tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-09-2018

  • Cập nhật : 27/09/2018

Nhu cầu vững sẽ hỗ trợ giá lithium trong tương lai

Dư cung lithium trong năm nay đã khiến giá mặt hàng này giảm một nửa, nhưng các nhà phân tích nhận định về lâu dài nhu cầu sẽ vẫn tăng bởi ngành sản xuất xe hơi chạy điện vẫn tiếp tục phát triển.

Sự bùng nổ xe chạy điện đã đẩy giá lithium – dùng trong sản xuất ắc quy lithium-ion – tăng gấp 3 lần từ cuối 2015 đến cuối 2017.

Nhưng kể từ đầu năm 2018 giá quay đầu giảm do các mỏ khai thác lithium đẩy mạnh sản xuất.

Tại Trung Quốc, nước tiêu thụ lithium lớn nhất thế giới, giá đã giảm xuống 13.000 USD/tấn vào tháng 8/2018, từ mức đỉnh cao 24.750 USD/tấn tháng 3/2018, theo số liệu của Benchmark Mineral Intelligence (BMI).

“Chắc chắn nguồn cung không thiếu và đã có nhiều dự án mới đi vào hoạt động”, Alex Laugharne, tư vấn cấp cao của CRU cho biết.

Mặc dù không giảm sâu, nhưng các nhà phân tích cho rằng, giá lithium carbonate tại Trung Quốc – được sử dụng trong sản xuất ắc quy – sẽ còn tiếp tục chịu áp lực trong năm nay do tình trạng dư cung.

Các nhà phân tích thuộc CRU dự báo thị trường lithium sẽ dư thưa 22.000 tấn trong năm 2018, khi nhu cầu dự kiến đạt trên 277.000 tấn, và do đó giá sẽ tiếp tục giảm do “dư thừa trong ngắn và trung hạn”.

Trong quý 2/2018, Trung Quốc đã sản xuất 265.000 xe chạy điện mới (new energy vehicles - NEV's), tăng so với 148.000 chiếc của quý 1/2018, nhưng giảm so với 370.000 chiếc quý 4/2017, theo số liệu của Bộ Công nghiệp nước này. 

Nguồn: VITIC/Reuters/Vinanet
--------------------------------

Xuất khẩu dầu của Iran giảm trước các lệnh trừng phạt của Mỹ

Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết xuất khẩu dầu của Iran đang giảm trước đợt cấm vận thứ hai của Mỹ có hiệu lực vào ngày 4/11/2018 và kinh tế của Iran có thể giảm 3% trong năm nay và 4% trong năm 2019.

Xuất khẩu dầu thô và khí ngưng tụ của Iran đã giảm 0,8 triệu thùng mỗi ngày từ tháng 4 tới tháng 9/2018, theo IIF, cơ quan đại diện cho các ngân hàng và viện tài chính lớn trên khắp thế giới. Họ cho biết xuất khẩu dầu thô và khí ngưng tụ đạt 2,8 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2018 và hiện nay ước tính chỉ 2,0 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2018.

IIF cho biết trong một lưu ý đã cập nhật về kinh tế của Iran rằng xuất khẩu dầu đang giảm mặc dù Iran đang bán các loại chủ chốt ở mức chiết khấu cao và sử dụng tàu chở dầu của riêng mình để vận chuyển các sản phẩm cho Trung Quốc và Ấn Độ mà không tính thêm chi phí.

Các chủ tàu Iran cũng đang đưa ra các điều khoản thanh toán hào phóng và trong một số trường hợp, chấp nhận đồng euro và nhân dân tệ của Trung Quốc thay cho đồng USD. Trao đổi thương mại và tiền mặt có thể đóng một vai trò lớn hơn khi các lệnh trừng phạt của Mỹ được thực thi.

Báo cáo cập nhật được đưa ra khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Iran Hassan Rouhani chế nhạo nhau tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ngày 25/9/2018.

Các bên còn lại của thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 (hạn chế chương trình hạt nhân của Iran để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận này hồi tháng 5/2018) đã đồng ý làm việc để duy trì thương mại với Tehran, bất chấp những hoài nghi rằng các lệnh cấm vận của Mỹ sẽ bóp nghẹt sự hồi phục doanh số bán dầu của Iran trong tháng 11/2018.

Trong một tuyên bố sau cuộc họp của Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Iran, tổ chức này cho biết họ đã quyết tâm phát triển cơ chế thanh toán để tiếp tục kinh doanh với Iran bất chấp sự hoài nghi của nhiều nhà ngoài giao rằng điều này có thể.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết kế hoạch của Liên minh châu Âu về một biện pháp chuyên dụng (SPV) được thiết kế để né tránh các lệnh cấm vận của Mỹ chống lại xuất khẩu dầu của Iran là phản tác dụng.

Một số nhà ngoại giao châu Âu cho biết ý tưởng SPV để tạo ra một hệ thống đổi chác, tương tự như đã sử dụng trong thời Liên Xô cũ trong giai đoạn chiến tranh lạnh, để trao đổi dầu của Iran với hàng hóa của châu Âu mà không cần phải đổi tiền.

IIF cho biết một hệ thống như vậy sẽ có thể không thuyết phục được các công ty lớn ở châu Âu kinh doanh với Iran vì lo sợ các lệnh trừng phạt của Mỹ.(Vinanet)
----------------------------

Nhu cầu dầu của Ấn Độ tăng lên 500 triệu tấn mỗi năm vào năm 2040

Partha Ghosh, giám đốc điều hành của Tập đoàn Dầu Ấn Độ IOC cho biết nhu cầu dầu thô của Ấn Độ dự báo tăng lên 500 triệu tấn/năm vào năm 2040, nhưng sự gia tăng liên tục trong giá dầu có thể giảm tốc độ tăng trường.

Số liệu đó tương đương khoảng 10 triệu thùng/ngày, tăng từ 4,7 triệu thùng/ngày trong năm 2017. Ông Ghosh cho biết trong hội nghị Dầu khí châu Á Thái Bình Dương (APPEC) tại Singapore, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 15,8 triệu thùng/ngày từ nay tới năm 2040. Tăng trưởng 5,9 triệu thùng/ngày của Ấn Độ chiếm khoảng 24% của sự gia tăng tổng thể.

Công suất lọc dầu của Ấn Độ sẽ tăng lên khoảng 439 triệu tấn/năm vào năm tài chính 2030 nhờ các nhà máy lọc dầu mới và hiện tại tiếp tục tăng cường cơ sở hạ tầng của họ, trong khi nhu cầu trong nước được dự báo tăng lên 356 triệu tấn/năm trong cùng giai đoạn này.

Công suất lọc dầu tăng nghĩa là Ấn Độ có thể xuất khẩu thêm các sản phẩm xăng dầu tới các nước khác ở khu vực này.

Ông Ghosh cho biết bên lề hội nghị “trong tương lai, khoảng 5 tới 7 năm tới khi thêm các nhà máy lọc dầu, với công suất lớn hơn, cơ sở hạ tầng xuất khẩu tốt hơn đi cùng với điều đó”. “Thì sẽ có khả năng, nếu nhu cầu trong nước không tăng vì giá cao, các nhà máy lọc dầu sẽ đủ cạnh tranh để cung cấp các sản phẩm cho toàn bộ khu vực này, có thể đông Phi hay châu Á”.

Tăng trưởng kinh tế mạnh của Ấn Độ và lợi thế nhân khẩu học có nhiều người trẻ sẽ vẫn là những động lực quan trọng trong tăng trưởng nhu cầu năng lượng của họ. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng nhu cầu sẽ chậm lại vào năm 2024 tới 2025.

Trong khi sự thay thế nhiên liệu và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn dự kiến làm giảm nhu cầu dầu mỏ, yếu tố làm sụt giảm lớn nhất sẽ đến từ sự gia tăng đáng kể trong giá dầu. Nền kinh tế của Ấn Độ rất nhạy cảm với giá dầu. Giá dầu tăng 10 USD/thùng sẽ làm giảm GDP của Ấn Độ từ 0,2 tới 0,3%.

Ấn Độ là khách mua dầu lớn của Iran và đang tìm cách được miễn trừ với các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt với Iran trong tháng 11/2018.

Ông nói “chúng tôi sẽ phải tăng cường mua từ các nguồn khác ... Các nhà máy lọc dầu Ấn Độ khá linh hoạt. Họ không phụ thuộc vào bất cứ loại dầu thô nào. Vì thế họ có thể quản lý các nguồn thay thế”.(VITIC)

Trở về

Bài cùng chuyên mục