tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-07-2016

  • Cập nhật : 01/07/2016

Standard & Poor's và Fitch đồng loạt hạ mức tín nhiệm của Anh

Standard & Poor's và Fitch đồng loạt hạ mức tín nhiệm của Anh

Ngày 27/6, hai hãng xếp hạng tín nhiệm là Standard & Poor's và Fitch đều đã hạ mức tín nhiệm của Anh, đồng thời cảnh báo các nguy cơ dẫn tới những biến động về kinh tế và chính trị sau khi đa số cử tri nước này bỏ phiếu ủng hộ rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, trong cuộc trưng cầu ý dân hôm 23/6 vừa qua. 

Standard & Poor's hạ 2 bậc tín nhiệm của “xứ sương mù” từ mức AAA xuống AA, đồng thời dự báo triển vọng kinh tế tiêu cực trong dài hạn đối với London. 
Tuyên bố của hãng nêu rõ quyết định Brexit là sự kiện có tác động mạnh đến sự phát triển lâu dài, khiến các chính sách của Anh ít ổn định và kém hiệu quả hơn. Brexit cũng có thể làm giảm hiệu suất kinh tế của nước này, trong đó có phân khúc các dịch vụ tài chính lớn vốn góp phần chủ yếu tạo việc làm cho người lao động. 
Trong khi đó, hãng Fitch cũng hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm đối với Anh từ AA+ xuống AA kèm theo dự báo triển vọng kinh tế kém khả quan. Hãng này cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Anh năm 2017 và 2018 xuống 0,9%, từ mức 2% trước đó. 
Fitch nhận định tình hình bất ổn xuất phát từ lựa chọn Brexit trong cuộc trưng cầu ý dân sẽ khiến tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh suy giảm đột ngột trong ngắn hạn. 
Bên cạnh đó, cả hai hãng đều đánh giá khả năng Scotland tổ chức lần hai cuộc trưng cầu ý dân về việc tách khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh như một nguy cơ rủi ro cao đối với tương lai của nước này. 
Sự biến động về chính trị hậu Brexit, trong đó có quyết định từ chức của Thủ tướng David Cameron và cuộc khủng hoảng lãnh đạo của Công đảng đối lập, cùng những chia rẽ trong nội bộ đảng Bảo thủ cầm quyền và việc thiếu đi đường hướng rõ ràng trong mối quan hệ thương mại của Anh với EU trong tương lai là những nguyên nhân khiến nước này phải đối diện ngày càng nhiều nguy cơ bất ổn, như suy giảm lòng tin, hoạt động đầu tư, tăng trưởng GDP và các lĩnh vực tài chính công ở Anh giảm sút... 

Trước đó, trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 23/6 vừa qua, 51,9% cử tri Anh đã lựa chọn ra khỏi EU, so với tỷ lệ 48,1% cử tri bỏ phiếu ở lại EU. Kết quả này được xem là một “cú sốc” mạnh đối với các thị trường châu Âu, đồng thời khiến đồng bảng Anh sụt giảm xuống mức thấp chưa từng thấy trong vòng 30 năm qua. Trước tình hình này, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's cũng đã đưa ra dự báo “tiêu cực” về triển vọng kinh tế Anh, song vẫn giữ nguyên mức xếp hạng AA1.(VN+)


Dự báo niềm tin sản xuất tháng 7 của Hàn Quốc không đổi

Nhà sản xuất Hàn Quốc bi quan về triển vọng của họ trong tháng 7 như tình trạng sản xuất vào tháng sáu, một cuộc khảo sát củangân hàng trung ương cho thấy hôm thứ Tư (29/6).
Chỉ số khảo sát sản xuất kinh doanh của Hàn Quốc cho tháng 7 đang ở mức điều chỉnh theo mùa 72, giống với chỉ số của tháng 6.
Chỉ số này dưới 100 chỉ ra rằng số lượng các công ty ước tính suy giảm giá trị trong điều kiện kinh doanh cho các tháng sắp tới ngày càng nhiều hơn so với các công ty cải thiện được tình trạng kinh doanh.
Số liệu của tháng 6 đạt mức cao trong tháng bảy, nhưng vẫn còn quá thấp so với điểm trung lập ở 100.
Các chỉ số cho thấy các nhà sản xuất cảm thấy bi quan hơn về nhu cầu trong nước hơn là triển vọng xuất khẩu vào tháng 7.
Khi được hỏi những vấn đề lớn nhất của họ liên quan đến kinh doanh trong tương lai, những người tham gia cuộc khảo sát đã chỉ ra những bất ổn kinh tế và tiêu thụ trong nước chậm chạp.
Ngày 27/6, chính phủ tuyên bố sẽ đề xuất một ngân sách bổ sung khoảng 10 nghìn tỷ won (8,44 tỷ USD) để quốc hội sớm phê chuẩn, nhằm đối phó với những tác động của biến động thị trường bởi Brexit, xuất khẩu yếu, và một cuộc cải tổ doanh nghiệp vận tải biển của Hàn Quốc và ngành công nghiệp đóng tàu. 
Chính phủ cho biết, họ đang lo ngại đà phát triển chậm lại trong khu vực tư nhân trong bối cảnh xuất khẩu yếu.(Vinanet)

Tăng trưởng kinh tế Tây Ban Nha giảm nhẹ trong quý II

Tăng trưởng kinh tế Tây Ban Nha giảm nhẹ trong quý II, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự báo sẽ tăng 0,7% so với quý trước sau khi tăng trưởng 0,8% trong quý I, Ngân hàng của Tây Ban Nha cho biết vào hôm thứ Ba (28/6).

"Những thông tin gần đây nhất tiếp tục chỉ ra  tăng trưởng kinh tế phục hồi," Ngân hàng Tây Ban Nha cho biết trong báo cáo hàng tháng mới nhất.

Viện thống kê quốc gia công bố dữ liệu GDP sơ bộ chính thức vào ngày 29/7.

Ngân hàng trung ương nhấn mạnh vẫn còn quá sớm để nói như thế nào thị trường suy thoái mạnh sau khi cuộc bỏ phiếu của Anh rời khỏi Liên minh châu Âu vào ngày 23/6 sẽ ảnh hưởng đến trung hạn và dài hạn.


Đói nguyên liệu, nhiều nhà máy giảm 50% công suất

Nhiều nhà máy thủy sản chỉ hoạt động với khoảng 50%-60% công suất do thiếu hụt nguồn cung tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, theo Bộ NN&PTNT.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do tình hình hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài trong thời gian qua khiến nhiều loài thủy sản bị dịch bệnh, diện tích nuôi giảm. Đơn cử diện tích cá tra sáu tháng đầu năm của các tỉnh ĐBSCL giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thu hoạch tôm nước lợ của 10 các tỉnh vùng ĐBSCL cũng giảm khá mạnh.

Riêng ngành sản xuất cá tra sáu tháng đầu năm 2016 tiếp tục gặp hàng loạt khó khăn như thị trường tiêu thụ bấp bênh, giá cá không ổn định.


Ngành dệt may phải cấu trúc lại sản xuất

 Ông Nguyễn Hồng Giang, phó chủ tịch Hiệp hội Bông sợi VN (Vcosa), đã khuyến cáo như vậy ở “Hội nghị quốc tế diễn đàn dệt may VN 2016 lần thứ hai” diễn ra tại TP.HCM sáng 29-6.

Dù đứng trong top 5 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất toàn cầu nhưng ngành dệt may VN cần phải cân đối, cấu trúc lại sản xuất sao cho phù hợp với mô hình phát triển dệt may toàn cầu theo hướng phải có chỗ đứng trong chuỗi cung ứng khép kín của các nhà đặt hàng quốc tế. 

Theo Vcosa, dù VN đã ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) như TPP, EVFTA... nhưng các doanh nghiệp dệt may nội địa có ít cơ hội hưởng được lợi ích từ các FTA so với các doanh nghiệp FDI do khả năng chủ động nguồn nguyên liệu kém hơn.

Một trong những nguyên nhân là ngành dệt may trong nước đang thiếu nhân lực trầm trọng ở lĩnh vực dệt nhuộm, vốn đòi hỏi trình độ nắm bắt công nghệ tương đối cao, chưa kể nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực sợi, dệt, vải vẫn chủ yếu đến từ khối doanh nghiệp FDI.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-02-2016

    Vàng được dự báo có thể 'cứu' nhà đầu tư trong năm 2016
    Càng lớn càng khó - nghịch lý của các hãng dầu
    Doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư vào Việt Nam hơn Trung Quốc
    Trung Quốc mua hãng sữa lớn nhất Australia
    Chỉ số giá tiêu dùng tăng trở lại trong tháng Tết

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-02-2016

    Johnson & Johnson bồi thường 72 triệu USD vì phấn rôm gây ung thư
    Hãng Mars thu hồi chocolate tại Việt Nam và nhiều nước
    Giá lương thực tăng 0,66% nhờ tăng xuất khẩu gạo
    Phí “gầm bàn” khiến các nhà đầu tư Nhật Bản ái ngại 
    Hơn 75% công ty có nhu cầu tuyển dụng sau tết

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-02-2016

    Tuyển dụng con ông cháu cha ở Trung Quốc, HSBC bị điều tra 
    Bà Nguyễn Thị Như Loan cầm cố tài sản, vay hơn 1.600 tỷ đồng
    Hòa Phát đạt doanh thu tỷ đô
    Người Trung Quốc thích mua hàng xa xỉ trên mạng
    Việc nhẹ lương cao không ai làm ở New Zealand

  • Tin kinh tế đọc nhanh 25-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 25-02-2016

    Trung Quốc "đau đầu" vì tình trạng dư cung của ngành công nghiệp nặng
    Đề xuất cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện
    Thực hiện nghiêm túc các cam kết hội nhập trong lĩnh vực tài chính
    Giá trị xuất khẩu của 4 nhóm hàng chủ lực sụt giảm mạnh
    Các nhà xuất khẩu thực phẩm Australia “để mắt” tới Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-02-2016

    Với TPP: DN Việt cần sẵn sàng đón cơ hội hợp tác
    Giá dầu chờ đợi cuộc họp tháng 3 của FED
    Cổ phiếu này giảm hơn 50% sau khi bị FBI điều tra và trở thành mục tiêu bán khống
    35.000 tấn lốp cũ tồn ở cảng biển sẽ được bán cho các công ty
    Mất tiền tỷ khi giảm giá cước, doanh nghiệp chịu "nhục" chây ỳ?

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-02-2016

    Đừng quá lo ngại áp lực tỷ giá, lãi suất
    Sắp có “quà riêng” tái cơ cấu ngân hàng
    Khơi nguồn tài chính cho công nghiệp hỗ trợ
    Theo chân Volkswagen, Mercedes bị tố gian lận khí thải tại Mỹ
    Tổng thống Mỹ lạc quan về triển vọng Quốc hội thông qua TPP

  • Tin kinh tế đọc nhanh 24-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 24-02-2016

    Chuyên gia Yun Hang Jin: Cú sốc tỷ giá có khả năng lặp lại trong năm nay
    Đây có thể là lý do cổ phiếu chứng khoán tăng mạnh
    TP HCM dùng 7,37 tỷ USD vốn vay ODA để xây dựng 8 dự án
    Vingroup phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu
    Gemadept chính thức được cấp phép trồng cây cao su tại Campuchia

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-02-2016

    Cảnh báo "bội thực" căn hộ cao cấp tại TP.HCM
    Đức khảo sát đầu tư phát triển giao thông đô thị tại Cần Thơ
    Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành nguy cơ "phá sản"
    TPHCM: Kiến nghị chọn chủ đầu tư Khu phúc hợp 4.000 tỷ đồng tại Thủ Thiêm
    Năm 2016, phân khúc đất nền có khả năng tạo "sóng"

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-02-2016

    Hai kịch bản cho chứng khoán cuối tháng 2
    22 tỉ USD vốn ODA chưa giải ngân
    Ngân hàng Nhà nước phát hành 6.000 tỉ đồng tín phiếu kho bạc
    Nhiều doanh nghiệp bất động sản lãi đột biến
    Bộ GTVT cổ phần hóa dứt điểm những “ca” khó trong năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-02-2016

    Trung Quốc phong tỏa tài khoản ngân hàng của người Triều Tiên
    Lọc dầu Dung Quất có nguy cơ ngừng sản xuất
    Forbes: Quảng cáo video trên di động lên ngôi tại Việt Nam
    Đề xuất đáng chú ý với nhà ở hình thành trong tương lai
    Giám đốc IMF cảnh báo giá dầu thấp lâu dài