tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-08-2017

  • Cập nhật : 15/08/2017

Nhà nước thất thu bởi có 2 giá đất

Việc bảng giá đất do UBND các tỉnh, thành ban hành chênh lệch quá lớn so với giao dịch thực tế trên thị trường đã khiến phát sinh nhiều bất cập, thậm chí tiêu cực.

bang gia dat khong sat thi truong da lam phat sinh tieu cuc anh: dinh son

Bảng giá đất không sát thị trường đã làm phát sinh tiêu cực ẢNH: ĐÌNH SƠN

"Cưa đôi" phần chênh lệch

Lãnh đạo một doanh nghiệp (DN) cho biết, khi tính tiền sử dụng đất cho DN nhà nước tính theo giá thị trường, còn người dân đóng tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì áp dụng theo bảng giá đất. Đó là bất cập thứ nhất. Thứ hai, vì tính tiền sử dụng đất cho DN theo giá thị trường nên phải thẩm định. Quy trình này vừa tốn thời gian, vừa dễ nảy sinh tiêu cực. Cụ thể, một công ty thẩm định giá sẽ điều tra xác định giá đất theo giá thị trường, sau đó Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Tài chính thẩm định lại một lần nữa mới trình hội đồng thẩm định giá thông qua.

Luật sư Trần Đức Phượng cho biết, khi thẩm định tiền sử dụng đất cho DN các cơ quan chức năng cũng “nhìn” vào bảng giá đất một phần. Tuy nhiên, do chênh lệch quá lớn giữa giá thị trường và bảng giá đất khiến việc thẩm định giá, xác định tiền sử dụng đất thường không chính xác. DN định lượng tiền sử dụng đất một đằng, nhà nước đưa ra một nẻo. Từ đây phát sinh mâu thuẫn, thậm chí tạo kẽ hở để tham ô, tham nhũng nảy nở. Có rất nhiều trường hợp DN "chạy" để có được số tiền sử dụng đất càng ít càng tốt. Phổ biến là “cưa đôi” số tiền chênh lệch giữa bên thẩm định và DN.

“Do bảng giá đất quá thấp nên một DN chỉ cần thuê được đất của nhà nước rồi đem cho thuê lại với giá thị trường cao hơn là có lời. Hay đấu giá quyền sử dụng đất cũng căn cứ vào bảng giá đất quá thấp, nên dù đấu giá có được cao hơn giá khởi điểm thì nhà nước vẫn bị thất thu. Trong khi đó, người dân khi hợp thức hóa nhà đất trước mắt là lời vì đóng theo bảng giá đất, nhưng về lâu dài cũng sẽ bị thiệt hại lớn hơn nếu dự án bị thu hồi”, luật sư Phượng phân tích.

Bảng giá phải sát giá thị trường

Đối với những dự án nhà nước thu hồi đất, do áp dụng bảng giá đất để bồi thường nên đã gây ra sự bất hợp lý, khiếu nại của người dân. Đáng nói là đền bù theo bảng giá đất thấp nhưng nhà nước cũng không tiết kiệm được bao nhiêu vì thời gian giải tỏa lâu hơn, phát sinh nguồn vốn, làm cho tổng vốn đầu tư dự án sẽ tăng lên so với ban đầu. Điển hình như các dự án metro Bến Thành - Suối Tiên vốn đầu tư đã tăng lên gấp nhiều lần so với dự toán ban đầu do thời gian giải phóng mặt bằng bị chậm đã bị nhà thầu phạt, trượt giá. Những dự án bất động sản, hạ tầng khác cũng bị chậm theo. Những thiệt hại này không thể đong đếm được.

"Phải thiết lập một bảng giá đất sát giá thị trường. Để làm được việc này mọi giao dịch mua bán nhà đất phải thanh toán qua ngân hàng. Khi đó mọi thứ sẽ minh bạch và dễ dàng xác định được giá trị thật của đất. Rồi căn cứ vào đó đưa ra bảng giá đất gần như sát với giá thị trường", LS Phượng đề xuất.

Chuyên gia kinh tế - TS Đinh Thế Hiển cũng cho rằng, với bảng giá đất hiện nay khi một miếng đất công chuyển qua tư nhân hay hóa giá khi cổ phần hóa DN nhà nước sẽ tạo ra sự không rõ ràng, từ đó phát sinh tiêu cực gây thất thoát cho nhà nước rất lớn. Chỉ cần chênh lệch 1 - 2 giá đã có thể gây thất thoát hàng trăm tỉ đồng. Ở các nước, chỉ cần nơi nào đó cơ sở hạ tầng được đầu tư hoặc khi giá đất có biến động là bảng giá đất phải điều chỉnh cho kịp. Do đó, phải định giá đất theo giá thị trường, không thể cố định được vì giá đất biến động liên tục. Có thể điều chỉnh 2 năm một lần. Định giá đất theo công thức cơ bản nhất là theo giá thuê, giá khai thác bất đ̀ộng sản bình quân của khu vực đó để ít biến động hơn.

“Thật ra giá đất ở VN “cò” nào cũng biết giá trị thật, chỉ cần thông qua mấy công ty môi giới là biết rõ nhất. Căn cứ vào đây chỉ cần trừ đi 20% giá thực tế là vừa. Giá minh bạch rồi thì căn cứ vào đó thu thuế, tính tiền đền bù, quyền sử dụng đất khi DN phát triển bất đ̀ộng sản mà không cần phải cặm cụi tính toán mất thời gian và thiếu minh bạch như hiện nay”, TS Hiển phân tích.(Thanhnien)
------------------------

Elon Musk: AI còn nguy hiểm hơn hạt nhân Triều Tiên

musk tu truoc toi nay luon la nguoi chi trich manh me tri thong minh nhan tao (ai).nguon anh: getty images/cnbc

Musk từ trước tới nay luôn là người chỉ trích mạnh mẽ trí thông minh nhân tạo (AI).Nguồn ảnh: Getty Images/CNBC

Vào hôm thứ Sáu vừa qua, CEO Elon Musk của Tesla đã cảnh báo rằng trí thông minh nhân tạo (AI) có thể tạo ra nguy hiểm lớn hơn cho thế giới so với mối đe dọa hạt nhân từ CHDCND Triều Tiên.

Musk  từ trước tới nay luôn là người chỉ trích AI mạnh mẽ. Ông đã từng so sánh AI với việc "triệu hồi con quỷ" trong phim kinh dị. Trong trong một bài đăng trên Twitter, ông cho rằng mọi người nên lo ngại về sự trỗi dậy của máy móc hơn nữa.

Trước tin tức rằng công nghệ AI đã có thể đánh bại con người trong trò chơi Dota 2, Musk đã đăng một bức ảnh với dòng chú thích: "Cuối cùng, máy móc sẽ giành chiến thắng."

Musk, người đang dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch không gian với công ty SpaceX, cũng là người sáng lập OpenAI, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy sự phát triển "an toàn" của AI. Ông là người có quan điểm trái ngược trong giới công nghệ về AI, nhưng nó trùng với cách nhìn của nhà vật lý vĩ đại  Stephen Hawking - người cũng đã cảnh bảo rằng AI có thể đe dọa nhân loại.

Trớ trêu thay, cũng chính công nghệ AI của OpenAI đã đánh bại được hai người chơi Dota 2 chuyên nghiệp tại một giải đấu lớn, chỉ sau 2 tuần luyện tập. Tổng số quỹ của OpenAI là 1 tỷ USD.(NCĐT)
---------------------------

Các ngân hàng Trung Quốc có thể bị Mỹ trừng phạt vì làm ăn với Triều Tiên

Các ngân hàng Trung Quốc sẽ phải theo dõi chặt chẽ Washington và Bình Nhưỡng, vì họ có thể bị ảnh hưởng nặng nề nếu mối quan hệ Mỹ - Triều Tiên trở nên căng thẳng hơn.

cac ngan hang trung quoc co nguy co phai chiu lenh trung phat thu cap tu my vi cac van de lien quan den trieu tien anh: reuters

Các ngân hàng Trung Quốc có nguy cơ phải chịu lệnh trừng phạt thứ cấp từ Mỹ vì các vấn đề liên quan đến Triều Tiên ẢNH: REUTERS

Theo CNBC, một số quan chức có tiếng nói ở Mỹ đã gợi ý rằng sự trừng phạt thứ cấp nên được áp đặt lên các ngân hàng Trung Quốc hiện giữ tiền cho những công ty kinh doanh với Triều Tiên. “Chúng tôi muốn nói với Trung Quốc rằng, họ có thể lựa chọn làm ăn hoặc với Triều Tiên, hoặc với Mỹ. Nhưng họ không thể lựa chọn cả hai”, thượng nghị sĩ Chris Van Hollen nói với kênh truyền hình cáp MSNBC của Mỹ hôm 10.8.

Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, thương mại Trung - Triều đạt mức 2,6 tỉ USD trong nửa đầu năm nay, trong đó dầu mỏ và than là những giao dịch chính. Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc hồi đầu năm nay cũng cho rằng các ngân hàng và doanh nghiệp của Triều Tiên vẫn duy trì được khả năng tiếp cận vào thị trường tài chính quốc tế thông qua một mạng lưới công ty có trụ sở tại Trung Quốc.

Sau các vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa liên tiếp của Bình Nhưỡng trong thời gian gần đây, cộng với sức ép thôi thúc hành động từ cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh đã phải cùng với thành viên trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc biểu quyết nhất trí áp dụng lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên. Song, theo các chuyên gia động thái này của Đại lục dường như là để bảo vệ các ngân hàng của họ trong ngắn hạn nhiều hơn là mong muốn “bóp nghẹt” kinh tế nước láng giềng.

“Quyết định của Trung Quốc trong việc ký lệnh trừng phạt mới mà Liên Hiệp Quốc dành cho Triều Tiên là cách để nước này kiểm soát rủi ro, cũng như ngăn chặn những biện pháp chế tài thứ cấp do Mỹ áp đặt lên các công ty và ngân hàng lớn của họ”, Andrew Gilhom, Giám đốc phân tích kinh tế Trung Quốc và Bắc Á của Control Risks, nói.

Tuy nhiên, với những tuyên bố đe dọa ngày càng mạnh mẽ từ phía Nhà Trắng, Mỹ hoàn toàn có thể sẽ quay lại đề tài xử phạt thứ cấp nếu họ cảm thấy chính quyền Bắc Kinh không cung cấp đầy đủ sự trợ giúp mà Mỹ cần trong vấn đề Triều Tiên.

“Nếu các biện pháp chế tài thứ cấp được Mỹ đưa ra, thì các ngân hàng Trung Quốc không có lựa chọn nào khác hơn là phải tuân thủ. Hiện các ngân hàng Trung Quốc đang có khối lượng giao dịch thương mại khổng lồ phụ thuộc vào đồng USD. Do đó Mỹ có vũ khí tuyệt vời để có thể khiến các ngân hàng Trung Quốc không làm ăn được bằng cách ngăn cấm thanh toán bù trừ bằng đồng USD. Và trên thực tế nếu điều này xảy ra, thì bất kỳ ngân hàng nào đang giao dịch kinh doanh phần lớn bằng đồng USD mà vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đều sẽ phải trả tiền phạt”, Jessica Bartlett, một cộng sự cao cấp tại hãng luật Freshfields Bruckhaus Deringer ở Hồng Kông, cho biết.

Năm 2015, ngân hàng Pháp BNP Paribas đã bị phạt 8,9 tỉ USD vì vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, và trường hợp của các ngân hàng Trung Quốc liên quan đến Triều Tiên có thể còn bị phạt nhiều hơn thế.

Việc xử phạt ngân hàng và công ty Trung Quốc có quan hệ làm ăn với Triều Tiên là một công cụ mà Mỹ phải làm để gây ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc. Nhưng cho đến nay chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump mới chỉ phạt một ngân hàng của Đại lục hồi tháng 6.2017.

Các quan chức kho bạc và FinCEN (Mạng lưới Thi hành Luật pháp về Tội phạm Tài chính) của Mỹ cáo buộc rằng Ngân hàng Đan Đông “đã đóng vai trò như người dẫn đường cho hoạt động tài chính bất hợp pháp của Triều Tiên, đồng thời là ngân hàng nước ngoài bị quan ngại về việc rửa tiền”.

Song, trường hợp chống lại Ngân hàng Đan Đông, theo các chuyên gia có lẽ không có liên quan, ít nhất về mặt kỹ thuật, đối với những căng thẳng chính trị mới nhất giữa các bên. “Đối với tôi, trường hợp của Ngân hàng Đan Đông không phản ánh rõ ràng về một sự thay đổi chính sách hoặc phản ứng của chính quyền mới đối với các động thái hạt nhân gần đây của Triều Tiên. Nó giống với việc thắt chặt dần các biện pháp chế tài dành cho Triều Tiên đã được bắt đầu từ thời cựu Tổng thống Obama nhiều hơn. Những lĩnh vực mới mà giới chức Mỹ tập trung, tốc độ thực hiện cũng như quy định về số tiền phạt sẽ phụ thuộc vào tình hình chính trị Mỹ trong thời gian tới”, bà Bartlett nhận định. (Thanhnien)
-----------------------------

Đề xuất lập ngân hàng đất đai để phát triển nông nghiệp

Phần lớn trong 27 triệu hecta đất nông nghiệp là của các nông hộ nên rất khó tích tụ để phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Các chuyên gia đề xuất lập một ngân hàng đất đai để tạo quỹ đất. 

da so cac doanh nghiep dau tu nong nghiep cong nghe cao deu gap kho khi tiep can quy dat - anh: m.vinh

Đa số các doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao đều gặp khó khi tiếp cận quỹ đất - Ảnh: M.VINH

Đề xuất trên được ông Mai Văn Phấn, Phó cục trưởng Cục đăng ký đất đai (Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên - Môi trường) đưa ra tại Hội nghị Ứng dụng công nghệ cao tổ chức tại Đà Lạt ngày 14-8.

Theo ông Phấn, ngân hàng này cần được xây dựng dựa trên việc phát triển trung tâm quỹ đất.

Đề xuất của ông Phấn đưa ra trong bối cảnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang gặp khó khăn trong việc tích tụ, tập trung đất để tổ chức sản xuất lớn.

Theo số liệu kiểm kê đất mới nhất của Bộ Tài nguyên - Môi trường, cả nước hiện có 27 triệu hecta đất nông nghiệp, trong đó 55% diện tích đất nông nghiệp thuộc quản lý của các nông hộ, chỉ 10% thuộc về các tổ chức kinh tế.

Các đại biểu nhận định, quá trình tích tụ đất để sản xuất nông nghiệp công cao với quy mô lớn đang diễn ra chậm chạp.

Số liệu của Bộ Tài nguyên - Môi trường cho thấy đất đai manh mún đang là yếu tổ cản trở doanh nghiệp đầu tư dài hạn vào nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao.

Thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp còn yếu, thị trường cho thuê đất nông nghiệp để phát triển dài hạn còn yếu hơn rất nhiều.

Theo ông Phấn, việc xây dựng ngân hàng đất đai nông nghiệp là thiết lập cơ chế tạo quỹ đất cho phát triển nông nghiệp tập trung, quy mô lớn.

Việc này, ngoài dựa trên quỹ đất đã thống kê thì cần phải học hỏi kinh nghiệp của các nước có nền nông nghiệp có tỉ lệ cơ giới hoá, tự động hoá cao trên diện tích sản xuất lớn.

Ngân hàng đất đai xây dựng được hệ thống thông tin đất đai đầu đủ, khoa học, minh bạch và dễ tiếp cận.

Song song với lập ngân hàng cần sớm có chính sách khuyến khích thuê quyền sử dụng đất.

Ngoài việc thành lập ngân hàng, để tăng khả năng huy động đất đai, các đại biểu cho rằng cần bổ sung cơ chế giải quyết đối với trường hợp người sử dụng đất không đồng thuận chuyển nhươgj, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp tập trung.(Tuoitre)

Trở về

Bài cùng chuyên mục