tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 10-09-2017

  • Cập nhật : 10/09/2017

Đất nền Tây bắc Đà Nẵng “cháy hàng”

Những tháng gần đây, thị trường bất động sản (BĐS) phía Tây bắc TP. Đà Nẵng được các chuyên gia BĐS đánh giá là khá sôi động đối với phân khúc đất nền. Nhiều dự án mở bán đã bán hết 100% sản phẩm ngay trong ngày.

Thông tin tích cực

Theo một chuyên gia nhận định, khu vực Tây bắc Đà Nẵng đang nổi nên như một điểm sáng trong sự phát triển cả về du lịch, vận tải và công nghiệp. Một trong nhưng thông tin đáng chú ý, trong tháng 5/2017, quận Liên Chiểu (khu vực Tây bắc) được công nhận đô thị loại 1 cấp quận. Đây là một bước tiến đáng kể trong việc phát triển kinh tế, xã hội cho toàn khu vực.

nhieu nha dau tu quan tam den phan khuc dat nen khu vuc tay bac da nang

Nhiều nhà đầu tư quan tâm đến phân khúc đất nền khu vực Tây Bắc Đà Nẵng

Cùng đó, Liên Chiểu với hàng loạt các dự án lớn như cảng biển nước sâu Liên Chiểu, Nhà ga Đà Nẵng mới, khu công nghệ cao Liên Chiểu, khu du lịch sinh thái Làng Vân và tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được thông tuyến ngày 2/8/2017… Cùng đó, khu công nghệ cao, ga hàng hóa Kim Liên… và dự án Khu công nghệ thông tin vừa được đổi chủ đầu tư. Những yếu tố đó, tạo nền tảng cơ bản để khu vực Tây bắc Đà Nẵng, nhất là quận Liên Chiểu có những bước đột phá phát triển trong thời gian tới.

Một trong những dự án quan trọng, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư là việc di dời nhà ga đường sắt Đà Nẵng lên khu vực Tây bắc Đà Nẵng. Theo đó, thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 363/TB-VPCP ngày 4/11/2016, Bộ Giao thông – Vận tải và UBND TP. Đà Nẵng đã họp bàn về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng và tái phát triển đô thị.

Trên cơ sở nội dung thống nhất giữa UBND TP. Đà Nẵng và Bộ Giao thông – Vận tải, UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu phân kỳ giai đoạn thực hiện và hoàn chỉnh các phương án đầu tư bảo đảm thuận lợi thực hiện dự án. Qua đó, sớm triển khai dự án đầu tư di dời ga đường sắt Đà Nẵng ra khỏi nội thị Đà Nẵng.

Đất nền “cháy hàng”

Với những dự án lớn, trọng điểm của TP. Đà Nẵng sắp triển khai tại khu vực Tây bắc đã thu hút sự quan tâm của người dân cũng như các nhà đầu tư. Chính những yếu tố này khiến thị trường BĐS khu vực Tây bắc Đà Nẵng luôn trong tình trạng “cháy hàng”.

Đơn cử, để đón đầu cho sự phát triển của khu vực và đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng, mới đây Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh nhà Phú Gia Thịnh (PGTCorp) vừa tổ chức công bố và mở bán giai đoạn một dự án New Đà Nẵng City. Đây là dự án có nhiều tiềm năng, với vị trí đắc địa ngay trung tâm khu vực Tây bắc Đà Nẵng.

Dự án cách trung tâm Đà Nẵng 3km về hướng Tây bắc, nằm ngay cạnh tuyến đường Hoàng Văn Thái (27m) kết nối trực tiếp với khu du lịch cao cấp Bà Nà Hills và cạnh quốc lộ 1A và tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi… nên được đánh giá là một trong những dự án hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi để tạo nên một thành phố mới với sức sống mới tại khu vực Tây bắc Đà Nẵng.

Ông Lê Anh Triệu, Tổng giám đốc PGTCorp chia sẻ, dự án New Đà Nẵng City có tổng diện tích gần 100.000m2, gồm 560 lô đất nền và nhiều công trình tiện ích. Trong giai đoạn 1, chủ đầu tư PGTCorp triển khai 226 lô đất nền. Các phân khu nhà phố có diện tích từ 90-125 m2 được bố trí biệt lập, thiết kế hiện đại, hài hòa. New Đà Nẵng City còn thừa hưởng tiện ích nội khu hoàn hảo khi kết hợp giữa nhà phố, khu shophouse, trung tâm thương mại, trường học và 2 công viên phủ xanh toàn dự án.

Điểm nổi bật của New Đà Nẵng City là nằm trong không gian quy hoạch hàng loạt dự án công cộng lớn của Đà Nẵng như bến xe trung tâm, nhà ga mới, cảng biển Liên Chiểu, trung tâm hành chính quận, bệnh viện và tuyến đường kết nối khu du lịch Bà Nà chỉ trong vòng 5-15 phút chạy xe.

Trong bán kính 1 km, cư dân có thể dễ dàng tiếp cận các khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp Hòa Khánh, khu công nghiệp Liên Chiểu… và tập trung nhiều trường đại học, trung học chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề như Trường Đại học Bách Khoa, Sư phạm, Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch, trường Đức Trí, Đại học Duy Tân, Trung tâm Thể dục – Thể thao Quốc gia III… là điều kiện thuận lợi góp phần tạo nên chất lượng cuộc sống tại New Đà Nẵng City. Với vị trí đắc địa này, nên 100% sản phẩm giai đoạn 1 New Đà Nẵng City bán hết ngay trong ngày mở bán đầu tiên.

Ông Triệu phân tích, có thể nói cơ sở hạ tầng đô thị và phát triển sản xuất của cả khu vực Tây bắc, điều đó kéo theo sự phát triển của thị trường BĐS của khu vực này. Cùng với “cú hích” hạ tầng và những dự án lớn, khu vực Tây bắc Đà Nẵng còn được giới BĐS chú ý bởi giá tại đây đang khá mềm, hợp với túi tiền của nhiều người.

Một chuyên gia trong lĩnh vực BĐS nhận được, giá BĐS tại khu vực này tương đối sát giá trị thực. Các sản phẩm đến được tay người dân có nhu cầu mua để ở, đặc biệt là những người trẻ và gia đình trí thức do giá chỉ khoảng trên dưới 1 tỷ đồng/nền. Nhưng điều đáng chú ý, đây là những sản phẩm hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, khu dân cư ổn định, kết nối thuận tiện với mạng lưới trường học, bệnh viện, không gian công cộng vui chơi, giải trí… Đặc biệt, do đường sá thông thoáng nên việc di chuyển về trung tâm thành phố rất thuận tiện.

Giới địa ốc nhận định, những tháng cuối năm 2017 và năm 2018 sẽ là thời điểm để thị trường BĐS Đà Nẵng nói chung, trong đó có khu vực Tây bắc có sự bứt phá ngoạn mục, hứa hẹn nhiều giao dịch sôi động. Sau một thời gian sốt ảo, thị trường BĐS Đà Nẵng gần đây chuyển dịch về giá trị thực.(TBNH)
------------------------------

Quy định về cửa khẩu tạm nhập, tái xuất hàng hóa

Ngày 28/7/2017, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 11/2017/TT-BCT quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 11/9/2017 quy định rõ cửa khẩu tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

anh minh hoa. nguon: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo đó, hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.

Việc tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu đã có đầy đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước.

Cửa khẩu phụ, lối mở biên giới do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới công bố sau khi đã trao đổi, thống nhất với các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới trao đổi với Bộ Công Thương về nguyên tắc lựa chọn doanh nghiệp được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới và công bố danh sách doanh nghiệp được lựa chọn.

Trường hợp hàng hóa nước ngoài gửi vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới thì cửa khẩu tạm nhập để gửi kho ngoại quan và cửa khẩu xuất khẩu, tái xuất hàng hóa qua các tỉnh biên giới thực hiện theo quy định này.

Hàng hóa tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ cửa khẩu tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra nước ngoài.

Thông tư 11/2017/TT-BCT quy định không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định.

Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.

Thông tư cũng quy định nhiều mặt hàng không được phép chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa.

Thông tư 11/2017/TT-BCT bãi bỏ Thông tư số 05/2014/TT-BTC ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa.(TCTC)
-----------------------

Việt Nam có thoát được vị trí thấp trong chuỗi giá trị?

Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ hoặc có thể tiếp tục phát triển làm nền tảng xuất khẩu cho các chuỗi giá trị toàn cầu và chuyên sâu ở các chức năng gia công, lắp ráp đem lại giá trị gia tăng thấp, hoặc có thể tận dụng làn sóng tăng trưởng hiện nay để đa dạng hóa và vươn lên tham gia vào các công đoạn giá trị tăng cao hơn trong chuỗi.

WB hiến kế giúp Việt Nam thoát cảnh gia công lắp ráp

Hai báo cáo với tiêu đề - Việt Nam trước ngã rẽ: Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu thế hệ mới và Nghiên cứu về tăng cường năng lực cạnh tranh và liên kết của DN vừa và nhỏ được ra mắt tại Hội nghị do Bộ Công Thương Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (World Bank) phối hợp tổ chức vào ngày 07/9/2017 tại Hà Nội.

“Việt Nam đã hội nhập thành công vào một số chuỗi giá trị toàn cầu, qua đó tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo" ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phát biểu. Nhưng ông cũng cho rằng Việt Nam có thể vươn lên và nâng cao giá trị gia tăng của mình bằng những cải cách và sáng kiến chính sách ở những lĩnh vực như giao thông, dịch vụ, thủ tục biên giới và hội nhập khu vực.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Hai báo cáo chỉ ra những tiềm năng tăng trưởng ở các ngành trong nước nếu cải cách chính sách được tiếp tục. Việt Nam có thể chọn đi theo hướng đa dạng hóa và hỗ trợ sự phát triển của các DN trong nước có tinh thần đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tạo ra các sản phẩm "sáng chế tại Việt Nam". Các cơ chế chính sách nhằm tăng cường năng lực và công nghệ của các DN trong nước sẽ tạo điều kiện cho họ kết nối với các DN FDI và vươn ra thị trường quốc tế. 

Tuy cũng cho rằng Việt Nam đã hội nhập thành công vào nhiều chuỗi giá trị toàn cầu, qua đó tạo ra việc làm, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo nhưng ông Charles Kunaka, Chuyên gia trưởng Khối Thương mại và Cạnh tranh WB cho rằng: Việt Nam mới chỉ chuyên sâu vào các hoạt động sản xuất cuối cùng đem lại giá trị gia tăng thấp, trong đó liên kết trong nước còn yếu.

Việt Nam vẫn đang ở vị trí thấp của chuỗi giá trị toàn cầu do chỉ thực hiện được những khâu mang lại giá trị gia tăng thấp nhất, phần lớn DN Việt Nam chỉ tham gia ở khâu thấp nhất trong chuỗi cung ứng như lắp ráp, gia công… Hiện chỉ có khoảng 300 DN Việt Nam đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng nhưng mới chỉ cung cấp các phụ tùng thay thế, chưa tham gia sản xuất các sản phẩm chính. 

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương phát biểu: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang đem lại những lợi ích to lớn cho Việt Nam về tăng trưởng, xuất khẩu và việc làm. Các khuyến nghị của hai báo cáo đã chỉ ra nhiều ý tưởng về cách thức Việt Nam có thể tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu thế hệ mới, đồng thời đẩy mạnh liên kết giữa DN trong nước và nước ngoài". 

Tiếp tục gia công hay tận dụng làn sóng để vươn lên

“Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ hoặc có thể tiếp tục phát triển làm nền tảng xuất khẩu cho các chuỗi giá trị toàn cầu và chuyên sâu ở các chức năng gia công, lắp ráp đem lại giá trị gia tăng thấp, hoặc có thể tận dụng làn sóng tăng trưởng hiện nay để đa dạng hóa và vươn lên tham gia vào các công đoạn giá trị tăng cao hơn trong chuỗi”, theo ông Charles Kunaka.

Hiện nay, một số DN trong ngành điện tử và ô tô xe máy của Việt Nam đã hội nhập thành công vào các chuỗi giá trị toàn cầu nhưng nhìn chung, Việt Nam mới chỉ tập trung vào các hoạt động gia công, lắp ráp ở công đoạn sản xuất cuối cùng và chưa kết nối được nhiều với các DN đầu tư nước ngoài.

Điều đáng quan ngại hiện nay là việc DN tư nhân gặp nhiều khó khăn trong kết nối vào chuỗi sản xuất toàn cầu và vấn đề chính của DN vừa và nhỏ trong nước hiện thiếu kỹ năng lao động, kỹ năng quản lý còn yếu, ít đổi mới về công nghệ và sản phẩm, khả năng tiếp cận tài chính còn nhiều hạn chế… Vì thế, việc kết nối kinh doanh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước còn mờ nhạt, hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và năng suất lao động từ các đối tác nước ngoài đến khu vực DN trong nước còn nhiều hạn chế.

Nếu đạt được vị thế cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam có thể thu hút thêm đầu tư nước ngoài quy mô lớn, qua đó tạo thêm việc làm và tạo thêm cơ hội cho các nhà cung ứng trong nước.

Để đạt mục tiêu đó, theo báo cáo, cần phải có một gói sáng kiến cải cách toàn diện như: Đẩy mạnh huy động vốn của khu vực tư nhân để thu hẹp khoảng cách chênh lệch về hạ tầng; Phát triển các thị trường dịch vụ cạnh tranh và tự do hóa các quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài; Hợp lý hóa các thủ tục biên giới để nâng cao minh bạch và khả năng tiên liệu; Thúc đẩy quan hệ với các nước phát triển để đảm bảo nhu cầu mạnh mẽ và đầu tư về công nghệ; Cải thiện sự phối hợp giữa các bộ ngành, tạo thuận lợi về trao đổi thông tin và liên hệ giữa DN trong nước và nước ngoài, hỗ trợ có mục tiêu nhằm phát huy thế mạnh của một số nhà cung ứng trong nước.(TBNH)
---------------------

Kiều hối về TP. Hồ Chí Minh đạt 3 tỷ USD

Lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh qua các kênh chính thức sau 8 tháng tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu đến từ thị trường Mỹ.

kieu hoi ve tp. ho chi minh sau 8 thang dat 3 ty usd. nguon: internet

Kiều hối về TP. Hồ Chí Minh sau 8 tháng đạt 3 tỷ USD. Nguồn: Internet

 

Theo Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh - Nguyễn Hoàng Minh, 3 tỷ USD kiều hối chuyển về trong 8 tháng đầu năm vẫn chủ yếu đến từ thị trường Mỹ (chiếm 60%) và châu Âu (khoảng 19%).

"Phần lớn kiều hối chuyển về được người dân sử dụng vào sản xuất kinh doanh, đầu tư chứ không cất giữ, chi tiêu hay tập trung vào đầu tư bất động sản, chứng khoán như trước đây", Phó giám đốc Nguyễn Hoàng Minh cho biết.

Kiều hối thường phụ thuộc vào điều kiện kinh tế vĩ mô, tình hình của người lao động ở nước ngoài, các dịch vụ thu hút kiều hối... Đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho rằng, chỉ trừ hai tháng 11 và 12 năm ngoái do ảnh hưởng từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ Donal Trump thì kiều hối về Việt Nam có chững lại. Tuy nhiên, từ đầu năm 2017 đến nay, tình hình có vẻ khả quan, lượng kiều hối được gửi về nước rất ổn định và tăng dần đều. 

"Nếu từ nay đến cuối năm không xảy ra những biến động gì lớn thì lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh sẽ đạt khoảng 5,2 tỷ USD, tăng 8-10% so với năm ngoái", Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh dự báo.

Mặt khác, kinh tế vĩ mô trong nước thời gian qua cũng ổn định và sức ép tăng tỷ giá do tâm lý thị trường bị loại bỏ chính là nguyên nhân lớn khiến người nhận kiều hối dần chuyển từ ngoại tệ sang nắm giữ tiền đồng.

Nhờ đó, tỷ giá USD/VND từ đầu năm đến nay khá ổn định dù thị trường thế giới biến động mạnh. Đến 9h sáng, mỗi USD được các ngân hàng niêm yết quanh 22.690 - 22.760 đồng, không thay đổi so với hôm qua.(Vnexpress)

Trở về

Bài cùng chuyên mục