Điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2015; Hé lộ số phận 12 dự án nghìn tỉ thua lỗ; Năng suất muối Bến Tre giảm hơn 70%; Công ty lữ hành bị phạt vì dùng hướng dẫn viên du lịch 'rởm'

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được yêu cầu phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ để khẩn trương hoàn thiện đề án, báo cáo Bộ Công Thương trước ngày 20/5.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ban hành Chỉ thị số 05/CT-BCT về việc đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Công Thương giai đoạn 2017 - 2020.
Về việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước xây dựng kế hoạch, lộ trình sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước trong giai đoạn 2017 - 2020, báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt trong tháng 5/2017 theo thẩm quyền hoặc thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đối với 4 Tập đoàn phải trình đề án tái cơ cấu gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), yêu cầu phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ để khẩn trương hoàn thiện đề án, báo cáo Bộ Công Thương trước ngày 20/5/2017.
Tổ chức triển khai công tác cổ phần hóa các đơn vị thành viên theo đúng kế hoạch và tiến độ đã được phê duyệt; tuân thủ các quy định hiện hành về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, tồn đọng tài chính kéo dài, không đủ điều kiện thực hiện cổ phần hóa phải kiên quyết thực hiện sắp xếp, sáp nhập hoặc phá sản theo quy định của Nhà nước.
Chỉ thị cũng cho biết, tăng cường công tác quản lý kiểm tra, giám sát, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư không có hiệu quả, hiệu quả thấp; có cơ chế kiểm soát phù hợp trong việc mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp, tránh lợi ích nhóm, thất thoát vốn và tài sản nhà nước.
Bên cạnh đó, xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; xử lý nghiêm lãnh đạo các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, người đại diện vốn nhà nước tại các doanh nghiệp không nghiêm túc thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả việc sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và nhiệm vụ được giao trong quản lý, điều hành doanh nghiệp.(Bizlive)
----------------------------
Theo nguồn tin riêng của tờ Bloomberg, ứng dụng gọi xe Didi Chuxing của Trung Quốc sắp hoàn thành thỏa thuận huy động được thêm ít nhất 5 tỷ USD. Nếu điều này trở thành hiện thực, Didi Chuxing sẽ trở thành startup giá trị nhất tại Trung Quốc, đứng thứ 2 thế giới.
Vòng huy động này có thể kết thúc trong tuần này và đẩy giá trị của Didi Chuxing lên 50 tỷ USD, tăng so với mức 34 tỷ USD hồi họ vừa mua lại mảng kinh doanh tại Trung Quốc của Uber. Đồng thời, con số này cũng sẽ giúp họ vượt mặt Xiaomi, trở thành startup giá trị thứ 2 thế giới chỉ sau Uber. Các nhà đầu tư của Didi gồm Softbank, Silver Lake Kraftwerk, China Merchants Bank và một chi nhánh của Bank of Communications.
Đây được xem là một trong những thương vụ lớn nhất trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm tại châu Á, nhắm tới việc giúp Didi có nguồn vốn hiệu quả để theo đuổi những mục tiêu đầy tham vọng của mình tại cả Trung Quốc và nước ngoài.
Dù startup 4 năm tuổi này vẫn chỉ đang tập trung vào dịch vụ gọi xe ở thị trường nội địa nhưng họ cũng đang tìm cách mở rộng ra những nước khác, đầu tư vào công nghệ xe tự lái cũng như trí thông minh nhân tạo. Với tham vọng mở rộng như vậy, Didi tiến tới sẽ không chỉ là đối thủ cạnh tranh của Uber, mà thậm chí là cả Google.
Hiện Didi từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.
Một nguồn tin giấu tên cho biết, nhà sáng lập Softbank là Masayoshi Son khuyến khích CEO Didi là Cheng Wei nhận thêm vốn vì vậy anh không bị ép buộc phải theo đuổi những cơ hội mới. Quyết định của Son khiến người ta nhớ tới hành động tương tự của ông từ 2 thập kỷ trước với Alibaba – khoản đầu tư thành công nhất trong lịch sử của Son với lợi nhuận trên giấy tờ lên tới 85 tỷ USD. Nguồn tin này tiết lộ thêm, các nhà đầu tư đều đồng tình và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Didi.
Didi trở thành ứng dụng gọi xe hàng đầu Trung Quốc sau khi Cheng hoàn tất thỏa thuận mua lại Uber trung Quốc. Kể từ đó, 2 công ty đã chấm dứt cuộc cạnh tranh khốc liệt tiêu tốn hàng tỷ USD.
Tuy nhiên, kể từ sau đó, Cheng đối mặt với thử thách. Các thành phố bao gồm Bắc Kinh và Thượng Hải đề ra những quy định nghiêm ngặt trong đó có việc các lái xe nếu muốn làm việc cho Didi phải là người dân địa phương. Điều này khiến hàng nghìn người ở ngoại tỉnh không thể tiếp cận được cơ hội làm lái xe với mong muốn có cuộc sống tốt hơn. Didi hiện đã có giấy phép hoạt động ở 12 thành phố bao gồm Thiên Tân và Thành Đô.
Công ty hy vọng rằng công nghệ xe tự lái có thể giúp họ vượt qua những thách thức này trong tương lai. Didi muốn tận dụng lợi thế dữ liệu của 300 triệu người dùng trên 400 thành phố của mình. Họ đã mở một phòng nghiên cứu trí thông minh nhân tạo tại Mountain View vào tháng trước gọi là Didi Labs. Họ cũng đã chiêu mộ được rất nhiều nhân tài gồm cựu chuyên gia bảo mật tự động của Uber là Charlie Miller.
Didi có hơn 100 nhà đầu tư “chống lưng” gồm cả Tencent Holdings, Alibaba, Tiger Global Management và China Investment Corp. (cafeF)
------------------------------
Trong lần cải cách thuế này, đối tượng được cho là sẽ hưởng lợi bao gồm các tập đoàn, doanh nghiệp nhỏ và tầng lớp trung lưu và một số người giàu có, Bloomberg dẫn lời cố vấn kinh tế trưởng Gary Cohn và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin phát biểu ngày 26/4.
Cố vấn kinh tế trưởng Gary Cohn (trái) và Bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin tại cuộc họp báo công bố kế hoạch cải cách thuế của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Ảnh: AFP
Chính quyền Mỹ dự định cắt giảm mạnh thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 15% và sẽ chỉ đánh thuế một lần lên doanh thu của các công ty Mỹ đang hoạt động ở nước ngoài. Ước tính khoản doanh thu này lên tới 2,6 nghìn tỉ đôla.
Điều này đồng nghĩa với việc, thu nhập của các doanh nghiệp Mỹ có được do công việc làm ăn ở nước ngoài sẽ không phải chịu thuế.
Trong bản dự thảo mà chính quyền của ông Trump đưa ra, thuế thu nhập cá nhân sẽ được giảm xuống chỉ còn ba loại thay vì 7 loại như trước kia. Sửa đổi này sẽ giúp giảm mức thuế thu nhập cá nhân từ mức cao nhất 39,6% xuống còn 35%.
Bên cạnh đó, hiện công dân Mỹ đang phải chịu thuế 3,8% trên tổng thu nhập vượt quá 200.000 đôla/năm từ các món đầu tư cá nhân. Và những cá nhân sở hữu bất động sản trị giá hơn 5,49 triệu đôla cũng phải đóng thuế. Nhưng chính quyền của ông Trump hứa sẽ xóa bỏ cả hai loại thuế này.
"Chúng tôi quyết tâm tiến hành càng nhanh càng tốt và sẽ hoàn thành trong năm nay", Bộ trưởng Tài chính Mnuchin nói.
Mặc dù kế hoạch được đánh giá là tham vọng và theo lời Bộ trưởng Tài chính là "cải tổ thuế lớn nhất trong lịch sử", nhưng cả các quan chức cấp cao chưa làm rõ được chính quyền sẽ dựa vào nguồn thu nào để bù đắp cho thâm hụt ngân sách do cắt giảm thuế.
Theo ông Mnuchin, chính quyền Mỹ sẽ kích thích kinh tế tăng trưởng đủ nhanh để giúp hiện thực hóa kế cải cách thuế lần này. (Vnexpress)
----------------------
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng kinh tế tư nhân chưa thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, như nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội XII. Không chỉ yếu kém về nội lực, tình trạng vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh, sản suất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, gian lận thương mại của kinh tế tư nhân diễn ra ngày càng phổ biến.
“Cho đến nay kinh tế tư nhân vẫn chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Nội lực của kinh tế tư nhân còn yếu” – ông Nguyễn Văn Bình thẳng thắn nhìn nhận.
Để phát triển kinh tế tư nhân, ông Nguyễn Văn Bình đề nghị Diễn đàn cần giải quyết 4 nhóm vấn đề sau:
Thứ nhất, về quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035 cần được xác định, làm rõ như thế nào để phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước và xu thế của thời đại.
Thứ hai, giải pháp lớn để tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân (về đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, về hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tư nhân và đảm bảo hoạt động của kinh tế tư nhân theo cơ chế thị trường, về mở rộng khả năng tham gia thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, về khả năng tiếp cận các nguồn lực nhất là về đất đai, vốn, thị trường, về phát triển cơ sở hạ tầng,…).
Thứ ba, giải pháp lớn để hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, tích cực hội nhập quốc tế.
Thứ tư, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân.
Theo ông Nguyễn Văn Bình, những ý kiến được nêu lên tại Diễn đàn sẽ được tổng hợp đầy đủ và xem xét cẩn thận trước khi Hội nghị Trung ương 5 Khóa XII diễn ra. Dự kiến, Hội nghị Trung ương 5 sẽ ra một nghị quyết về kinh tế tư nhân ngay trong tháng năm này.
Kinh tế tư nhân đang đóng góp 39-40% GDP. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của kinh tế tư nhân giai đoạn 2003-2015 là 10,2%/năm. Tuy nhiên, 97% doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới, năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh còn thấp, trình độ quản trị, tính liên kết còn yếu; khả năng tham gia chuỗi giá trị trong nước và quốc tế còn thấp.
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2015; Hé lộ số phận 12 dự án nghìn tỉ thua lỗ; Năng suất muối Bến Tre giảm hơn 70%; Công ty lữ hành bị phạt vì dùng hướng dẫn viên du lịch 'rởm'
KIDO chi hơn 920 tỉ đồng để chi phối Vocarimex; Vinalines sắp chào bán 550 triệu USD vốn điều lệ; Bộ trưởng Y tế đề xuất cấm bán rượu trong quán karaoke; Trung Quốc xử lý mạnh tay đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường
Ninh Thuận khởi công nhà máy điện gió Đầm Nại 1.523 tỉ đồng; Rót 60.000 tỉ, 12 dự án thua lỗ vẫn mắc nợ trên 50.000 tỉ; Lùi thời điểm áp dụng tăng giá viện phí để tránh lạm phát; Moody’s nâng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam lên tích cực
Toyota đầu tư 'khủng' vào dự án ô tô 'sạch' tại Thái Lan; Vinasun muốn mở dịch vụ xe ôm công nghệ; Tài sản các tỷ phú công nghệ Mỹ tăng mạnh; Đại gia Thái tăng sở hữu tổ hợp hóa dầu 4,5 tỷ đôla ở Vũng Tàu
Lợi nhuận đầu tư bất động sản tại châu Á - Thái Bình Dương tăng 6,2%; Kế hoạch khủng của The Ascott Limited tại Quảng Ninh với dự án condotel đạt chuẩn quốc tế; Tân Tạo bị nghi ngờ khả năng hoạt động; Canon 'hái quả' sau khi mua một phần Toshiba
Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt sang Hàn đạt 1,4 tỉ USD; Hậu Brexit: 4.000 nhân viên Deutsche Bank sắp mất việc; Sếp Thiên Ngọc Minh Uy làm chủ doanh nghiệp đa cấp mới; Sản phẩm hợp kim của VN bị áp thuế chống bán phá giá tại Hàn Quốc
Mỹ, Mexico và Canada nhất trí đàm phán lại các điều khoản NAFTA; Trung Quốc tăng cường giám sát, đảm bảo an ninh tài chính; WB dự báo giá dầu 'đứng im' năm 2017; Đầu tư 16.640 tỷ đồng cho 19 dự án giao thông
Biến động than, dầu khí khiến EVN “đội” thêm 7.200 tỷ chi phí sản xuất; Việt Nam sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo trong năm 2017; Techcombank và những “hạt sạn” làm phiền lòng khách hàng; 20 ha “đất vàng” di dời nhà máy xe lửa Gia Lâm sẽ làm gì?
Mỹ thất bại trong cuộc chiến thương mại đầu tiên với Mexico; Tham vọng đạt 1 tỉ người dùng của Google trên đất Ấn; Quốc Cường Gia Lai bán dự án nhận tạm ứng 50 triệu USD trả nợ ngân hàng; Gần 1.800 con bò Úc nhập thẳng về miền Tây
Nhật Bản khảo sát đầu tư nông nghiệp tại Hà Nam; Vinalines tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược tại Singapore; Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá tại các Tổng công ty phát điện; Trung Quốc đóng cửa nhiều nhà máy thép
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự