đều chỉnh quy hoạch du lịch tại bán đảo Sơn Trà trước khi trình Thủ tướng. Tại cuộc họp, đại diện UBND TP Đà Nẵng đã thông tin về những điều chỉnh đối với quy hoạch bán đảo Sơn Trà.

Tuy nhiên, đại diện Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng vẫn giữ nguyên quan điểm và vẫn kiến nghị UBND TP Đà Nẵng giữ nguyên trạng Sơn Trà và không xây mới các dự án nghỉ dưỡng tại đây. Bên cạnh đó, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng kiến nghị UBND TP Đà Nẵng xem xét tính pháp lý khi cấp phép các dự án tại đây.(NDH)
----------------------------

Samsung Securities sắp mua 10% cổ phần của quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam?

Công ty Chứng khoán Samsung dự kiến mua cổ phần của Dragon Capital, tập đoàn quản lý quỹ lớn nhất Việt Nam, nhằm tiến sâu vào thị trường chứng khoán Việt.

Tờ Business Korea dẫn nguồn tin trong ngành chứng khoán và các cơ quan quản lý tài chính cho biết Công ty Chứng khoán Samsung (Samsung Securities) sẽ hợp tác với Caldera Pacific, một quỹ đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân ở Hồng Kông, để mua cổ phần của Dragon Capital.

Theo đó, Chứng khoán Samsung và Caldera Pacific sẽ cùng mua 40% cổ phần của Dragon Capital, trong đó Chứng khoán Samsung nắm 10%.

Thay vì thành lập một công ty con ở Việt Nam, Chứng khoán Samsung mua cổ phần của một công ty quản lý quỹ trong nước. Đây được coi là một hình thức đầu tư nước ngoài phổ biến hiện nay và khoản đầu tư này giúp Samsung bắt kịp các đối thủ cạnh tranh.

“Việc mở một văn phòng hay công ty ở nước ngoài mất nhiều thời gian kể từ khi rót vốn đến khi thu kết quả. Nhưng việc mua cổ phần của một công ty quản lý tài sản trong nước cho phép một doanh nghiệp sở hữu và quản lý một mạng lưới bán hàng và cơ sở hạ tầng một cách hiệu quả”, một quan chức liên quan đến việc thâu tóm giải thích.

Theo chân các công ty đồng hương

Không giống như những công ty đồng hương như Mirae Asset, Shinhan Financial Group hay Korea Investment, vốn thành lập công ty con tại Việt Nam ngay từ buổi đầu hoạt động, Chứng khoán Samsung không có cầu nối nào với thị trường Việt Nam, ngoại trừ quan hệ chiến lược với Công ty Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) lập hồi tháng 3.

Do đó, các chuyên gia nhận định có khả năng Chứng khoán Samsung sẽ còn thâu tóm thêm các công ty khác và khoản đầu tư vào Dragon Capital mới chỉ là sự khởi đầu.

Hiện 5 công ty chứng khoán của Hàn Quốc - Mirae Asset Daewoo, NH Investment, Korea Investment & Securities (KIS), Golden Bridge và Shinhan Financial Investment – có 7 văn phòng và công ty con hoạt động tại Việt Nam.

Trong đó, KIS đã nâng vốn sở hữu lên đến 98,2% tại KIS Việt Nam sau khi thâu tóm Công ty Chứng khoán Gia Quyền. KIS Việt Nam đã nâng thị phần môi giới lên gần 5% từ mức 0,25% trong vòng 5 năm.

Về phần mình, NH Investment Securities, tên cũ là Woori Investment & Securities, gia nhập thị trường chứng khoán Việt Nam bằng việc mở văn phòng tại TP.HCM năm 2007. Năm 2009, công ty này thâu tóm 49% cổ phần của Chứng khoán CBV và đổi tên thành Chứng khoán Woori CBV. Hiện công ty Hàn Quốc đang đàm phán để mua lại 51% cổ phần từ các cổ đông trong nước để nâng tỷ lệ sở hữu lên 100% và các bên đang đàm phán về giá.

Năm ngoái, các công ty chứng khoán Hàn Quốc tại chịu lỗ 4,5 triệu USD từ các hoạt động ở ngoài nước, chủ yếu do tăng chi phí bán hàng và quản lý. Các công ty chứng khoán lớn của Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam muốn mở rộng thêm các dịch vụ mới như ngân hàng đầu tư và môi giới.

Thành lập năm 1994, Dragon Capital đang quản lý 2,32 tỷ USD các loại tài sản tính đến 31/7/2017, bao gồm cổ phiếu niêm yết bất động sản, trái phiếu, và công nghệ sạch cho các quỹ đầu tư quốc gia và hưu trí quốc tế, theo thông tin từ website của công ty.

Ngoài ra, Dragon Capital còn là cầu nối để đưa vốn từ Hồng Kông vào Việt Nam.

Nhằm thu hút thêm vốn ngoại vào Việt Nam, tháng 7/2017, Dragon Capital niêm yết Quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam, trên sàn giao dịch chính của Sở Giao dịch chứng khoán London.(Bizlive)

Trở về

Bài cùng chuyên mục