Ai có thể cản bước các ông lớn công nghệ?; Tập đoàn Dầu Khí lo mất 2 tỷ USD bù lỗ cho Lọc dầu Nghi Sơn; Mỹ cân nhắc áp đặt lệnh trừng phạt tài chính lên Venezuela; Tội phạm tham nhũng: Phá hoại “con voi”, thu hồi “con kiến“

Tổng công ty công nghệ cao Rostec của Nga cho hay sẽ cùng thực hiện một hợp đồng sản xuất máy bay trực thăng vận tải hạng nặng AHL (Advanced Heavy Lift), theo Russia Today.
Nga và Trung Quốc sẽ cùng sản xuất ít nhất 200 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng vào cuối năm nay ẢNH: REUTERS
“Theo dự kiến, ít nhất sẽ có 200 chiếc máy bay trực thăng vận tải hạng nặng được chế tạo tại Trung Quốc. Những chiếc máy bay này cũng có thể sẽ được xuất khẩu”, Victor Kladov, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Quốc tế và Chính sách Khu vực của Rostec, nói.
Ông Kladov cho biết hợp tác này là “hợp tác công nghệ”, trong đó Trung Quốc chịu trách nhiệm thiết kế và sản xuất máy bay, còn Nga đóng vai trò là đối tác kỹ thuật. Được biết bên cạnh dự án này, Nga - Trung còn có một số kế hoạch sản xuất máy bay tầm xa.
AHL sẽ có trọng lượng cất cánh tối đa là 38,2 tấn và có thể chở đến 15 tấn, với phạm vi hoạt động 630 km và tốc độ tối đa 300 km/giờ. Theo Rostec, một số linh kiện cho trực thăng sẽ được Nga cung cấp, nhưng việc lắp ráp, sản xuất sẽ ở tại Trung Quốc.
“Các nhà thiết kế và kỹ sư của chúng tôi sẽ tham gia tích cực vào công việc phát triển, thử nghiệm và chứng nhận chất lượng của máy bay trực thăng. Nhưng tất cả đều được thực hiện trên cơ sở hợp đồng”, ông Kladov cho hay.
Thỏa thuận về chương trình phát triển trực thăng hạng nặng đã được ký vào tháng 6.2016 trong chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Theo thỏa thuận này, hãng Rostec sẽ đầu tư trực tiếp vào dự án và phát triển các hệ thống riêng biệt cho máy bay mới. Năm ngoái, Nga cũng thông báo kế hoạch bán 18 máy bay trực thăng cho Trung Quốc, bao gồm các dòng Mi-171, Ka-32 và Ansat. Tất cả sẽ được Nga giao vào cuối năm 2018.(Thanhnien)
-------------------------
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt 550 triệu đồng đối với ông Phan Sỹ Hải (Hà Nội) về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Từ ngày 4.1.2016 đến ngày 29.4.2016, ông Phan Sỹ Hải đã sử dụng 28 tài khoản, trong đó 3 tài khoản đứng tên mình và 25 tài khoản đứng tên người khác để mua, bán, tạo cung cầu giả tạo đối với cổ phiếu VMD của Công ty cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex.
Ông Hải bị phạt tiền 550 triệu đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 và Khoản 3 Điều 29 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23.9.2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được sửa đổi tại Khoản 1 và Khoản 36 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 1.11.2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP. Tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định 108, vi phạm giao dịch bị cấm là giao dịch thao túng thị trường chứng khoán
Căn cứ kết quả kiểm tra và các tài liệu có trong hồ sơ, xem xét tính toán số lợi bất hợp pháp từ việc thực hiện hành vi vi phạm cho thấy không có số lợi bất hợp pháp từ hành vi vi phạm của ông Phan Sỹ Hải.
Trước đó, vào giữa tháng 8, Ủy ban Chứng khoán cũng đã phạt một cá nhân 600 triệu đồng về hành vi thao túng chứng khoán.(Thanhnien)
-----------------------
Nhân dịp Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 3-5/9 của để tham dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS lần thứ chín, theo lời mời của Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Ai Cập Tarek Kabil nhận định hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Ai Cập có nhiều triển vọng tốt và sẽ được mở rộng trong tương lai gần.
Phát biểu trước báo giới ngày 2/9 trước khi tháp tùng Tổng thống El-Sisi lên đường công du châu Á, ông Kabil khẳng định Ai Cập và Trung Quốc có mối quan hệ lịch sử đặc biệt. Trung Quốc luôn ủng hộ Ai Cập cả về phương diện chính trị và kinh tế. Người đứng đầu Bộ Công nghiệp và Thương mại Ai Cập nhấn mạnh: "Ai Cập và Trung Quốc mong muốn mở rộng các cấp độ hợp tác song phương hiện nay, nhất là trong lĩnh vực kinh tế".
Trong bối cảnh Ai Cập đang thực hiện các cải cách kinh tế quan trọng cũng như thúc đẩy nhiều dự án phát triển lớn, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống El-Sisi là cơ hội tốt để Ai Cập theo đuổi mục tiêu thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước trên một loạt lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các dự án hạ tầng thuộc đại dự án xây dựng thủ đô hành chính mới cũng như nhiều dự án điện và năng lượng tại Ai Cập.
Đây cũng là cơ hội để quốc gia Bắc Phi tham gia vào khuôn khổ hợp tác BRICS. Là quốc gia đông dân nhất khối Arab với khoảng 100 triệu người, Ai Cập sẽ là thị trường lớn đối với các ngành công nghiệp của Trung Quốc. Ai Cập hiện tham gia nhiều thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU), khối Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA), khối Mercosur và các khối khác - những thị trường mà hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc có thể tiếp cận 1,8 tỷ người tiêu dùng.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống El-Sisi, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Ai Cập Tarek Kabil dự kiến sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc và đại diện nhiều doanh nghiệp nước chủ nhà để thảo luận khả năng hợp tác trong các dự án khổng lồ giữa hai nước, trong đó có các dự án mạng lưới điện và hệ thống tàu điện ở Ai Cập. Ông Kabil cũng sẽ tham dự Hội chợ Expo Trung Quốc - các nước Arab, dự kiến diễn ra từ ngày 6-9/9 tại thành phố Ngân Xuyên, Trung Quốc. Tại đây, hai bên sẽ ký kết một số thỏa thuận đầu tư liên quan đến các lĩnh vực hóa chất, may mặc và vật liệu xây dựng.
Ai Cập và các nền kinh tế thành viên BRICS, nhất là Trung Quốc, có mối quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư ngày càng sâu rộng. Tổng kim ngạch thương mại giữa Ai Cập và các nước BRICS đạt 20 tỷ USD năm 2016, trong đó trao đổi buôn bán hai chiều giữa đất nước Kim tự tháp với Trung Quốc đã vọt lên 11,3 tỷ USD trong năm ngoái.
Với 5 thành viên là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, nhóm BRICS hiện chiếm 22% GDP toàn cầu, 40% dân số thế giới và đóng góp hơn 50% tăng trưởng toàn cầu. (TTXVN)
--------------------------
Theo các “headhunter”, mỗi ngành nghề có một mặt bằng lương khác nhau, trong đó ngành tài chính ngân hàng đang có mức chi trả lương cao hơn so với mặt bằng chung.
Hiện các công ty, tập đoàn tuyển dụng thông qua các trang tuyển dụng trực tuyến thường chọn cách công bố một dải lương nhất định nào đó cho từng vị trí. Tuy nhiên, do tính chất cạnh tranh của thị trường và sự khan hiếm nhân lực, thông tin về lương và chế độ dành cho các vị trí từ cấp trung trở lên thường không được công bố rộng rãi.
Tuy nhiên, thông tin “mật” này lại được các doanh nghiệp cung cấp cho các headhunter - "săn đầu người", để các tư vấn viên tìm những nhân sự phù hợp trên thị trường lao động.
Trong những công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng lớn, các tư vấn viên thường được sắp xếp tập trung vào một lĩnh vực ngành nghề cụ thể, như tài chính ngân hàng bảo hiểm, sản xuất, dịch vụ, bất động sản, công nghệ thông tin, ngành bán lẻ, ngành hàng tiêu dùng nhanh…
Mỗi tư vấn viên trong lĩnh vực ngành nghề liên quan đều là những người có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc trong ngành nghề đó, cũng như có sự hiểu biết về những nhân sự xuất sắc trong ngành. Đó chính là thế mạnh khi họ chuyển sang vai trò làm tư vấn tuyển dụng cho các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực.
Theo các headhunter, mức lương “khủng” của các lãnh đạo trong thời gian qua tập trung nhiều hơn ở ngành tài chính ngân hàng và bất động sản. Ảnh minh họa: VCB.
Theo số liệu từ Navigos Search, đơn vị chuyên tư vấn trong mảng nhân sự cấp trung, cấp cao, trong khoảng 2 năm trở lại đây, nhu cầu tuyển dụng các vị trí quản lý cấp trung và cấp cao cho các doanh nghiệp thuộc mảng sản xuất đang tăng đáng kể so với các ngành khác.
Trong quý II, các lĩnh vực chủ yếu trong mảng sản xuất, bao gồm xây dựng công nghiệp, điện/điện tử có nhiều nhu cầu tuyển dụng nhất. Tiếp đến là ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ, xếp thứ 3 về nhu cầu tuyển dụng là ngành công nghệ thông tin
Các ngành có nhu cầu tuyển dụng cấp trung và cấp cao tiếp theo bao gồm ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, ngành cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp như quảng cáo, giáo dục, ngành chăm sóc sức khỏe, du lịch khách sạn và vận tải…
Theo chia sẻ của chị Lan Ngô, người đã có 7 năm trong nghề “săn đầu người” lĩnh vực tài chính ngân hàng, ngành sản xuất có nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp lớn nhất trong quý, nhưng mức lương “khủng” trong thời gian vừa qua thường tập trung nhiều hơn ở tài chính ngân hàng và bất động sản.
Không chỉ các lãnh đạo cấp trung và cấp cao có mức lương khủng, thu nhập bình quân các nhân viên ngân hàng cũng đã tăng nhiều trong những năm gần đây.
Chị Lan Ngô cho biết thêm, mỗi lĩnh vực ngành nghề đều có một mặt bằng thu nhập đối với các nhân sự cấp trung và cấp cao khác nhau. Các công ty, tập đoàn cùng lĩnh vực kinh doanh thường đưa ra mức thu nhập chênh nhau không quá nhiều cho các ứng viên của mình.
“Hiện nay, nhân sự trong ngành tài chính ngân hàng đang có mức thu nhập cao hơn so với mặt bằng các ngành nghề khác. Việc các nhân sự trung và cao cấp trong ngành này được mời làm việc với mức thu nhập từ 100 triệu đồng/tháng trở lên là bình thường”, chị Lan cho hay.
Chị cũng tiết lộ trong thời gian làm tư vấn tuyển dụng nhân sự trong ngành tài chính ngân hàng tại Navigos Search, chị từng tư vấn thành công một vị trí lãnh đạo cấp cao tại một ngân hàng thương mại trong nước, với mức thu nhập lên tới 600-700 triệu đồng/tháng, cao nhất trong số các nhân sự cấp cao mà chị từng hỗ trợ.
Các vị trí trung và cao cấp khác trong lĩnh vực này cũng có mức thu nhập thông thường vào khoảng 3.000-4.000 USD/tháng.
Bà Nguyễn Phương Mai – Giám đốc điều hành Navigos Search, cũng từng cho biết các vị trí nhân sự cấp trung và cấp cao trong lĩnh vực CNTT tại các tổ chức tài chính lớn thường có mức lương dao động từ 10.000-15.000 USD mỗi tháng, tương đương 230-340 triệu đồng với những yêu cầu rất cao về chuyên môn, khả năng lãnh đạo và kỹ năng điều hành.
Và thông thường, mức lương và các chế độ mà các doanh nghiệp đưa ra cho ứng viên người nước ngoài sẽ cao hơn so với ứng viên người Việt.(Zing)
Ai có thể cản bước các ông lớn công nghệ?; Tập đoàn Dầu Khí lo mất 2 tỷ USD bù lỗ cho Lọc dầu Nghi Sơn; Mỹ cân nhắc áp đặt lệnh trừng phạt tài chính lên Venezuela; Tội phạm tham nhũng: Phá hoại “con voi”, thu hồi “con kiến“
Việt Nam nên nới lỏng các giao dịch vốn?; Đấu giá hạn ngạch nhập khẩu 89.500 tấn đường năm 2017; Người Việt chuyển 3 tỷ USD mua bất động sản tại Mỹ bằng cách nào; Công ty nuôi heo lỗ lớn
Người Mỹ dự trữ dầu nhiều khủng khiếp để làm gì?; Người Triều Tiên kiếm 1.300 USD một năm; Giá nhà ở Hà Nội giảm 12%; 4 ngành công nghiệp trọng yếu phát triển chưa xứng tiềm năng
Cựu lãnh đạo ngân hàng Thụy Sĩ thừa nhận giúp người Mỹ trốn thuế; Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lại ‘nghẽn’ vì thiếu vốn; Các đại gia Mỹ cất giữ 'núi tiền' ở nước ngoài; Mỹ ngừng điều tra bán phá giá với sợi polyester VN
Apple thất thế trước Amazon trong mảng kinh doanh dịch vụ; Hà Giang mời gọi xúc tiến đầu tư vào du lịch tại TP Hồ Chí Minh; Dự trữ ngoại hối Việt Nam trên 42 tỷ USD; Doanh nghiệp Đài Loan 'khát' lao động Việt Nam
Mở rộng kinh doanh chuỗi nhìn từ câu chuyện của The KAfe, Highlands và… các bà mẹ bỉm sữa; Apple lại làm giàu cho Nokia; Nhiều sai phạm ở dự án nghìn tỷ của FLC; Xuất khẩu gạo Japonica bất ngờ tăng vọt 300%
Lập ngân hàng con ở Việt Nam, UOB toan tính gì?; Có 7 đơn vị cung ứng dịch vụ tương tự Grab và Uber; Vụ ngân hàng ngoại đồng loạt thoái vốn: Đại diện NHNN nói gì?; Vì sao nhiều doanh nghiệp địa ốc lớn “tháo chạy” khỏi thị trường Bình Dương?
Mỹ lần đầu xuất gạo sang Trung Quốc; Lợi bất cập hại, Trung Quốc cấm nhập rác thải từ nước ngoài; 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất Gia Lai năm 2017; Tranh cãi về lộ trình tăng lương tối thiểu
Báo cáo Kiểm toán Nhà nước 2015: Hé lộ nhiều sai sót của Agribank; 8.000 nhân viên Vinasun nghỉ việc; Việt Namxuất khẩu vali ba lô túi xách hạng 5 thế giới; Đủ chiêu thải loại lao động trên tuổi 35
Quan hệ Mỹ - Trung: Đã hết rồi những giấc mơ đầu?; Úc chấm dứt một phần điều tra chống bán phá giá thép mạ kẽm nhập khẩu từ Việt Nam; Phạt ExxonMobil vì làm ăn với Nga thời Ngoại trưởng Mỹ làm giám đốc; Toàn ngành ngân hàng chuẩn bị đẩy nhanh xử lý nợ xấu
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự