tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-07-2016

  • Cập nhật : 07/07/2016

Còn nhiều “không gian” chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ

 Bán lẻ là ngành có tốc độ tăng trưởng liên tục và ấn tượng nhất trong nhiều năm qua tại Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành này vẫn đang gặp nhiều khó khăn, rất cần sự hỗ trợ.

cac doanh nghiep ban le con gap nhieu kho khan ve mat bang, von, nhan luc va cong nghe. anh: h.diu

Các doanh nghiệp bán lẻ còn gặp nhiều khó khăn về mặt bằng, vốn, nhân lực và công nghệ. Ảnh: H.Dịu

Đây là ý kiến của các chuyên gia tại Tọa đàm tham vấn “Nhận diện các rủi ro về chính sách đổi với ngành bán lẻ trong bối cảnh hội nhập TPP và EVFTA” do Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Quỹ Châu Á phối hợp cùng Hiệp hội Các nhà Bán lẻ Việt Nam (AVR) tổ chức tại Hà Nội vào ngày 6-7.


Theo thống kê của AVR, các doanh nghiệp bán lẻ chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp, thuộc 6 ngành nghề thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Hơn nữa, nhiều chuyên gia nhận định, ngành bán lẻ nói chung và bán lẻ hàng hóa nói riêng là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng liên tục và ấn tượng trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, sự hấp dẫn và cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang mở rộng cửa hơn cho các doanh nghiệp FDI, khiến các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đang chịu sự cạnh tranh gay gắt.

Báo cáo điều tra sơ bộ với 100 doanh nghiệp (DN) có hoạt động bán lẻ về “Nhận diện rủi ro về chính sách đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập TPP và EVFTA” của VCCI cho thấy có tới 58% doanh nghiệp thừa nhận việc mở cửa cho các nhà đầu tư TPP, EU vào thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ khiến cho hoạt động của họ trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch AVR, các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam sẽ là động lực cho các doanh nghiệp nội địa buộc phải vươn lên cạnh tranh hoặc là thất bại. Vì thế, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, các doanh nghiệp này rất cần đến những chính sách hỗ trợ cho thị trường phát triển.

Về vấn đề nội tại của doanh nghiệp bán lẻ, TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI cho hay, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang vướng phải 4 khó khăn chính là: nguồn cung hàng hoá, lao động, mặt bằng và vốn.

Đơn cử như về mặt bằng, chi phí cho mặt bằng là khó khăn lớn nhất, nhưng tỷ lệ DN cho rằng khó khăn về mặt bằng liên quan đến chính sách tiếp cận lại nhiều hơn. Hơn nữa, phần lớn doanh nghiệp bán lẻ phàn nàn là thiếu vốn, không có gói tín dụng nào được thiết kế phù hợp với đặc điểm của ngành bán lẻ.

Do đó, các chuyên gia và doanh nghiệp bán lẻ tại tọa đàm đều mong muốn Nhà nước có thêm nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh.

Chia sẻ tại tọa đàm, ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho hay, chỉ cần nhận được sự hỗ trợ từ công nghệ quản lý siêu thị của Nhật Bản, siêu thị Unimart đã phát triển từ một siêu thị lên thành 4 siêu thành một cách nhanh chóng. Do đó, với sự nguồn lực hỗ trợ hợp lý, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội để vươn lên.

Cũng nói về vấn đề này, bà Đinh Thị Mỹ Loan cho rằng, còn nhiều “không gian” chính sách để Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ trong nước mà không trái với cam kết của hội nhập như: xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu đài đầu tư hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, đẩy mạnh phát triển ngành logistics...

Bà Loan cho hay, mới đây, trong Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ phát triển DN đến năm 2020, những kiến nghị trong chiến lược phát triển ngành bán lẻ đã được cụ thể hóa, được ghi nhận thành chiến lược phát triển tổng thể cho thương mại nội địa. Điều này cho thấy, Chính phủ đã chú trọng hơn đến hoạt động của các DN bán lẻ, để từ đó sẽ có những hỗ trợ kịp thời, giải quyết vướng mắc cho các DN.(HQ)


Chỉ số PMI dịch vụ Trung Quốc tăng lên đỉnh 11 tháng

Theo số liệu vừa được Caixin công bố, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành dịch vụ của Trung Quốc trong tháng 6 đạt 52,7 điểm, tăng 1,5 điểm so với tháng 5.

Những số liệu tích cực từ ngành dịch vụ của Trung Quốc trong tháng 6 cho thấy sự tái cân bằng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất sang dịch vụ.

Hãng tin Reuters cho biết con số 52,7 điểm đánh dấu tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của ngành dịch vụ trong vòng 11 tháng qua.

dien bien chi so caixin pmi nganh dich vu cua trung quoc trong 12 thang qua

Diễn biến chỉ số Caixin PMI ngành dịch vụ của Trung Quốc trong 12 tháng qua

Số liệu của Caixin tương đồng với những số liệu công bố tuần trước của chính phủ Trung Quốc. Theo số liệu chính thức được chính quyền ông Tập Cận Bình đưa ra, chỉ số PMI ngành dịch vụ của Trung Quốc trong tháng 6 đạt 53,7 điểm, tăng 0,6 điểm so với tháng 5. Số liệu của chính phủ thường bao gồm thêm các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhà nước trong khi sô liệu của Caixin tập trung hơn vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tại Trung Quốc, mặc dù chỉ số PMI ngành sản xuất thường được chú ý nhiều hơn nhưng khi quốc gia này đang cải cách chuyển đổi từ nền kinh tế định hướng sản xuất, đầu tư sang nền kinh tế định hướng tiêu dùng nội địa thì sự tăng trưởng của ngành dịch vụ (bao gồm các ngành công nghiệp tiêu dùng như bất động sản, bán lẻ và giải trí) đã trở thành trọng tâm của nền kinh tế.

Được biết, chỉ số PMI ngành sản xuất tháng 6 của Trung Quốc do cả Caixin (48,6 điểm) và chính phủ (50 điểm) công bố tuần trước đều đạt dưới 50 điểm, tức ngành sản xuất của nước này đang tiếp tục gặp vấn đề và thu hẹp.

Giám đốc phân tích vĩ mô Zhengsheng Zhong của CEBM Group nhận định rằng sự tăng trưởng của ngành dịch vụ đang giúp đỡ cho tổng thể nền kinh tế Trung Quốc. Khi ngành sản xuất thu hẹp, sự tăng trưởng của ngành dịch vụ đồng nghĩa với việc Trung Quốc đang tìm lại được sự cân bằng kinh tế.

Ngành dịch vụ của Trung Quốc tiếp tục mở rộng được cho là kết quả của việc các nhà lập pháp nước này thúc đẩy tăng trưởng thông qua việc cắt giảm lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng và thực hiện nhiều biện pháp kích thích kinh tế khác.

Các nhà phân tích dự báo rằng tốc độ tăng trưởng GDP quý II/2016 của Trung Quốc sẽ giữ nguyên ở mức 6,7% như quý I/2016 – tốc độ tăng trưởng chậm nhất của nước này kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, con số này vẫn đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5-6,7% được chính quyền của ông Tập Cận Bình đặt ra hồi đầu năm. Số liệu GDP quý II/2016 chính thức sẽ được Trung Quốc công bố ngày 15/7.


Xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm sụt giảm

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng gạo xuất khẩu tháng 5/2016 ước đạt 329 nghìn tấn, giá trị đạt 155,9 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm nay ước đạt 2,33 triệu tấn, thu về 1,05 triệu USD.

Cụ thể, Tổng cục Hải quan cho biết, lượng gạo xuất khẩu tháng 5/2016 là 329 nghìn tấn, giảm 27,9% so với tháng trước, nâng tổng lượng xuất khẩu trong 5 tháng/2016 lên 2,33 triệu tấn giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước.

Đơn giá xuất khẩu bình quân trong 5 tháng/2016 của mặt hàng này tăng nhẹ 3,3% nên trị giá xuất khẩu đạt 1,05 tỷ USD, tăng 0,3% so với 5 tháng/2015.

Xuất khẩu gạo trong 5 tháng/2016 chủ yếu sang các thị trường chính: Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 803 nghìn tấn, giảm 12,8%; Indonesia đạt 351 nghìn tấn, tăng mạnh (cùng kỳ năm 2015 xuất khẩu sang thị trường này chỉ là gần 8 nghìn tấn); Ghana 203 nghìn tấn, tăng mạnh 49,2%… so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm với 35,5% thị phần. Trong 5 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 371,98 triệu USD. Tuy nhiên sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này có sự giảm nhẹ về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2015 .

Đứng thứ hai về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam là Indonesia, tiếp đến Ghana và Philippines. Trong 5 tháng đầu năm 2016, Philippines nhập của Việt Nam 192.435 tấn gạo, trị giá 81,95 triệu USD.

Xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường Tây Ban Nha, Brunei, Angola tăng và giảm ở các thị trường Malaysia, Singapore và Hồng Kông, Senegal, Ucraina, Nam Phi.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự kiến xuất khẩu gạo trong 6 tháng đầu năm của cả nước đạt 2,73 triệu tấn và 6 tháng cuối năm xuất khẩu thêm 2,97 triệu tấn; trong đó, ưu tiên xuất khẩu gạo thơm, gạo chất lượng cao nhằm nâng giá trị. Như vậy, tổng lượng xuất khẩu gạo năm nay sẽ tương đương với năm 2015.

Gạo Việt Nam từng nhiều năm bị đánh giá thấp hơn gạo Thái Lan, Ấn Độ, thậm chí cả gạo Campuchia, nhưngtừ đầu năm đến nay một số loại gạo Việt có thương hiệu được thương nhân nước ngoài tìm mua nhiều hơn.


Giá gạo Việt Nam giảm khi vào vụ thu hoạch mùa

Theo báo cáo của cơ quan chức năng, giá gạo 25% tấm của Việt Nam xuất khẩu giảm do nguồn cung tăng vì đang vào vụ thu hoạch, trong khi nhu cầu mua vẫn chưa tăng lên.

Gạo 25% tấm giá giảm xuống 335 - 340 USD/tấn, FOB (sản xuất từ lúa HT), từ mức 340 - 345 USD/tấn một tuần trước đây, trong khi gạo 5% tấm giá vững ở 370 - 380 USD/tấn. Trung Quốc, nước nhập khẩu gạo chủ chốt của Việt Nam, hiện chưa mua tích cực, trong khi gạo thơm của Việt Nam bán sang Ghana với tiến độ rất tốt.

Xuất khẩu gạo Việt Nam trong nửa đầu năm giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 2,87 triệu tấn, theo số liệu thống kê của Chính phủ. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu trên thị trường Thái Lan vững trước khi Chính phủ tổ chức phiên bán đấu giá tháng 7, trong khi nguồn cung tăng từ vụ thu hoạch lúa ở ĐBSCL làm giá giảm nhẹ. Dự báo giá gạo Thái Lan sắp giảm bởi USD tăng giá sau cuộc bỏ phiếu Anh rời EU, khiến đồng Baht giảm giá nhẹ so với USD....


Đã xuất hơn 10 tấn vải thiều sang Australia

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Australia  cho biết: Từ ngày 23 đến 29-6-2016 đã có hơn 10 tấn vải thiều Lục Ngạn được xuất khẩu đi Australia.

Khác với năm 2015, vải thiều Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ tại hai thành phố Sydney và Melboune, năm nay, gần một nửa số vải nói trên đã được chuyển đến thành phố Perth, Tây Australia.

Mặc dù giá thành nhập khẩu vải năm nay thấp hơn năm ngoái do giảm chi phí vận chuyển vào miền Nam chiếu xạ và được trợ giá vận chuyển bằng đường hàng không, nhưng vải Việt Nam vẫn phải cạnh tranh với vải Trung Quốc, vận chuyển bằng đường biển có giá thành thấp hơn hẳn.

Tuy nhiên, vải thiều Việt Nam tiếp tục được thị trường đón nhận do chất lượng ngon hơn hẳn vải Trung Quốc.

Trước đó, ngày 20-6, Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia đã chính thức công nhận Trung tâm chiếu xạ Hà Nội được phép xử lý chiếu xạ quả vải tươi xuất khẩu đi Australia. Đây là cơ sở chiếu xạ thứ 3 được Australia công nhận sau hai cơ sở tại TP. HCM là Công ty chiếu xạ Sơn Sơn và Công ty CP chiếu xạ An Phú.

Năm 2015, Australia chính thức cấp phép cho trái vải tươi của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường này. Dù được thị trường khó tính chấp nhận nhưng việc tiêu thụ vải tươi của Việt Nam chưa thể trông vào các thị trường Mỹ hay Australia.

Năm 2016, tổng sản lượng tại các địa phương trồng vải thiều trọng điểm trong nước ước khoảng 200.000 tấn. Trong đó, tổng sản lượng tiêu thụ vải thiều trong nước phấn đấu đạt khoảng 78.000 tấn (TP. HCM và các tỉnh, thành phía Nam tiêu thụ khoảng 55.000 tấn, chiếm 70% thị trường nội địa)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục