Nhập siêu gây sức ép lên tỉ giá; Nhiều doanh nghiệp Việt xuất khẩu vào Mỹ bị hủy mã số kinh doanh; Ủy ban giám sát tài chính: Tăng trưởng tín dụng đạt 5,2% sau 4 tháng; Posco được bật đèn xanh xây nhà máy nhiệt điện than thứ hai tại Việt Nam

Là nền kinh tế lớn ở châu Á và được khen là có tiềm năng 'lạ thường' song Ấn Độ vẫn chưa đủ sức khiến nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett tin tưởng rót vốn.
Theo CNN, kinh tế Ấn Độ vừa nhận được sự đánh giá cao từ nhà đầu tư nổi tiếng nhất thế giới. Tỉ phú Warren Buffett nói trong cuộc phỏng vấn với kênh tin tức ET Now của Ấn Độ hôm 8.5: “Tôi nghĩ rằng Ấn Độ có tiềm năng lạ thường”, và đánh giá quốc gia Nam Á là “thị trường khổng lồ, to lớn”.
Chủ tịch hãng đầu tư Berkshire Hathaway cho biết ông sẽ ngay lập tức “nhảy lên máy bay” đến Ấn Độ nếu cơ hội đầu tư phù hợp xuất hiện. “Nếu bạn cho tôi biết về một doanh nghiệp tuyệt vời có thể được bán ở Ấn Độ, tôi sẽ có mặt ở đó ngay ngày mai”, ông Buffett chia sẻ. Ông nhận định thêm dân số đông và tầng lớp trung lưu phát triển nhanh là hai yếu tố lớn khiến quốc gia Nam Á hấp dẫn.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nỗ lực bằng phẳng con đường dẫn đến nước này cho giới đầu tư ngoại, song các nhà đầu tư như ông Buffett vẫn vấp phải nhiều trở ngại. Các hãng như Walmart và Apple - hai công ty hiện diện nhiều trong danh mục đầu tư khổng lồ của ông Buffett - đến nay đều thất bại trong việc mở cửa hàng riêng ở Ấn.
Berkshire có hoạt động ở Ấn Độ khi tỉ phú 86 tuổi đến thăm nước này vào năm 2011. Hãng bán bảo hiểm trực tuyến và hợp tác cùng công ty địa phương Bajaj Allianz. Dù vậy, Berkshire thông báo rút khỏi quan hệ kinh doanh trên hai năm sau đó với lý do quy định ở Ấn quá chặt.
Tỉ phú đầu tư một lần nữa nhắc đến những trở ngại này trong buổi phỏng vấn gần nhất. Ông đặc biệt nhấn mạnh các quy định ngăn cản doanh nghiệp ngoại sở hữu hoàn toàn công ty Ấn: “Đôi khi có những luật hạn chế về tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp có thể được sở hữu, và đó là điểm bất lợi. Chúng tôi muốn sở hữu 100% bất cứ doanh nghiệp nào chúng tôi vận hành”.
Ông Modi đã và đang nỗ lực thuận lợi hóa hoạt động kinh doanh, song nhiều cải cách lớn, chẳng hạn như thay đổi hệ thống thuế quốc gia, vẫn chưa được thực hiện hoặc không như mong đợi. Ngoài Buffett, một nhà đầu tư nổi tiếng khác là ông Jim Rogers cũng từng bán tất cả cổ phiếu Ấn Độ vào năm 2015 sau khi mệt mỏi chờ đợi sự đổi mới.(Thanhnien)
---------------------------
Tổng cục Thuế vừa ban hành văn bản yêu cầu tăng cường thanh kiểm tra người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, nhằm hoàn thành toàn diện kế hoạch thanh kiểm tra thuế tối thiểu 18% số doanh nghiệp (DN) đang hoạt động.
Theo đó, tập trung kiểm tra ngay đối với DN có rủi ro cao về thuế, hoàn thuế, về sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp, về ưu đãi thuế.
Ngoài ra, cơ quan thuế rà soát, bổ sung kế hoạch đối với các DN khai thác tài nguyên, khoáng sản có rủi ro cao về thuế tài nguyên; tăng cường quản lý thuế đối với DN khai thác, mua bán cát sỏi; có biện pháp quản lý chặt chẽ hóa đơn thuế đối với việc mua bán cát, sỏi xây dựng, ngăn chặn tình trạng mua bán hóa đơn, hợp thức hóa chứng từ đối với loại hình kinh doanh này.
Bên cạnh đó, cơ quan thuế tăng cường kiểm tra đối với các ngành nghề kinh doanh mới như thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng. (TN)
-------------------------
Báo cáo của Bộ Tài chính về công tác cổ phần hóa cho biết trong 4 tháng đầu năm 2017, có 9 doanh nghiệp (DN) được cổ phần hóa với tổng giá trị thực tế là 2.468 tỉ đồng, giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại DN là 564 tỉ đồng.
Vốn điều lệ của 9 DN là 878,5 tỉ đồng. Về thoái vốn, lũy kế 4 tháng các đơn vị đã thoái được 3.101 tỉ đồng, trong đó Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã bán vốn tại 16 DN với giá trị là 1.353 tỉ đồng, thu về 12.190 tỉ đồng.(TN)
-----------------------------------------------
Theo Nghị định 41 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, lĩnh vực thú y, giống vật nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, từ ngày 20.5, hành vi sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi và sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng.
Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản mà không sản xuất thì mức phạt sẽ từ 50 - 70 triệu đồng. Các cơ sở sản xuất, chăn nuôi buộc phải khắc phục hậu quả như tiêu hủy thức ăn chăn nuôi có chứa chất cấm hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng, tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi sử dụng chất cấm tới khi không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ, hoặc tiêu hủy vật nuôi trong trường hợp tái phạm sử dụng chất cấm.
Ngoài ra, nghị định quy định hành vi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có chứa chất cấm sẽ bị phạt từ 70 - 100 triệu đồng; nhập khẩu thức ăn chăn nuôi không có trong danh mục được phép lưu hành bị phạt từ 40 - 50 triệu đồng…
Và đơn vị nhập khẩu phải có biện pháp khắc phục như tái chế hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng. Nếu không, có thể bị buộc tái xuất hoặc tiêu hủy… Các cơ sở vi phạm còn có thể bị đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi từ 6 tháng đến 1 năm trong một số trường hợp.(TN)
---------------------------
Báo cáo của Bộ Tài chính ngày 9.5 cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2017, cơ quan thuế đã tiến hành thanh, kiểm tra 13.890 doanh nghiệp với tổng số thuế tăng thu là 5.166,42 tỉ đồng.
Trong khi đó, toàn ngành hải quan tiến hành kiểm tra sau thông quan 2.033 cuộc, tổng số tiền thuế ấn định là 426,4 tỉ đồng, bằng 191% cùng kỳ năm 2016. Tổng số tiền phạt và tiền chậm nộp là 71,55 tỉ đồng, bằng 519% cùng kỳ năm 2016. Đã thực thu vào ngân sách nhà nước 390,67 tỉ đồng, bằng 261% cùng kỳ năm 2016.
Trong 4 tháng đầu năm 2017, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã thực hiện kiểm soát chi khoảng 232.000 tỉ đồng chi thường xuyên và khoảng 53.000 tỉ đồng vốn đầu tư phát triển, qua đó phát hiện trên 4.000 khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định và đã yêu cầu đơn vị bổ sung các thủ tục cần thiết; không chấp nhận thanh toán khoảng 17 tỉ đồng.(TN)
Nhập siêu gây sức ép lên tỉ giá; Nhiều doanh nghiệp Việt xuất khẩu vào Mỹ bị hủy mã số kinh doanh; Ủy ban giám sát tài chính: Tăng trưởng tín dụng đạt 5,2% sau 4 tháng; Posco được bật đèn xanh xây nhà máy nhiệt điện than thứ hai tại Việt Nam
Goldman Sachs: Mỹ đang đi qua đợt tăng trưởng kinh tế dài nhất; Ba vấn đề kinh tế lớn trước mắt tân Tổng thống Hàn Quốc; Bất động sản hạng sang Hồng Kông đứng đầu thế giới; Bank of America Merrill Lynch giảm dự báo giá dầu trong năm 2017 và 2018
Cuba là cơ hội lớn cho ngành du lịch Mỹ; Ôtô nhập từ Ấn Độ giảm 16 lần; Hơn 1.160 xe công được sắm mới trong một năm; Ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi
Nhật Bản: Nợ chính phủ tăng cao kỷ lục; Thủ tướng cho phép đầu tư các công trình giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh; Giới doanh nghiệp Hàn Quốc kêu gọi chính quyền mới nới lỏng quy định; Cao Bằng muốn sớm vay Trung Quốc 300 triệu USD làm cao tốc
FamilyMart thua lỗ ở Việt Nam, xem xét hợp tác với CP Group; Parkson tiếp tục thua lỗ lớn tại Việt Nam; Carlsberg vẫn muốn mua thêm cổ phần Habeco; Xe dưới 24 chỗ khi bán ra vẫn phải kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
Bắt buộc dùng hóa đơn điện tử từ 2018; Kinh doanh lữ hành: Doanh thu lớn, lãi “bèo bọt”; Kinh doanh sa sút, nhà máy lọc dầu 3 tỷ USD mời 15 quỹ mua cổ phần; Chi nghìn tỷ thâu tóm, Khách sạn Kim Liên của Bầu Thụy vẫn lỗ
Tiêu thụ ôtô tháng 4-2017 ở Việt Nam giảm mạnh; Petrolimex lãi 755 tỉ từ kinh doanh xăng dầu; Malaysia đẩy mạnh khởi nghiệp sinh viên; Bộ Tài chính bác kiến nghị của doanh nghiệp nhập khẩu ô tô
Mỹ sẽ thực thi chặt chẽ hơn các quy định thương mại; Thu ngân sách 4 tháng đầu năm tăng 17,8% so với cùng kỳ; Vượt ngưỡng 800 tỷ USD, Apple hướng tới giá trị vốn hóa 900 tỷ USD; IMF cảnh báo những rủi ro đối với kinh tế châu Á
Trung Quốc - rủi ro lớn nhất của thị trường toàn cầu; AMRO: Việt Nam và Philippines giúp kinh tế Đông Nam Á tăng tốc; Campuchia tịch thu gần 70 tấn mỹ phẩm giả trị giá hàng ngàn tỉ đồng; VinaCapital đã bán hết cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai
Apple, Samsung đã bị tụt hạng ở Trung Quốc như thế nào?; Nhiều hãng bán lẻ Mỹ chật vật chứng minh họ chưa “chết”; Nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc tiếp tục tăng mạnh; 4 tháng, ngân sách nhà nước thặng dư 3,09 nghìn tỷ đồng
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự