tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-06-2018

  • Cập nhật : 28/06/2018

EU khẳng định sẽ trả đũa bất cứ động thái áp thuế nào của Mỹ

Mới đây, trả lời phỏng vấn của báo Le Monde của Pháp, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) cho biết khối này sẽ trả đũa bất cứ động thái tăng thuế nào của Mỹ áp lên ô tô sản xuất tại EU.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/6 đã đe dọa áp đặt mức thuế 20% đối với tất cả các xe nhập khẩu được lắp ráp ở EU.

Những lời đe dọa trên được đưa ra một tháng sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ tiến hành cuộc điều tra xem liệu sản phẩm ô tô nhập khẩu có là một mối đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ hay không.

Theo Ủy viên EU phụ trách vấn đề Việc làm, Tăng trưởng, Đầu tư và Cạnh tranh Jyrki Katainen, nếu Mỹ quyết định tăng thuế nhập khẩu, EU sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài trả đũa.

Tổng thống Trump đã nhiều lần cảnh báo ông sẽ không do dự áp đặt thêm các mức thuế mới đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu vào Mỹ, đặc biệt là ô tô của Đức, để bảo vệ ngành công nghiệp ô tô của Mỹ

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết ông muốn kết thúc cuộc điều tra thăm dò vào cuối tháng Bảy hoặc tháng Tám tới, bên cạnh kế hoạch tổ chức hai ngày lấy ý kiến công chúng về vấn đề này vào tháng tới.

Bộ Thương mại Mỹ có thời hạn đến tháng 2/2019 để điều tra về việc liệu hoạt động nhập khẩu ô tô và phụ tùng ô tô có gây rủi ro cho an ninh quốc gia của Mỹ hay không.

Mỹ hiện đang áp đặt mức thuế 2,5% đối với xe ô tô con và 25% đối với xe bán tải nhập khẩu từ EU. EU cũng áp đặt lại một mức thuế 10% đối với xe ô tô nhập khẩu từ Mỹ.

Đề xuất áp thuế của Tổng thống Mỹ đã thu hút sự lên án mạnh mẽ từ các nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa cũng như các hội đoàn kinh doanh tại nước này. Một nhóm đại diện cho các nhà sản xuất ô tô lớn của Mỹ và cả nước ngoài đã khẳng định rằng hoạt động nhập khẩu xe không gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Bên cạnh đó, Phòng Thương mại Mỹ cho biết sản lượng ô tô của nước này đã tăng gấp đôi trong vòng thập niên vừa qua. Đồng thời, cơ quan này cho rằng chính sách áp thuế quan sẽ dẫn đến một cú sốc lớn đối với ngành công nghiệp ô tô của Mỹ và đe dọa sẽ kích động một cuộc chiến thương mại quy mô toàn cầu.

Ngay sau khi thông báo của Tổng thống Mỹ được công bố, giá cổ phiếu của các nhà sản xuất ô tô châu Âu đều sụt giảm. Cổ phiếu của các nhà sản xuất ô tô Mỹ như Ford Motor và General Motors cũng không nằm ngoài làn sóng giảm điểm.(TTXVN)
-------------------------

Đề xuất đánh thuế tài sản giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên

Nếu như đề xuất cũ của Bộ Tài chính về việc đánh thuế tài sản đối với nhà từ 700 triệu đồng trở lên thì chuyên gia cho rằng, chỉ nên đánh thuế tài sản có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên…

Thông tin tại hội thảo “Thuế tài sản và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam” chiều 26/6, bà Lê Thị Mai Liên, Trưởng Ban Chính sách Tài chính công, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, hiện có 174/193 nước áp dụng thuế tài sản và trở thành nguồn thu quan trọng của các quốc gia, giúp tăng tính tự chủ, tự quyền của các địa phương.

Theo bà Liên, hiện trên thế giới có những tên gọi khác nhau về loại thuế này như thuế bất động sản, thuế nhà đất, thuế tài sản. Trong đó, có 65 nước gọi là thuế tài sản, 51 nước gọi là thuế bất động sản. Vì thế, bà cho rằng, luật thuế mới nên lấy tên gọi là Thuế bất động sản.

theo cac chuyen gia, nen danh thue tai san co gia tri tu 5 ty dong tro len va can co bieu thue luy tien nham bao dam nguoi cang so huu nhieu nha cang bi danh thue cao.

Theo các chuyên gia, nên đánh thuế tài sản có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên và cần có biểu thuế lũy tiến nhằm bảo đảm người càng sở hữu nhiều nhà càng bị đánh thuế cao.

Phương pháp tính thuế dựa trên giá trị thị trường của tài sản. Phương pháp này được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Đan Mạch, Nam Phi. Chu kỳ định giá, giá trị tính thuế thường ổn định trong một thời gian nhất định (3-5 năm) nhằm giảm chi phí hành chính và đơn giản hóa trong quản lý.

Về đối tượng chịu thuế, nên quy định ngưỡng diện tích chịu thuế đối với nhà, đất, vượt một ngưỡng nhất định mới phải nộp thuế.

Bà Liên đề xuất, Luật thuế Tài sản nên quy định khung thuế suất, trên cơ sở đó phân cấp cho các địa phương tự quy định mức thuế suất phù hợp với trình độ phát triển của địa phương. Đồng thời, nên có các mức thuế suất phân biệt theo mục đích sử dụng đất nhằm đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo tính ưu tiên đối với từng lĩnh vực trong từng thời kỳ. 

Đề xuất thêm, bà Liên cho rằng, nên đánh thuế lũy tiến nhằm mục đích phân phối lại và đảm bảo công bằng theo chiều dọc.

Góp ý về phương án tính thuế, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, nên cộng dồn tài sản sở hữu và chỉ đánh thuế tài sản có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên; tránh tình trạng đánh thuế vào người có thu nhập thấp. Bởi lẽ, ở nhiều nước, người dân đa số là đi thuê nhà, chỉ những ai có năng lực tài chính dồi dào mới mua nhà, sở hữu nhà. Nhưng ở Việt Nam, người thu nhập thấp vẫn mua nhà, có nhà.

Dự thảo của Bộ Tài chính hiện tại đề xuất mức thuế với nhà và đất đều là 0,4%, theo LS Trương Thanh Đức, mức thuế nên để mức thấp, có thể là 0,1% và có lộ trình tăng dần sau đó khoảng 10 năm.

Đặc biệt, ông Đức đề xuất, cần có biểu thuế lũy tiến, có thể gấp ít nhất 10 lần mức khởi điểm với người có nhiều tài sản. Ví dụ, mức thuế thấp nhất là 0,1% và với người có nhiều tài sản, mức thuế ít nhất là 1%. Có như vậy mới bảo đảm người càng sở hữu nhiều nhà càng bị đánh thuế cao, cũng giống như thuế thu nhập cá nhân, người có thu nhập cao chịu mức thuế cao hơn.

LS Đức cho rằng, nên để ngưỡng giá trị chịu thuế là nhà đất có giá trị 5 tỷ đồng, theo mức giá thị trường thay vì giá cố định của UBND tỉnh, thành phố quy định và chỉ dựa vào giá để đánh thuế chứ không cần dựa vào vị trí hay diện tích nhà.

Chia sẻ về thuế tài sản tại Canada, ông Nicolas Drouin, chuyên gia phát triển, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam cho hay, thuế tài sản ở Canada được xem xét dựa trên nguyên tắc số tiền nộp thuế phụ thuộc vào giá trị tài sản sở hữu. Canada chỉ áp dụng một mức thuế chung cho cả nhà và đất.

Ở Canada Thuế tài sản là nguồn thu chính của các địa phương và do các địa phương quản lý, thường được dùng để trang trải các dịch vụ do chính quyền đô thị cung cấp, như giáo dục, văn hóa giải trí, y tế, phúc lợi, nhà ở (cho người cao tuổi, nhà cho thuê giá thấp), giao thông vận tải…

Dẫn chứng tại bang Ontario, ông Nicolas Drouin cho biết, chính quyền bang Ontario được ban hành luật, đưa ra các chính sách về thuế tài sản và quy định mức thuế giáo dục. Chính quyền đô thị sẽ xác định nhu cầu thu ngân sách, xác định mức thuế áp dụng tại đô thị và thực hiện thu thuế tài sản. Cứ 4 năm một lần, Tập đoàn định giá Tài sản Ontario sẽ định giá khoảng 5 triệu tài sản.

Cũng theo chia sẻ của ông Nicolas Drouin, có đến 200 tiêu chí được sử dụng để định giá nhà ở; song chỉ có 5 tiêu chí quan trọng chiếm đến 85% nội dung định giá, đó là: vị trí, kích thước lô đất, khu dân cư, tuổi đời tài sản, chất lượng xây dựng.

Ở bang Ontario, mỗi hộ gia đình vẫn phải đóng thuế tài sản, nhưng sau khi khai báo thu nhập cá nhân, nếu hộ gia đình nào thuộc nhóm thu nhập thấp sẽ được tính giảm trừ.(Infonet)
-----------------------------

6 tháng, tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm của các dự án FDI tăng 5,7%

Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 20,33 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/6/2018, cả nước có 1.366 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 11,8 tỷ USD, bằng 99,7% so với cùng kỳ năm 2017; có 507 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 4,43 tỷ USD, bằng 86,2% so với cùng kỳ năm trước.

Cả nước có 2.749 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp gần 4,1 tỷ USD, tăng 82,4% so với cùng kỳ 2017.

Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 20,33 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 8,37 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài, kể cả dầu thô đạt 80,86 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm gần 71% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 79,84 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ 2017 và chiếm 70,1% kim ngạch xuất khẩu.

Theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đạt 7,91 tỷ USD, chiếm 38,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,54 tỷ USD, chiếm 27,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,5 tỷ USD, chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo đối tác đầu tư, có 87 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 6,47 tỷ USD, chiếm 31,8% tổng vốn đầu tư.

Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,06 tỷ USD, chiếm 24,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,39 tỷ USD, chiếm 11,8% tổng vốn đầu tư.

Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 55 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 5,87 tỷ USD, chiếm 28,9% tổng vốn đầu tư.

Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 3,68 tỷ USD, chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư. Bà Rịa-Vũng Tàu đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 1,93 tỷ USD chiếm 9,5% tổng vốn đầu tư.

Một số dự án lớn được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2018 là: dự án Thành phố thông minh tại xã Hải Bối và Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội, tổng vốn đầu tư 4,138 tỷ USD do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư với mục tiêu xây dựng khu đô thị thông minh, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và xã hội…

Dự án Nhà máy sản xuất polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại Việt Nam, cấp phép ngày 30/5/2018 với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,201 tỷ USD do Hyosung Corporation (Hàn Quốc) đầu tư tại Bà Rịa-Vũng Tàu.

Dự án Công ty Trách nhiệm hữu hạn Laguna (Việt Nam), cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 7/3/2007 do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Thừa Thiên-Huế đã điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,12 tỷ USD vào ngày 25/5/2018 (Vietnam+)
------------------------

Dự trữ tại Mỹ giảm, giá dầu đạt đỉnh kể từ tháng 11/2014

Giá dầu WTI ngày 27/6 tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2014 nhờ các yếu tố như nguồn cung tại Mỹ giảm mạnh và nguồn cung tại Libya, Canada bị gián đoạn.

Giá dầu WTI giao tháng 7 tăng 3,2% lên 72,76 USD/thùng. Trong phiên giao dịch, có lúc giá WTI chạm 73,06 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 28/11/2014.

Giá dầu Brent tăng 1,42% lên 77,22 USD/thùng.

Dự trữ dầu thô Mỹ giảm 9,891 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 22/6, vượt xa dự báo giảm 2,572 triệu thùng, theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).

Dự trữ dầu thô Mỹ giảm, nhiều nhất kể từ tháng 9/2016, trong bối cảnh xuất khẩu tăng lên mức kỷ lục 3 triệu thùng/ngày do nhu cầu thế giới tăng và gián đoạn nguồn cung từ Canada, Libya. Giao tranh giữa phiến quân và phe chính phủ tại Libya đã ảnh hưởng đến ngành dầu mỏ nước này. Trong khi đó, cơ sở Syncrude của Canada, sản lượng 350.000 thùng/ngày, phải tạm đóng cửa.

Sản lượng dầu thô của Mỹ vẫn ở mức kỷ lục 10,9 triệu thùng/ngày, theo EIA.

Giá dầu còn được thúc đẩy nhờ dự báo xuất khẩu dầu thô của Iran giảm, sau khi Mỹ ngày 26/6 kêu gọi đồng minh dừng mua dầu từ Iran, hạn chót ngày 4/11. Các lệnh trừng phạt sắp tới của Mỹ với Iran, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ ba trong OPEC, có thể khiến nguồn cung dầu toàn cầu chịu áp lực hơn nữa. Iran xuất khẩu hơn 2 triệu thùng/ngày.(NDH)

Trở về

Bài cùng chuyên mục