Người Pháp giúp nông dân Việt bảo hộ hạt điều; Ford cắt giảm 10% lao động toàn cầu; Hàn Quốc hướng tới giảm điện than; Facebook bị phạt 160.000 USD vì vi phạm luật thông tin người dùng; Colombia thất thu 400 triệu USD mỗi năm do rượu lậu

Nhà băng lớn nhất Đức có thể chuyển khối tài sản lớn trong bảng cân đối kế toán của chi nhánh tại Anh sang Đức, do tác động của Brexit.
Bloomberg trích lời một nguồn tin thân cận cho biết dự án của Deutsche Bank có tên Bowline. Theo đó, hoạt động giao dịch sẽ được chuyển sang Frankfurt (Đức) từ tháng 9/2018, và việc chuyển tài sản sẽ hoàn tất vào tháng 3/2019.300 tỷ euro (350 tỷ USD) tương đương gần một phần năm bảng cân đối kế toán của Deutsche Bank. Năm ngoái, tổng tài sản của nhà băng này là 1.590 tỷ euro.
Trong một tin nhắn video gần đây được CEO John Cryan gửi đến các nhân viên, ông cho biết mình đã chuẩn bị cho khả năng Brexit cứng. Phần lớn hoạt động giao dịch ở London hiện tại có thể chuyển sang Frankfurt. Tuy nhiên, nhà băng này vẫn chưa chính thức công bố kế hoạch. Một nguồn tin thân cận cho biết mảng giao dịch và ngân hàng đầu tư sẽ được dời đi, liên quan đến vài trăm nhân viên giao dịch và khoảng 20.000 tài khoản khách hàng.
Theo dự án Bowline, hoạt động di chuyển việc giao dịch và bảng cân đối kế toán sẽ bắt đầu từ tháng 9/2018. Nhà băng sẽ thông báo cho khách hàng từ tháng 9 này, rằng hợp đồng của họ sẽ được chuyển sang Frankfurt. Họ muốn hoàn thiện công nghệ và quy trình trước tháng 6/2018.
Phần lớn hoạt động giao dịch của Deutsche Bank tại châu Âu được thực hiện từ London. Thủ đô của Anh đóng vai trò quan trọng với nhà băng này từ thời CEO Anshu Jain và Josef Ackermann.
Hai năm qua, Cryan đã tích cực thu hẹp hoạt động giao dịch trái phiếu và giải quyết các scandal xảy ra trước đó. Việc chuyển dịch do Brexit diễn ra khớp với quá trình tái cơ cấu của ngân hàng này, khi họ muốn nhấn mạnh vào mảng doanh nghiệp tại Đức.(Vnexpress)
---------------------------
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 32/2017/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động của khu kinh tế mở Chu Lai, có hiệu lực từ ngày 5.9.2017.
Theo đó, khu kinh tế mở Chu Lai được mở rộng về cả 2 hướng tây và bắc, điều chỉnh từ 16 xã, phường, thị trấn theo quyết định trước đây thành 20 xã, phường, thị trấn. Cụ thể, khu kinh tế mở Chu Lai sau khi điều chỉnh bao gồm các địa phương: H.Núi Thành (TT.Núi Thành, các xã Tam Quang, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Anh Bắc, Tam Anh Nam, Tam Tiến và một phần xã Tam Nghĩa); TP.Tam Kỳ (các xã Tam Thanh, Tam Phú, một phần xã Tam Thăng và P.An Phú); H.Thăng Bình (xã Bình Hải, Bình Sa, Bình Trung, Bình Tú, Bình Triều, Bình Minh, Bình Đào, một phần xã Bình Nam).
Khu phi thuế quan cũng điều chỉnh bố trí tại xã Tam Quang và một phần xã Tam Nghĩa (H.Núi Thành), giảm từ 1.656 ha xuống còn 1.012 ha, gắn với sân bay Chu Lai.(Thanhnien)
----------------------------
Các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị giai đoạn 2002-2014 trên địa bàn Hà Nội có sai phạm về nghĩa vụ tài chính lên tới 1.562 tỉ đồng, cùng hàng loạt sai phạm về quy hoạch, đầu tư xây dựng.
Theo Thanh tra Chính phủ, lô đất CT2 thuộc dự án khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ (Q.Hoàng Mai, Hà Nội), chủ đầu tư chưa nộp tiền sử dụng đất đã xây căn hộ bán cho khách hàng, dẫn đến thất thu cho ngân sách nhà nước tới 733 tỉ đồng - Ảnh: LÂM HOÀI
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra về quản lý đầu tư xây dựng dự án phát triển nhà ở, khu đô thị giai đoạn 2002-2014 trên địa bàn Hà Nội. Theo đó, thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm về nghĩa vụ tài chính lên tới 1.562 tỉ đồng và hàng loạt sai phạm về quy hoạch, đầu tư xây dựng tại nhiều dự án.
Sai phạm về nghĩa vụ tài chính có thể đơn cử lô đất CT2 thuộc dự án khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ (Q.Hoàng Mai): chủ đầu tư chưa nộp tiền sử dụng đất đã xây căn hộ bán cho khách hàng, dẫn đến thất thu cho ngân sách 733 tỉ đồng.
Dự án khu nhà ở số 628 Hoàng Hoa Thám (Q.Ba Đình) của Tổng công ty Viglacera làm chủ đầu tư xác định không đúng số tiền sử dụng đất phải nộp trên 12 tỉ đồng…
Theo Thanh tra Chính phủ, TP Hà Nội đã tính chưa đúng và chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, như số tiền phải nộp tính theo 100% giá trị của 20% quỹ đất ở hoặc 30% diện tích quỹ nhà đối với một số dự án, với tổng số tiền lên tới hơn 600 tỉ đồng.
Tại nhiều dự án khác, thanh tra cũng xác định chủ đầu tư đã tự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng... nhưng không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích tăng thêm, gây thất thu ngân sách nhà nước hơn 200 tỉ đồng.
Nhiều dự án sai phạm về quy hoạch làm tăng diện tích xây dựng, diện tích tầng hầm... nhưng chưa xác định được phần diện tích tăng thêm như dự án khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) của Công ty TNHH Phát triển đô thị Nam Thăng Long; dự án khu nhà ở Trung Văn do Công ty Vinaconex 3 làm chủ đầu tư.
Về sai phạm đầu tư xây dựng theo quy hoạch, kiểm tra 10 dự án, đoàn thanh tra phát hiện tất cả đều vi phạm quy hoạch xây dựng lẫn vi phạm về quản lý đầu tư xây dựng.
Trong số này có 3 dự án gồm FLC Landmark Tower do Công ty TNHH một thành viên FLC Land làm chủ đầu tư, dự án khu đô thị mới Dịch Vọng do Công ty CP phát triển đô thị Từ Liêm làm chủ đầu tư và dự án khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ do Công ty CP Xây dựng số 2 làm chủ đầu tư.
Theo Thanh tra Chính phủ, chính việc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội chấp thuận phương án kiến trúc không tuân thủ quy định của pháp luật đã “dẫn đến nhiều chủ đầu tư được hưởng lợi vì không phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, gây thất thu cho ngân sách nhà nước”.
Thanh tra Chính phủ cũng xác định TP đã báo cáo thiếu tới 51 dự án liên quan tới nghĩa vụ bàn giao quỹ đất, nhà.(Tuoitre)
--------------------------
Số vụ phát hiện ít hơn so với cùng kỳ, tuy nhiên, Ban chỉ đạo 389 cho rằng hoạt động buôn lậu, gian lận thực tế chưa giảm.
Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (389) cho biết, 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng phát hiện, xử lý hơn 88.500 vụ việc vi phạm. Thu nộp ngân sách từ tiền xử phạt vi phạm, bán hàng tịch thu, công tác thanh, kiểm tra truy thu thuế đạt gần 8.000 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với cùng kỳ, khởi tố gần 1.200 vụ việc.
Số vụ phát hiện ít hơn so với cùng kỳ, tuy nhiên, đại diện Ban chỉ đạo 389 cho rằng hoạt động buôn lậu, gian lận chưa giảm mà đang diễn biến phức tạp hơn. Các đối tượng ngày càng có nhiều mánh khóe luồn lách cơ quan chức năng.
"Ví dụ trước đây hàng nhập để kinh doanh sẽ thuộc nhóm phải chịu quản lý. Giờ các đối tượng này chuyển sang dạng quá cảnh và trung chuyển để né cơ quan chức năng, sau đó tuồn hàng ra ngoài để bán, rồi đưa hàng khác vào container", đại diện Ban chỉ đạo 389 nói và cho hay, bằng cách này một số đơn vị nhập lậu hàng trăm chiếc điện thoại iPhone. Dù container hàng đã được cơ quan hải quan kẹp chì để quản lý nhưng đối tượng buôn lậu vẫn tháo ốc vít rồi tuồn hàng ra bán ngoài thị trường, sau đó đưa kem đánh răng vào container để chở sang nước bạn.
Các mặt hàng có giá trị kinh tế lớn thì thường được vận chuyển tại các cảng hàng không, bưu điện quốc tế. Mặt hàng vi phạm chủ yếu là hàng cấm, gọn nhẹ, dễ cất giấu và đắt đỏ như ma túy, sản phẩm của động vật hoang dã, ngoại tệ, thời trang cao cấp... (Vnxpress)
Người Pháp giúp nông dân Việt bảo hộ hạt điều; Ford cắt giảm 10% lao động toàn cầu; Hàn Quốc hướng tới giảm điện than; Facebook bị phạt 160.000 USD vì vi phạm luật thông tin người dùng; Colombia thất thu 400 triệu USD mỗi năm do rượu lậu
"Một vành đai, một con đường" - Tham vọng 1.000 tỷ USD của ông Tập Cận Bình; 7,8% dư nợ cho vay toàn quốc nằm tại ĐBSCL, huy động và cho vay đều tăng mạnh; Chuyên gia phân tích đầu tư kỳ cựu Mỹ: Nhiều khả năng Alibaba sắp vào Việt Nam; Xuất khẩu xi măng và clinker tăng 6,7% trong tháng 4
Nga và Trung Quốc thành lập Quỹ Phát triển vùng Viễn Đông; Tân Tổng thống Hàn Quốc cam kết sẽ loại bỏ xe chạy nhiên liệu diesel; Nhiều sàn chứng khoán lập 'đỉnh' nhờ giá dầu tăng; Việt Nam và các nước kêu gọi thực hiện TPP càng nhanh càng tốt nhưng vẫn giữ chỗ cho Mỹ
Nhiều chaebol xứ Hàn vẫn lãi lớn bất chấp khủng hoảng chính trị; Nguyên chủ tịch Thuỷ sản Việt Nhật bị tố chiếm đoạt 155 tỷ đồng; Đại diện Thương mại Mỹ sẽ họp bộ trưởng APEC tại Việt Nam; Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn lùi ngày sản xuất thương mại sang 2018
Nhật sẽ gia nhập Ngân hàng AIIB của Trung Quốc?; Quy mô doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng nhỏ dần; HSBC đánh giá tích cực về kinh tế VN; Khai thác thủy sản 4 tháng ước đạt hơn 1 triệu tấn
Tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại, du lịch với thị trường Séc; Việt Nam khó đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khi năng suất giảm; Kinh tế Trung Quốc duy trì xu thế tăng trưởng trong ổn định; Dự báo CPI năm 2017 ở dưới mức 4%
Phú Quốc chờ đón bình minh “đặc khu kinh tế”; Vốn từ kế hoạch 'Vành đai và Con đường' của Trung Quốc tìm đến Việt Nam; Quốc Cường Gia Lai đã chi hơn 1.600 tỷ đồng trả nợ trong quý I/2017; Doanh nghiệp chuẩn bị 300 triệu đồng “tiền chuộc” dữ liệu bị hacker đánh cắp
Lo ngại quá tải như Tân Sơn Nhất, Hà Nội đề nghị mở rộng sân bay Nội Bài; Nhật Bản đầu tư xây dựng công viên phong điện lớn nhất Mỹ Latinh; Gỡ nút thắt để xử lý “cục máu đông” nợ xấu; Thị trường trầm lắng, giá thép tiếp tục xu hướng giảm
Zalora chính thức biến mất khỏi thị trường TMĐT Việt Nam sau 1 năm về tay đại gia Thái; "Vạch mặt" thủ phạm gây ra cơn sốt đất nền Sài Gòn; Quảng bá du lịch VN tại thị trường Trung Quốc; Khách hàng liên tục mất tiền, hé lộ lỗ hổng bảo mật ngân hàng
Xây nhà máy điện mặt trời hơn 800 tỷ đồng ở Thanh Hoá; Đẩy nhanh tiến độ “siêu” dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận; Châu Âu tiếp tục tăng thuế trừng phạt thép Trung Quốc; Nhật Bản đưa hơn 300 công ty vào danh sách đen
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự