tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-05-2016

  • Cập nhật : 07/05/2016

Vàng phục hồi mạnh sau số liệu việc làm thất vọng tại Mỹ

Giá vàng thế giới phục hồi khá mạnh trở lại trong phiên cuối tuần sau số liệu kém khả quan của thị trường lao động Mỹ, song vẫn khép lại tuần qua với mức giảm nhẹ. Giá vàng SJC nhờ đó cũng tăng thêm gần 200.000 đồng/lượng trong sáng nay (7/5).

gia vang the gioi phuc hoi kha manh tro lai trong phien cuoi tuan

Giá vàng thế giới phục hồi khá mạnh trở lại trong phiên cuối tuần

 

Theo Bộ Lao động Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ tạo thêm được 160.000 việc làm mới trong tháng 4. Con số đang thất vọng này càng làm tăng thêm nỗi lo về sự chậm lại của kinh tế Mỹ và khiến Fed thâm thận trọng đối với quyết định tăng lãi suất.

Giá vàng thế giới nhờ đó đã bật tăng khá mạnh trở lại. Đóng cửa tuần qua, giá vàng kỳ hạn tháng 6 dừng ở 1.294 USD/oz; giá vàng giao ngay cũng đóng cửa ở 1.287,70 USD/oz. Tuy nhiên các mức giá này vẫn thấp hơn so với tuần trước đó.

dien bien gia mua - ban vang sjc cua doji tuan qua

Diễn biến giá mua - bán vàng SJC của DOJI tuần qua

Sự phục hồi mạnh trở lại của giá vàng thế giới kéo giá vàng SJC cũng tăng thêm gần 200.000 đồng/lượng trong sáng nay. Tuy nhiên hiện giá bán ra vàng SJC  tại các doanh nghiệp vẫn đang thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi từ 470.000 đồng/lượng đến 550.000 đồng/lượng.

Theo đó, sáng nay Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đã nâng giá mua vào vàng SJC thêm 150.000 đồng/lượng và tăng giá bán ra thêm 170.000 đồng/lượng, đưa giá giao dịch tại TP.HCM lên 33,98 - 34,20 triệu đồng/lượng, còn tại Hà Nội và một số địa phương khác là 33,98 - 34,22 triệu đồng/lượng. Mặc dù vậy giá bán ra vàng SJC của Dn này vẫn thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 470.000 đồng/lượng.

Sáng nay Tập đoàn DOJI cũng nâng giá mua vào vàng SJC 110.000 đồng/lượng lên 34,02 triệu đồng/lượng và tăng giá bán ra 130.000 đồng/lượng lên 34,12 triệu đồng/lượng. Song hiện giá bán ra vàng SJC của DOJI vẫn thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi tới 550.000 đồng/lượng.

Bất chấp việc giá vàng giảm nhẹ trong tuần qua, tình cảm dành cho kim loại quý này của các nhà đầu tư không vì thế mà thuyên giảm. Theo cuộc khảo sát trực tuyến của Kitco News về xu hướng giá vàng tuần tới, trong số 660 người tham gia bình chọn, có 418 người (63%) lựa chọn giá vàng tăng, trong khi chỉ có 159 người (24%) cho rằng vàng sẽ giảm và 83 người (13%) lựa chọn vàng đi ngang.

Giới chuyên môn cũng vẫn duy trì thái độ lạc quan đối với vàng, đặc biệt là sau những số liệu yếu kém của kinh tế Mỹ gần đây. Kết quả cuộc khảo sát của Kitco với 35 chuyên gia thị trường cho thấy, trong số 16 ý kiến phản hồi, có 9 chuyên gia (56%) cho biết họ lạc quan về vàng, trong khi chỉ có 5 chuyên gia (31%) nhận định vàng sẽ giảm và 2 ý kiến (13%) trung lập.

"Tôi cho rằng tuần tới là quãng thời gian quan trọng đối với vàng và nhiều khả năng giá vàng sẽ vượt qua ngưỡng kháng cự 1.300 USD/oz để thiết lập một phạm vi giao dịch mới giữa 1.300 và 1.350 USD/oz", Jeffrey Nichols - Cố vấn kinh tế cao cấp cho Rosland Capital nói với Kitco News.

Theo ông, kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu suy yếu và điều đó khiến Fed không thể sơm tăng lãi suất và có thể sẽ không thực hiện theo đúng kế hoạch tăng lãi suất đã đề ra cho nawnm nay. "Vàng ngày càng nhận được nhiều sự hỗ trợ và các chỉ báo kỹ thuật cũng xác lập một xu thế đi lên cho vàng", ông nói.

Mặc dù cũng đồng quan điểm về xu hướng đi lên trong dài hạn của vàng, song Adrian Day - Chủ tịch Công ty quản lý tài sản Adrian Day cũng cảnh báo về một đợt điều chỉnh kỹ thuật trong ngắn hạn. "Tôi cho rằng mức đáy sẽ nông hơn so với những năm trước, song các nhà đầu tư nên chờ giá thấp hơn để mua".(TBNH)


Giá bán USD ngân hàng tiếp tục duy trì trong khoảng 22.320-22.325 đồng/USD

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, sáng nay (7/5), chỉ có duy nhất ACB giảm nhẹ giá mua – bán USD 5 đồng, các ngân hàng còn lại vẫn giữ nguyên biểu giá USD như ngày hôm qua.

 
anh minh hoa

Ảnh minh họa

Cụ thể, Vietcombanksáng nay niêm yết tỷ giá USD ở mức 22.255/22.325 đồng/USD, không đổi so với phiên trước.

Trong khi, 3 NHTM Nhà nước là BIDV, VietinBank,Agribank đều chưa niêm yết giá USD cho sáng nay. Hiện tỷ giá Usd tại 3 ngân hàng này tương ứng lần lượt là 22.250/22.320 đồng/USD, 22.245/22.325 đồng/USD và 22.250/22.325 đồng/USD.

Với khối NHTMCP, ACB giảm nhẹ 5 đồng ở cả 2 chiều mua vào – bán ra xuống 22.240/22.320 đồng/USD.

Ngược lại, Eximbank, Techcombank, DongA Bank đồng loạt giữ nguyên biểu giá USD như phiên trước đó, tương ứng là 22.240/22.320 đồng/USD, 22.230/22.340 đồng/USD và 22.250/22.320 đồng/USD.

Trong khi, Sacombank và LienVietPostBank đều chưa niêm yết giá USD cho phiên cuối tuần. Hiện giá USD tại 2 ngân hàng này tương ứng lần lượt là 22.240/22.330 đồng/USD và 22.240/22.320 đồng/USD.

Như vậy, giá mua vào thấp nhất trên thị trường sáng nay là 22.230 đồng/USD, giá mua cao nhất là 22.250 đồng/USD. Trong khi giá bán ra thấp nhất trên thị trường là 22.320 đồng/USD, giá bán cao nhất là 22.340 đồng/USD.

Sáng nay, tỷ giá trung tâm được NHNN Việt Nam giữ nguyên ở mức 21.857 đồng/USD. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng hôm nay là 22.513 đồng và tỷ giá sàn là 21.201 đồng/USD.(TBNH)


Chấn chỉnh việc thực hiện quy định về lãi suất huy động

Ngày 06/5/2016, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành các văn bản số 3254/NHNN-TTGSNH và 3255/NHNN-TTGSNH về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định lãi suất huy động.

Thời gian gần đây, NHNN nhận được thông tin phản ánh trên thị trường xuất hiện một số ngân hàng lách luật vượt trần lãi suất huy động USD để thu hút ngoại tệ. Để đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD) và ổn định thị trường tiền tệ, Thống đốc NHNN yêu cầu:

Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nghiêm túc chấp hành các quy định hiện hành cũng như chỉ đạo của Thống đốc NHNN về lãi suất huy động, đặc biệt là huy động USD; Nghiêm cấm việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật để lách, vượt trần lãi suất huy động USD; nghiêm cấm cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, chủ động phát hiện những vi phạm về mức lãi suất huy động; chỉ đạo chấn chỉnh và xử lý nghiêm người đứng đầu các chi nhánh, đơn vị của TCTD để xảy ra vi phạm, không chấp hành các quy định và chỉ đạo của NHNN.

Đồng thời, chủ động phát hiện và báo cáo về NHNN các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh vi phạm quy định trong huy động vốn của TCTD khác.

NHNN không xem xét, chấp thuận đề nghị của TCTD về việc mở mới chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM, văn phòng đại diện, cung cấp dịch vụ mới hoặc triển khai nghiệp vụ kinh doanh mới; hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng (nếu xét thấy cần thiết) đối với các TCTD để xảy ra tình trạng vi phạm các quy định về lãi suất huy động cho đến khi chấm dứt vi phạm.

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Cục I, Cục II) và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin và giám sát việc chấp hành lãi suất huy động của các TCTD thuộc chức năng quản lý trên địa bàn.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về lãi suất huy động đối với các TCTD thuộc chức năng quản lý trên địa bàn; xử lý nghiêm theo quy định đối với những trường hợp vi phạm, quy trách nhiệm cụ thể đối với cá nhân, tổ chức liên quan (nếu có).

Trường hợp phát hiện và áp dụng các hình thức xử lý TCTD có vi phạm liên quan đến việc chấp hành quy định về lãi suất hoặc trường hợp phát hiện các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh không đúng vấn đề, đề nghị đơn vị gửi báo cáo nhanh (kèm văn bản, quyết định xử lý) về NHNN (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Văn phòng NHNN) để kịp thời đăng tải trên Website của NHNN và/hoặc có ý kiến đối với cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng.

Không xem xét, chấp thuận đề nghị của TCTD về việc mở mới chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM, văn phòng đại diện, cung cấp dịch vụ mới hoặc triển khai nghiệp vụ kinh doanh mới; hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng (nếu xét thấy cần thiết) đối với các TCTD để xảy ra tình trạng vi phạm các quy định về lãi suất huy động (trừ trường hợp đặc biệt được Thống đốc NHNN chấp thuận vì mục đích an ninh, quốc phòng, chính trị xã hội) cho đến khi chấm dứt vi phạm.


Thêm 119 nhà đầu tư ngoại được cấp mã số giao dịch chứng khoán

Theo đó, tính đến ngày 30/4/2016, đã có thêm 119 nhà đầu tư nước ngoài được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) cấp mã số giao dịch chứng khoán - trong đó có 22 tổ chức và 97 cá nhân. Tuy vậy, số lượng tài khoản chứng khoán cá nhân vẫn đang áp đảo chiếm gần 99% thị trường.
Thêm 119 nhà đầu tư ngoại được cấp mã số giao dịch chứng khoán

Ảnh minh họa.

VSD vừa công bố tình hình cấp mã số giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 4/2016. Theo đó, tính đến ngày 30/4/2016, đã có thêm 119 nhà đầu tư nước ngoài được VSD cấp mã số giao dịch chứng khoán - trong đó có 22 tổ chức và 97 cá nhân.
Theo quy định, mỗi nhà đầu tư nước ngoài được cấp 01 mã số giao dịch chứng khoán theo quy định. Công ty chứng khoán nước ngoài được cấp hai (02) MSGD: một (01) mã số cho tài khoản tự doanh và một (01) mã số cho tài khoản môi giới của công ty. Quỹ đầu tư nước ngoài quản lý bởi nhiều công ty quản lý quỹ (Multiple Investment Managers Fund - MIMF) được đăng ký nhiều MSGD theo nguyên tắc các danh mục đầu tư của quỹ quản lý bởi một công ty cùng một công ty quản lý quỹ thì được đăng ký một MSGD.
Về số lượng tài khoản chứng khoán, tính đến hết 31/3, số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài tổng cộng là 18.129 tài khoản trong đó cá nhân là 15.798 và tổ chức là 2.331. Tuy nhiên, số lượng các nhà đầu tư ngoại vẫn chỉ chỉ chiếm số ít so với 1.597.780 đăng ký, chiếm khoảng 1,13%.

Vì sao nhiều ngân hàng không muốn lên sàn?

Mặc dù cả nước hiện có 35 ngân hàng thương mại, nhưng mới chỉ có 10 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán. Vậy đâu là nguyên nhân để hơn 2/3 số ngân hàng còn lại “chần chừ” với việc đáng ra phải làm sớm trong nền kinh tế thị trường.
cac ngan hang van de dat voi ke hoach niem yet tren san chung khoan.

Các ngân hàng vẫn dè dặt với kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán.

Dè dặt

Theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 254), năm 2015 là năm cuối cùng của lộ trình thực hiện các bước tái cơ cấu. Một trong những mục tiêu được nhấn mạnh là phải lành mạnh hóa hệ thống các tổ chức tín dụng qua việc tăng tính minh bạch thông qua việc áp dụng cơ chế mới về công bố thông tin, thực hiện niêm yết cổ phiếu các ngân hàng TMCP trên thị trường chứng khoán.

Thế nhưng, vào đầu năm 2015, trước việc các ngân hàng không mấy mặn mà với việc lên sàn chứng khoán, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Bình đã phải ra văn bản số 657/NHNN-TTGSNH về việc triển khai niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của các ngân hàng TMCP theo Đề án 254.

Theo đó, Thống đốc yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tiếp tục đôn đốc các ngân hàng TMCP đặt trụ sở chính trên địa bàn hoàn thiện kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, đồng thời theo dõi, giám sát việc triển khai kế hoạch; kịp thời báo cáo và đề xuất Thống đốc NHNN các biện pháp nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Trên thực tế, đây không phải lần đầu NHNN đưa ra yêu cầu niêm yết cổ phiếu đối với các ngân hàng thương mại. Trước đó, cuối năm 2013 và năm 2014, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và NHNN cũng đã hối thúc các ngân hàng TMCP lên sàn để tăng cường kiểm soát và xử lý dần tình trạng sở hữu chéo trong lộ trình đến năm 2015.

Tuy nhiên, kết quả thực hiện vẫn chưa được như mong muốn, khi chỉ có chưa đến 1/3 số lượng ngân hàng thương mại thực hiện. Những cái tên nằm trong danh sách chưa lên sàn có cả ngân hàng vừa và nhỏ, nhưng cũng có cả những “ông lớn”. Nguyên nhân được các ngân hàng này đưa ra phần lớn là chưa đến “thời điểm” để các ngân hàng niêm yết, hoặc các ngân hàng này vẫn đang “bận rộn” trong công cuộc tái cơ cấu, mua bán và sáp nhập với các tổ chức tín dụng khác…

Đến “mùa” Đại hội cổ đông gần đây, một số ngân hàng mới đề xuất và dự tính phương án lên sàn như Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam Á Bank), Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank)… Tuy vậy, động thái này vẫn còn khá “dè dặt”, tiêu biểu như nghị quyết Đại hội cổ đông của Nam Á Bank nêu rõ, Đại hội đồng cổ đông thông qua việc thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán nhưng trên cơ sở cân nhắc diễn biến của thị trường và phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông cho lần kế tiếp.

Không thể hay không muốn?

Nhận định về tình hình lên sàn chứng khoán của các ngân hàng thương mại Việt Nam, chuyên gia kinh tế - TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, các ngân hàng vừa không muốn lại vừa không thấy cần thiết để lên sàn. Bởi nếu niêm yết trên sàn chứng khoán, các ngân hàng sẽ phải cân đối giữa cái được và mất, nhất là trong bối cảnh nước ta không chọn việc lên sàn chứng khoán và mua bán cổ phiếu như một công cụ đắc lực để tái cơ cấu.

“Nếu cân đối lợi ích giữa hoạt động thương mại của ngân hàng cũng như quan điểm về quản lý của Nhà nước với hệ thống ngân hàng thì chưa có động cơ cụ thể để các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thậm chí, ngay cả trong những ngân hàng đang niêm yết thì cũng có một số ngân hàng, sau khi cân đối lợi ích giữa được và mất, họ đang mong rút ra sẽ tốt hơn. 

Bởi lên sàn chứng khoán là một xu thế chung, nhưng việc tham gia vào thị trường chứng khoán cần có 2 động lực để thực hiện, một là động lực “đẩy” – sự thúc ép từ phía cơ quan Nhà nước, hai là động lực “kéo” – các ngân hàng phải thấy được sự hấp dẫn và lợi ích khi niêm yết cổ phiếu. Nhưng ở nước ta hiện nay, cả hai động lực này vẫn chưa mạnh mẽ để hấp dẫn các ngân hàng”, TS. Vũ Đình Ánh nhận định.

Nhìn nhận từ phía tổ chức tư vấn tài chính nước ngoài, ông William Mah, chuyên gia tài chính, Chủ phần hùn Công ty TNHH Tư vấn PricewaterhouseCoopers (PwC) cho hay, các ngân hàng chưa có nhu cầu cấp bách về việc lên sàn bởi họ vẫn đang có thể hoạt động tốt với nguồn vốn hiện tại, chưa có nhu cầu kêu gọi đầu tư hoặc bản thân các ngân hàng không muốn tuân thủ với yêu cầu niêm yết thông tin khi lên sàn chứng khoán. Thông thường việc lên sàn là một chọn lựa đối với các công ty có yêu cầu tăng vốn, lựa chọn này cũng đồng nghĩa với việc tăng chi phí hoạt động để đáp ứng các yêu cầu báo cáo đối với công ty niêm yết và tăng mức độ công bố thông tin, do vậy, có những tập đoàn có quy mô và danh tiếng toàn cầu vẫn duy trì sở hữu của các nhóm cổ đông tư nhân mà không phải là công ty niêm yết .

Tại Việt Nam, theo ông William Mah, nếu xét trên khía cạnh đảm bảo công bố thông tin minh bạch, với việc NHNN đang yêu cầu các ngân hàng phải áp dụng theo tiêu chuẩn Basel II, thì việc lên sàn chứng khoán hay không, các ngân hàng vẫn phải đáp ứng yêu cầu công bố thông tin chi tiết, minh bạch và hoàn chỉnh. Do đó, việc lên sàn chỉ còn là vấn đề về nhu cầu tăng vốn.

Theo quy định, room “ngoại” của các tổ chức tín dụng hiện là 30%, con số này khá khiêm tốn so với các doanh nghiệp lĩnh vực khác. Trong khi, các nhà đầu tư “đầu tàu” bỏ vốn mạnh nhất, bền vững nhất lại là các nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì thế, đã không ít lần, lãnh đạo của một vài ngân hàng lớn lên tiếng đề nghị nới room, bởi thị trường chứng khoán chỉ thực sự hấp dẫn khi các ngân hàng tìm được một nguồn vốn đủ mạnh, đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng. Theo nhiều chuyên gia, các ngân hàng lên sàn chứng khoán chỉ là chuyện sớm hay muộn, nhưng điều quan trọng là cần xuất phát từ nhu cầu của họ thì thị trường mới phát triển bền vững, nếu cứ chỉ hô hào, thúc ép thì các ngân hàng nếu lên được cũng có phần “gượng ép” mà thị trường cũng không thể phát triển đúng hướng.(HQ)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng tôi 08-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng tôi 08-05-2016

    Trung Quốc điều tra các công ty dược phẩm nước ngoài
    Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi mất ghế
    Người Thái "nhắm" đến Việt Nam
    Tìm cách hóa giải thách thức trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu
    6 trường hợp được nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin cũ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-05-2016

    Ấn Độ "đau đầu" tìm cách xử lý hơn 120 tỷ USD nợ xấu ngân hàng
    Đây là lý do tại sao Trung Quốc thất thoát 500 tỷ USD ngoại hối chỉ trong 1 năm duy nhất
    Iran tuyên bố sẵn sàng tham gia đóng băn sản lượng dầu mỏ
    Thị trường thép đã phục hồi tích cực
    Thái Lan muốn bán ồ ạt trên 11 triệu tấn gạo

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-05-2016

    “Cuộc chiến” giành giật thị phần bán lẻ: Ông lớn đua tranh vị trí đầu bảng
    FPT Trading sẽ nối gót FShop bán trong năm nay
    Thuốc lá lậu vẫn còn chiếm 20% thị phần
    Có vội vàng khi đưa lãi suất tiền gửi USD về 0%?
    Rạng Đông sẽ đầu tư 193 tỷ cho thiết bị công nghệ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-05-2016

    “Sức khỏe” các doanh nghiệp bất động sản vẫn còn rất yếu!
    Lo đơn hàng dệt may “chảy” sang Lào, Myanmar
    Doanh nghiệp ô tô "kêu" khó khi tính thuế mới
    Sửa đổi chính sách thuế đối với hàng NK gửi qua dịch vụ CPN
    Liên minh EU áp dụng Luật Hải quan mới

  • Tin kinh tế đọc nhanh 08-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 08-05-2016

    Kinh tế Eurozone tăng trưởng trở lại, lợi hại hơn Mỹ
    Doanh nghiệp ngày càng teo tóp vì rào cản
    Him Lam khởi công dự án 5.000 tỷ đồng tại Hải Phòng
    Quan niệm sai về công nghiệp hỗ trợ?
    Woojin đầu tư 247 triệu USD xây nhà máy điện gió ở Trà Vinh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-05-2016

    Quốc Cường Gia Lai cũng nhận trái đắng từ 'vàng trắng'
    LG Display khởi công dự án 1,5 tỷ USD tại Hải Phòng
    Nhật Bản cấp mới hơn 204 triệu USD vốn ODA cho Việt Nam
    Liệu kiều hối sẽ là mảnh đất màu mỡ cho ngân hàng?
    Big C đòi chiết khấu cao, doanh nghiệp rút hàng

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-05-2016

    Các công ty Mỹ hết đường trốn thuế
    Vinamilk vươn tới doanh thu 2 tỷ USD trong năm 2016
    Mục tiêu đến năm 2020, cả nước có khoảng một triệu doanh nghiệp hoạt động
    NHNN ra "tối hậu thư" chấn chỉnh hiện tượng lách trần lãi suất
    Các ngân hàng giảm mạnh vay mượn ngoại tệ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-05-2016

    Cơ hội xuất khẩu phân bón vào thị trường ASEAN
    Triển khai dự án Lọc hóa dầu Long Sơn 4,5 tỷ USD trong quý IV/2016
    Giữa tháng 6 sẽ có kết luận thanh tra các doanh nghiệp đa cấp
    Đề xuất cho nhập khẩu phôi thép theo hạn ngạch
    Trì hoãn thông quan lô hàng cá tra vào Hoa Kỳ do sử dụng mã số cũ

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-05-2016

    Trung Quốc "chật vật" với dự án đường sắt tại Thái Lan
    HSBC: Lãi suất chưa tăng đến giữa năm 2017
    Đã xuất hiện dự án tỷ đô đầu tiên trong năm 2016
    Tỉnh nào hút vốn đầu tư Đài Loan nhiều nhất?
    Xuất khẩu da giày top đầu thế giới, nhưng người Việt đang ngày càng ít đi giày Việt

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-05-2016

    Ả Rập Xê Út và Nga “quyết chiến” để giành thị phần dầu mỏ Trung Quốc
    Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bơm 15 tỷ USD vào thị trường
    Cuba đẩy mạnh hạ tầng du lịch đón lượng khách "khủng"
    Tin tặc Nga "rao bán" 250 triệu tài khoản Yahoo, Google...
    IMF: Việt Nam có thể tăng trưởng 6% năm nay