Nhà máy lớn nhất của Mazda tại Đông Nam Á đã hoàn thành 70% tiến độ; Nhu cầu mua nhà ở Úc của người Trung Quốc đang giảm nhiệt; Agribank dồn dập thoái vốn khỏi công ty con; Thêm một mặt hàng Việt bị Mỹ đánh thuế hơn 230%

Apple tiếp tục là thương hiệu có giá trị nhất thế giới, đứng đầu bảng xếp hạng của tạp chí Forbes năm thứ 7 liên tiếp.
Theo bảng xếp hạng công bố ngày 24/5, ước tính thương hiệu Apple có giá 170 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016 và chiếm 21% giá trị thị trường của công ty này, hiện ở mức 806 tỷ USD.
Chỉ riêng dòng sản phẩm iPhone của "quả táo cắn dở" đã chiếm tới 92% lợi nhuận ngành công nghiệp điện thoại thông minh.
Xếp sau Apple trong danh sách những thương hiệu có giá trị nhất thế giới lần lượt là Google (101,8 tỷ USD), Microsoft (87 tỷ USD), Facebook (73,5 tỷ USD), Coca-Cola (56,4 tỷ USD), Amazon (54,1 tỷ USD), Toyota (41,1 tỷ USD) và McDonald (40,3 tỷ USD).
Chốt lại top 10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2017 là tập đoàn điện tử Samsung của Hàn Quốc. Tổng giá trị ước tính ở mức 38,2 tỷ USD đã giúp Samsung tăng 1 bậc so với năm 2016.
Samsung và Toyota là 2 thương hiệu duy nhất không đến từ nước Mỹ trong nhóm 10 thương hiệu hàng đầu năm nay của Forbes. Trong danh sách 100 thương hiệu giá trị nhất của năm 2017, các công ty Mỹ chiếm tới 56 vị trí.(TTXVN)
--------------------
Theo CNBC, Apple gần đây đã hoàn thành thử nghiệm “một số lượng nhỏ các iPhone SE” đầu tiên được lắp ráp tại Ấn Độ vì lợi nhuận và sự nắm bắt thị trường Trung Quốc đang bắt đầu có dấu hiệu trượt dốc. Tuy nhiên, không chỉ Apple mà các công ty toàn cầu lớn như Amazon, Starbucks, nhà cung cấp chính của Apple là Foxconn, các nhà sản xuất thuốc và các nhà bán lẻ khác đang đua nhau mở rộng kinh doanh tại đất nước Nam Á này. Bên cạnh đó, nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ có giá trị ở Thung lũng Silicon cũng bắt đầu có kế hoạch thâm nhập, hoặc thậm chí được thành lập ngay tại thị trường Ấn Độ.
Với mức GDP khoảng 7%, Ấn Độ đã vượt qua Đại lục cũng như các nước phát triển khác để trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, và đó là lý do chính khiến nước này trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà kinh doanh. Không những thế, gần hai phần ba trong tổng số 1,2 tỉ người của quốc gia đông dân thứ hai thế giới ở mức dưới 35 tuổi, đồng thời, khác với Trung Quốc, phần lớn dân số ở đây đều nói được tiếng Anh đã làm cho Ấn Độ trở thành một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất mà các doanh nghiệp nước ngoài đang khao khát khai thác.
Song, mặc dù không thể phủ nhận cơ hội kinh doanh ở Ấn Độ là rất tiềm năng, nhưng các doanh nghiệp nước ngoài như Apple vẫn phải đối mặt với thực tế đầy thách thức đến từ những quy định không rõ ràng, cơ sở hạ tầng lạc hậu, nhiều công nhân thiếu hụt kỹ năng và tham nhũng vốn được xem như vấn nạn ở nước này.
Theo Chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2016 của Tổ chức Minh bạch quốc tế, Ấn Độ đứng thứ 79 trong số 176 quốc gia, xếp sau Cuba ở vị trí 56, và thấp hơn rất nhiều so với Mỹ ở vị trí 18 và Canada ở vị trí thứ 9. Điều này cho thấy rằng các công ty Mỹ, đặc biệt là những công ty đã thất bại vì tham nhũng ở Trung Quốc, sẽ khó có thể tìm thấy một viễn cảnh tươi sáng hơn khi chuyển qua Ấn Độ. “Việc thiết lập hoạt động kinh doanh ở Ấn Độ có thể sẽ rất lộn xộn và khó khăn”, Ravin Gandhi, Giám đốc điều hành của GMM Nonstick Coatings, nói.
Luật thuế mơ hồ, đầy chắp vá và không phù hợp với tiêu chuẩn thế giới cũng đang làm hỏng uy tín của Ấn Độ. Quốc gia Nam Á thường xuyên có mặt trong những báo cáo toàn cầu cũng như bị chỉ trích vì "khủng bố" thuế, phạt tiền nặng nề, áp dụng các khoản thuế hồi tố với các doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm Vodafone, Nokia, Nestlé và gần đây nhất là Philip Morris International. Quy mô của vấn đề đã thúc đẩy Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thúc giục nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới phải cải cách luật thuế của mình.
Theo CNBC, cho đến nay việc bảo vệ hiệu quả các bằng sáng chế là một trong những điểm yếu lớn nhất của Ấn Độ. Phiên bản thứ năm Chỉ số IP quốc tế của Phòng Thượng mại Mỹ cho thấy sở hữu trí tuệ của Ấn Độ giảm đáng kể so với tiêu chuẩn toàn cầu khi nước này ở vị trí 43 trong số 45 quốc gia, nằm gần như chót bảng xếp hạng. Nếu không được cải thiện sớm thì sự lỏng lẻo trong thực thi luật sở hữu trí tuệ của Ấn Độ có thể không chỉ khiến cho hàng triệu USD bị mất đi, mà còn gây tổn hại đến thương hiệu của các hãng công nghệ như Apple khi mà sự thành công của họ phụ thuộc không nhỏ vào các sáng chế đổi mới công nghệ. (Thanhnien)
-------------------
Theo Bloomberg, đây là kết quả của hai nghiên cứu về triển vọng chi tiêu của người tiêu dùng Đại lục, thước đo quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào đầu tư, xuất khẩu sang nền kinh tế dựa vào tiêu dùng của Trung Quốc.
Nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội (CASS) ở Bắc Kinh cho biết số liệu thu nhập khả dụng theo khảo sát chính thức đang đánh giá thấp hơn mức chi tiêu thực của người dân khoảng 20%. Lý do là vì mẫu chính thức không đủ tốt để phản ánh các hộ gia đình giàu có nhờ tiền lời từ đầu tư. Báo cáo về niềm tin người tiêu dùng thì cho hay các hộ gia đình đang lạc quan nhất trong hơn hai năm qua.
Ông Zhao Wen, nhà phân tích kinh tế học lao động hàng đầu cho hay: “Dân Trung Quốc giàu hơn so với mức số liệu công bố và tiềm năng chi tiêu cũng lớn hơn. Tiêu dùng tiếp tục là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế trong tương lai”.
Sự thay đổi trong kinh tế Trung Quốc thể hiện qua nhiều cái tên là nhà vô địch mới trong giới doanh nghiệp. Không phải các hãng công nghiệp lớn mà là Tencent Holdings và Alibaba Group mới là những tập đoàn lớn nhất trong năm qua. Chi tiêu tiêu dùng Trung Quốc, bao gồm cả chi tiêu chính phủ, chiếm hơn 3/4 tăng trưởng GDP ba tháng đầu năm 2017 và tăng trưởng còn đi nhanh hơn trong quý thứ hai liên tiếp.
Thách thức đối với giới hoạch định chính sách Đại lục hiện nay là kéo thu nhập khả dụng tăng lên đúng như cam kết, ngay cả khi họ phải làm xẹp chiếc bong bóng trong thị trường bất động sản và hạn chế số lượng đòn bẩy giữa lúc tăng trưởng kinh tế dần đi chậm lại.
Trung Quốc đối mặt với cạnh tranh lương bổng từ các nước láng giềng trong khi tăng trưởng tiền lương ở mức vừa phải. Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người hạ 6,7% trong quý 1, giảm so với mức 8,3% năm ngoái và lần đầu tiên từ năm 2014 chậm hơn so với tăng trưởng GDP.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng của hãng Nielsen cho thấy niềm tin tiêu dùng Đại lục tăng lên 110 điểm trong quý 1/2017 từ mức 108 điểm hồi quý 4/2016. Đây là số liệu cao nhất kể từ quý 3/2014. Mức sẵn sàng chi tiêu của người Trung Quốc đang cao nhất kể từ năm 2009.(Thanhnien)
------------------------
UBND TP.Đà Nẵng vừa phê duyệt giá đất ở tái định cư cho các hộ giải tỏa theo các mặt bằng giá đất của Quyết định số 50/2014/QĐ-UBND, tại khu tái định cư đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc, khu tái định cư khu công nghiệp An Đồn và khu dân cư An Cư 4, Q.Sơn Trà với mức giá dao động từ 1,085 - 7,392 triệu đồng/m2.
Cụ thể, tại khu tái định cư Sơn Trà - Điện Ngọc, đường Nguyễn Lâm giá 1,085 triệu đồng/m2; khu tái định cư khu công nghiệp An Đồn, đường Hoàng Đức Lương có giá 7,392 triệu đồng/m2; khu dân cư An Cư 4, đường Phước Trường 15 giá 4,224 triệu đồng/m2. Hệ số đối với thửa đất đặc biệt và hệ số phân vệt theo chiều sâu được quy định theo Quyết định 50 nói trên.
Ngoài ra, các trường hợp theo quy hoạch, thửa đất tại ngã ba, ngã tư nếu có phần diện tích khoảng lùi bên hông thì được nhân hệ số 0,5 trên giá trị phần diện tích đất bị lùi. Đối với các trường hợp bố trí tái định cư theo diện hộ phụ thì nhân thêm hệ số hộ phụ theo quy định. UBND TP.Đà Nẵng cũng giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất TP có trách nhiệm thực hiện công khai, thông báo đơn giá đất quy định. Tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ thuộc diện tái định cư sớm làm thủ tục nhận đất, giao đất ở để các hộ ổn định cuộc sống; đồng thời lập thủ tục thu tiền sử dụng đất nộp vào ngân sách nhà nước và phối hợp với UBND Q.Sơn Trà làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.(TN)
---------------------
Nhà máy lớn nhất của Mazda tại Đông Nam Á đã hoàn thành 70% tiến độ; Nhu cầu mua nhà ở Úc của người Trung Quốc đang giảm nhiệt; Agribank dồn dập thoái vốn khỏi công ty con; Thêm một mặt hàng Việt bị Mỹ đánh thuế hơn 230%
Bất động sản Việt: Nhà đầu tư ngoại thèm muốn cơ hội phát triển khu nghỉ dưỡng lớn; Quy định về điều kiện sản xuất phân bón gây khó cho doanh nghiệp; Cuối năm "bung hàng" thoái vốn nhà nước; Bia Sài Gòn sang Singapore và Anh tìm cơ hội bán cổ phiếu
Tham nhũng gây thiệt hại gần 60.000 tỷ, vì sao chỉ thu hồi được 4.676 tỷ?; Kiều hối về TP.HCM tăng mạnh; 13 pháp nhân liên quan tới Việt Nam trong “Hồ sơ Paradise”; UBND TP HCM chỉ đạo kiểm tra hoạt động của địa ốc Alibaba
Đến lượt Sở TN-MT TP.HCM cảnh báo khẩn về Địa ốc Alibaba; Ông Đoàn Nguyên Đức nói gì về việc mời ông Lý Xuân Hải về HAGL?; Dân vây trụ sở quỹ tín dụng, đòi trả hơn 50 tỉ đồng; Hà Nội đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng xây 2 hầm chui và 1 cầu vượt
Ngân hàng Nhà nước: Tổng dư nợ đối với nền kinh tế tăng gần 13%; Tiếp tục chi thêm 400 triệu USD, khoản đầu tư của JC&C vào Vinamilk đã vượt 1 tỷ USD; Chỉ trong Quý 3, gần 200 ha bất động sản đổi chủ; Cổ phiếu ngân hàng chờ “ngôi sao” mới
Đồng tiền Việt Nam ổn định nhất châu Á; Thủ tướng bổ nhiệm ông Trần Quý Kiên giữ chức Thứ trưởng Bộ TN&MT; Chưa có hiện tượng đầu cơ trên thị trường bất động sản Việt Nam; Lộ diện thêm nhiều thương vụ M&A lớn trên thị trường địa ốc
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để “không một ai bị bỏ lại phía sau”; Ấn Độ tăng thuế nhập khẩu dầu ăn lên mức cao nhất trong một thập kỷ; Nâng “chất” dòng vốn ngoại; Khó đánh thuế hàng trên một triệu đồng bán trên mạng
Cổ đông máu mặt góp vốn khủng của Alibaba Tây Bắc là ai?; Còn hơn 15.000 tỷ dư địa cho vay đầu tư chứng khoán; Happyland lại khởi công trong vòng xoáy nợ nần; Mai Linh ra xe ôm cạnh tranh với Uber và Grab
Singapore ngưng quan hệ thương mại với Triều Tiên; Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cải cách thuế lớn nhất trong 30 năm; Nghị viện châu Âu thông qua nghị quyết trừng phạt Ba Lan; Chiến tranh Iran – Saudi Arabia sẽ đẩy giá dầu 'phi mã' 500%
CapitaLand rót thêm 177 triệu USD vào Việt Nam; Bộ trưởng Tài chính: Thuế ô tô nhập khẩu về 0%, giảm thu chứ không phải thất thu; Sai phạm tại các khu đô thị Hà Nội, ngân sách thất thu 6.000 tỷ đồng; Cả 2 đại gia thanh toán điện tử Trung Quốc đồng loạt vào Việt Nam: Ngay sau Alipay là Wechat Pay
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự