tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 31-03-2017

  • Cập nhật : 31/03/2017

Malaysia đổ tiền vào TP.HCM nhiều nhất

Trong ba tháng đầu năm, kinh tế TP tăng trưởng cao hơn cùng kỳ, đạt 7,46% (cùng kỳ tăng 7,08%).

Theo báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội TP vừa được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM công bố sáng nay 31-3 cho thấy trong ba tháng đầu năm, kinh tế TP tăng trưởng cao hơn cùng kỳ, đạt 7,46% (cùng kỳ tăng 7,08%).

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài, trong đó  vốn đầu tư đưa vào thực hiện đạt 9.441 tỉ đồng, tăng 10,6% so cùng kỳ. Tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, trong ba tháng đầu năm TP thu hút được 574,71 triệu USD (tăng 56,7% so với cùng kỳ).

Tính đến thời điểm hiện tại, Malaysia có vốn đầu tư FDI chiếm tỉ trọng lớn nhất trên địa bàn TP với tỉ lệ đạt 33,3% tương đương với 44,29 triệu USD. Tiếp theo là Nhật Bản chiếm 22% với 29,19 triệu USD; Hà Lan chiếm 12% với 16 triệu USD; Thái Lan chiếm 8% với 10,64 triệu USD.

Quận Tân Bình hiện là địa bàn thu hút vốn đầu tư nhiều nhất (44,2%) với 58,91 triệu USD; tiếp theo là quận 1 chiếm 27,1% với 36,1 triệu USD; huyện Nhà Bè chiếm 8,8% với 11,7 triệu USD; quận 7 với 5,28 triệu USD chiếm 3,9%.

Trong số các ngành thu hút nhiều đầu tư nước ngoài như sửa chữa ô tô xe máy, công nghệ chế biến, thông tin truyền thông..., thì ngành xây dựng của TP thu hút 10,32 triệu USD, tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ năm 2016.

Cũng theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP, thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn trong quý I tiếp tục ổn định, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn, dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp, khách hàng và người dân.

Tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đến cuối tháng 3 đạt 1.795.200 tỉ đồng, tăng 1% so cuối năm 2016 và tăng 11,1% so cùng kỳ. Trong đó, tiền gửi VNĐ tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn so với ngoại tệ và chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động, chiếm hơn 87,47% tổng nguồn vốn huy động.

Tỉ lệ nợ xấu đến cuối tháng 01/2017 là 4,09% trong tổng dư nợ, tăng 0,05% so cuối năm 2016 (chiếm 4,04%).

------------------------------------------

Đà Nẵng đình chỉ xây dựng dự án The Sunrise bay

Sáng 31-3, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Văn Dũng, chánh Thanh tra Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, cho biết ngày 27-3, Thanh tra Sở đã lập biên bản đình chỉ xây dựng dự án The Sunrise bay (Khu đô thị quốc tế Đa Phước Đà Nẵng). 

du an the sunrise bay da nang (khu do thi quoc te da phuoc da nang) da bi dinh chi thi cong - anh: doan cuong

Dự án The Sunrise Bay Đà Nẵng (Khu đô thị quốc tế Đa Phước Đà Nẵng) đã bị đình chỉ thi công - Ảnh: Đoàn Cường

Theo ông Dũng, hiện nay chủ đầu tư chưa có giấy phép xây dựng, chưa hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hiện chủ đầu tư mới chỉ san ủi đất để làm đường và làm một số cống. Tuy nhiên sở đã yêu cầu dừng mọi việc thi công.

Sau khi lập biên bản, Thanh tra Sở giao cho UBND quận Hải Châu và UBND phường Thanh Bình giám sát.

Ông Dũng cho biết đối với các dự án hiện ở Đà Nẵng, TP tạo điều kiện để chủ đầu tư có thể tiến hành làm ba thủ tục song song là giấy phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường và phòng cháy chữa cháy, nhưng yêu cầu bắt buộc là khi khởi công dự án thì phải có đầy đủ ba thủ tục trên.

Trước đó, tại cuộc họp báo ngày 27-3, ông Lê Quang Nam, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP Đà Nẵng, cho biết đối với dự án khu đô thị ở khu vực (nay là dự án The Sunrise bay - PV) đã được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt từ năm 2007.

Đến năm 2016 thì UBND TP có điều chỉnh phê duyệt qui hoạch đối với dự án. Về nguyên tắc khi thay đổi điều chỉnh qui hoạch thì phải đánh giá tác động môi trường lại vì khi thay đổi qui hoạch thì công năng hoạt động khác với ban đầu.

“Đối với dự án này, nội dung thay đổi trước kia sân gôn và nhà cao tầng nay không làm nữa mà làm biệt thự. Hiện nay chủ đầu tư đã nộp đánh giá tác động và Bộ TN-MT đang thẩm định.” - ông Nam cho biết.

Còn khi được hỏi vì sao dự án này, chưa hoàn thành các thủ tục theo qui định mà đã công khai mở bán, ông Vũ Quang Hùng, giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, cho biết liên quan đến thông tin chủ đầu tư dự án này đang rao bán nhà đất trên mạng, hiện sở đã báo cáo UBND TP và các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra.

Được biết, dự án The Sunrise Bay được UBND TP Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 25-9-2007 trên diện tích gần 180ha, gồm khu nhà phức hợp nhà phố - biệt thự biển - thương mại - khách sạn & dịch vụ giải trí.(Tuoitre)
---------------------------------------------

Tài trợ cho Lào gần 1 triệu USD lo an sinh xã hội

Ngày 31-3, tại Lễ kỷ niệm 5 năm (2012-2017) xây dựng, phát triển Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tại Lào (VietinBank Lào) tại thủ đô Vientiane, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Tổng giám đốc VietinBank Lào, ông Lê Quốc Nam cho biết đến nay, VietinBank đã tài trợ khoảng 900.000 USD cho hoạt động an sinh xã hội, xây dựng công trình văn hóa, đóng góp các thiết bị y tế, giáo dục, hỗ trợ cuộc sống của các hộ nghèo.

Có thể kể đến như: tài trợ 200.000 USD xây dựng Nhà văn hóa Luangprabang, chuyển cho Chính phủ Lào 200.000 USD làm công tác an sinh xã hội; tài trợ 300.000 USD mua các thiết bị máy móc y tế cho bệnh viện tại Lào; phối hợp cùng với Bệnh viện mắt TP HCM tài trợ 48.000 USD mổ mắt miễn phí cho Cựu chiến binh Lào; tài trợ 100 máy tính trị giá 50.000 USD cho Trung ương Đoàn thanh niên cách mạng Lào để phục vụ công tác học tập cho sinh viên...

Từ 1 chi nhánh quy mô nhỏ với vốn điều lệ 22 triệu USD với khoảng 17 người và 4 phòng ban nghiệp vụ, đến nay VietinBank Lào đã nâng cấp thành công lên ngân hàng con, vốn điều lệ 50 triệu USD. Vietinbank Lào đã có 1 trụ sở chính, 1 phòng giao dịch quy mô lớn tại Vientiane và 1 chi nhánh tỉnh Champasak. Tổng số nhân viên gần 90 cán bộ với 7 phòng ban chuyên trách các nghiệp vụ của ngân hàng.

tru so vietinbank lao tai thu do vieng chan​

Trụ sở VietinBank Lào tại thủ đô Viêng Chăn​

Trong những năm qua, VietinBank Lào đã hỗ trợ, đồng hành cùng nhiều dự án trọng điểm của các doanh nghiệp Việt Nam lớn đầu tư thành công tại Lào ở các lĩnh vực như: đoàn cao su, xăng dầu, viễn thông, khách sạn, may mặc, hóa chất- muối mỏ vàc các tập đoàn; hay các công ty FDI lớn tại Lào như Tập đoàn Kolao, CP, Manignhom…

Ông Lê Quốc Nam cho biết thêm, cuối năm 2017, VietinBank Lào sẽ tiếp tục mở chi nhánh mới ở tỉnh Savanakhet. Trong tương lai sẽ đẩy mạnh phát triển mạng lưới tại một số tỉnh trọng điểm của Lào như: Bolikhamxay, Luangprabang, Atapu…

Tính đến 31-12-2016, tổng tài sản của VietinBank Lào đạt 222 triệu USD, tăng 17% so với năm 2015 và tăng 435% so với năm đầu tiên thành lập (2012).

Đáng chú ý, ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VietinBank, cũng cho biết VietinBank Lào không bị khoản nợ xấu nào do cơ chế quản trị rủi ro chặt chẽ, chọn lọc khách hàng và dự án vay vốn, cũng như có rà soát thẩm định cả từ cấp trực tiếp quản lý hoạt động tại thị trường và cấp hội sở tại Việt Nam.(Nld)
------------------------------------------------

Việt Nam áp dụng chống bán phá với thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc

VietTimes -- Ngày 30/3, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1105/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ (còn gọi là tôn mạ) có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (bao gồm Hongkong) và Hàn Quốc nhập vào Việt Nam.

Nguyên Hồng - /

anh minh hoa. nguon internet

Ảnh minh họa. Nguồn Internet


Các sản phẩm có mã HS: 7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12; 7210.49.13; 7210.49.19; 7210.50.00; 7210.61.11; 7210.61.12; 7210.61.19; 7210.69.11; 7210.69.12; 7210.69.19; 7210.90.10; 7210.90.90; 7212.30.10; 7212.30.20; 7212.30.91; 7212.30.99; 7212.50.11; 7212.50.12; 7212.50.19; 7212.50.21; 7212.50.22; 7212.50.29; 7212.50.91; 7212.50.92; 7212.50.99; 7212.60.10; 7212.60.20; 7212.60.90; 7225.92.90; 7226.99.11; 7226.99.91.

Cũng theo Bộ Công Thương, biện pháp chống bán phá giá chính thức được áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung, cụ thể như sau: 

Với nhà sản xuất/xuất khẩu Yieh Phui (China) Technomaterial Co., Ltd, mức thuế chống bán phá giá là 3,17%. Nhà sản xuất/xuất khẩu là Bazhou Sanqiang Metal Products Co., Ltd thì mức thuế chống bán phá giá là 26,36%.

Với nhà sản xuất BX Steel POSCO Cold Rolled Sheet Co., Ltd mức thuế chống bán phá giá là 38,34%. Nhà sản xuất Bengang Steel Plates Co., Ltd mức thuế chống bán phá giá là 27,36%.

Trong khi đó, nhà sản xuất Tianjin Haigang Steel Coil Co., Ltd cũng bị áp mức thuế chống bán phá giá là 26,32% và mức 7,02% được áp cho nhà sản xuất là công ty POSCO...

Quyết định việc áp chống bán phá giá với các nhà sản xuất trên sẽ có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký quyết định trên.

Trước đó, ngày 21/3, Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đã kết luận có tình trạng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và có tình trạng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể.

Bên cạnh đó, Hội đồng xử lý vụ việc cũng kết luận có mối quan hệ giữa việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước.

Căn cứ kết luận điều tra cuối cùng của Cơ quan điều tra và kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc, Bộ Công Thương đã quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với cá nhà sản xuất/xuất khẩu trên.

Bộ Công Thương cũng khẳng định, trường hợp thương nhân không xuất trình được C/O phù hợp để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, mức thuế chống bán phá giá áp dụng sẽ là mức thuế cao nhất (38,34%).

Thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng trong vòng 5 năm kể từ ngày Quyết định có hiệu lực. Sau 1 năm, các bên liên quan có quyền yêu cầu rà soát thuế chống bán phá giá theo quy định tại Điều 24 pháp lệnh 20.

"Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn căn cứ theo quy định tại chương IV, Pháp lệnh 20," Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho hay.(Viettimes)

Trở về

Bài cùng chuyên mục