Thủ tướng yêu cầu PVN đẩy mạnh tái cơ cấu; DOC thay đổi cách tính thuế với tôm nhập khẩu từ Việt Nam; Công nghiệp hỗ trợ thiếu đủ thứ; Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ

Giới chức Ấn Độ đã bí mật phản đối việc Shanghai Fosun Pharmaceutical Group mua Gland Pharma, Reuters trích lời một nguồn tin thân cận cho biết.
Thương vụ 1,3 tỷ USD giữa hai hãng dược phẩm Shanghai Fosun Pharmaceutical Group và Gland Pharma đã được Ủy ban Cạnh tranh Ấn Độ và Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Nước ngoài Ấn Độ chấp thuận cách đây vài tháng. Tuy nhiên, một số quan chức Chính phủ gần đây đã bày tỏ lo ngại về vấn đề này.Hãng dược phẩm Shanghai Fosun thì cho biết giới chức Trung Quốc đã chấp thuận. Hiện họ chỉ đợi ý kiến từ Ủy ban Nội các phụ trách Các vấn đề về Kinh tế của Ấn Độ.
Nếu hoàn tất, đây sẽ là thương vụ thâu tóm lớn nhất của một công ty Trung Quốc tại Ấn Độ. Thời hạn hoàn thành hiện được gia hạn đến ngày 26/9. Trong một thông báo gửi lên sàn chứng khoán Hong Kong hôm qua, Chủ tịch Shanghai Fosun - Chen Qiyu cho biết giới chức Ấn Độ vẫn chưa thông báo cho Gland Pharma về kết quả đánh giá thương vụ.
Bloomberg trước đó cũng trích lời một nguồn tin thân cận cho biết Ủy ban Nội các Ấn Độ có thể chặn thương vụ này, dù cả hai công ty vẫn chưa được thông báo chính thức. Người phát ngôn Bộ Tài chính Ấn Độ - D.S. Malik thì bác bỏ thông tin trên và cho biết vấn đề này vẫn chưa được đưa ra trước Ủy ban.
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc gia tăng. Dù vậy, nguồn tin của Reuters cho biết lo ngại của Ấn Độ không liên quan đến vấn đề chính trị: “Họ chỉ ngần ngại giao quyền kiểm soát một hãng dược phẩm lớn cho một công ty Trung Quốc, mà bản thân công ty này còn đang bị giới chức trong nước kiểm soát chặt”.
Gần đây, các ngân hàng Trung Quốc được cho là đã nhận lệnh rà soát kỹ việc cho vay các công ty trong nước với các thương vụ M&A nước ngoài lớn, nhằm giảm dòng vốn rút ra. Fosun cũng nằm trong danh sách các doanh nghiệp bị để ý.(Vnexpress)
------------------------
Thông báo mới từ Algeria cho biết hàng hải sản nhập khẩu vào nước này phải ghi rõ các chất phụ gia bảo quản ký hiệu SIN330, SIN 331 và SIN 451. Nếu không hàng sẽ bị ách tại cảng.
Ngày 3.8, Bộ Công thương thông báo Cơ quan kiểm soát kinh tế và trấn áp gian lận thương mại Algeria đã có công văn gửi các Sở Thương mại và các cảng biển nước này về vấn đề sử dụng các chất phụ gia bảo quản thực phẩm ký hiệu SIN 330, SIN 331 và SIN 451 đối với cá nguyên con, cá phi lê và các sản phẩm đánh bắt được đông lạnh.
Theo đó, trên bao bì hàng nhập khẩu phải ghi rõ các chất phụ gia bảo quản nói trên, nếu không hàng sẽ bị ách tại cảng khi vào Algeria. Đối với hàng hóa nói chung, theo quy định của Hải quan Algeria, nếu hàng nằm ở cảng quá 81 ngày sẽ bị Hải quan tịch thu và sau 6 tháng, nếu không có người nhận hàng, Hải quan sẽ tiến hành bán đấu giá sung công quỹ.
Hiện thủy hải sản luôn nằm trong tốp 5 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Algeria, với kim ngạch từ 9-10 triệu USD/năm. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu thủy sản (chủ yếu là cá tra, cá basa) đạt 6,8 triệu USD. Riêng trong 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này từ Việt Nam sang Algeria giảm, chỉ đạt 1,2 triệu USD.(thanhnien)
------------------------
Sự cải thiện doanh số bán và việc cắt giảm chi phí đã giúp hãng sản xuất Honda Motor Co. (Nhật Bản) thoát khỏi những rắc rối liên quan các đợt thu hồi do lỗi túi khí của Takata và đưa lợi nhuận tăng gần 19% trong quý trước.
Sự cải thiện doanh số bán và việc cắt giảm chi phí đã giúp hãng sản xuất Honda Motor Co. (Nhật Bản) thoát khỏi những rắc rối liên quan các đợt thu hồi do lỗi túi khí của Takata và đưa lợi nhuận tăng gần 19% trong quý trước.
Honda cho biết trong quý II/2017 hãng đã đạt lợi nhuận 207,3 tỷ yen (1,9 tỷ USD), tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước, nhờ doanh số bán xe máy tại Việt Nam, Ấn Độ và doanh số bán ô tô tại Nhật Bản, Trung Quốc tăng mạnh. Tổng doanh thu trong quý tăng 7% và đạt 3.710 tỷ yen (33,8 tỷ USD).
Phó Chủ tịch điều hành Honda, Seiji Kuraishi, cho biết doanh số bán xe tăng cao tại châu Á và những nỗ lực cắt giảm chi phí đã giúp gia tăng lợi nhuận cho tập đoàn này.
Honda dự kiến bán được 5,08 triệu xe trong tài khóa tính đến tháng 3/2018, tăng so với mức gần 5,08 triệu xe trong tài khóa trước đó. Hãng này cũng nâng mức ước tính lợi nhuận trong cả năm lên 545 tỷ yen, so với dự báo 530 tỷ yen đưa ra hồi tháng Tư.
Honda là khách hàng lớn nhất của hãng chế tạo túi khí Takata Corp. (Nhật Bản), vốn đã phải đệ đơn phá sản, khi thu hồi hàng triệu túi khí bị lỗi. Tuy nhiên, Honda đang dần phục hồi, sau khi "dính" vào các vụ thu hồi túi khí của Takata.
Trong khi đó, nhà phân tích Satoru Takada, thuộc Viện nghiên cứu và tư vấn TIW, tại Tokyo, nhận định sự yếu đi của đồng yen so với đồng USD trong những năm gần đây là nhân tố tích cực hỗ trợ ngành chế tạo ô tô của Nhật Bản.(TTXVN)
-----------------------
Nhà máy điện gió dự kiến sẽ được xây ở dãy núi Hoành Sơn, phân bổ trên một vùng diện tích 1.400 ha.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa đồng ý để một doanh nghiệp có trụ sở ở TP HCM khảo sát gió tại khu vực dãy núi Hoành Sơn (thuộc địa bàn huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh) với mục đích xây nhà máy điện gió.
Theo thuyết minh sơ bộ của dự án, nhà máy điện gió trong giai đoạn xây dựng dự kiến được phân bổ trên một vùng diện tích 1.400 ha, chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ khảo sát, lắp dựng trạm đo gió và thu nhập số liệu gió. Giai đoạn 2 đánh giá tính khả thi. Giai đoạn 3 là giai đoạn đầu tư.
Trong thời hạn 13 tháng kể từ ngày 31/7, nếu số liệu gió đáp ứng yêu cầu và có tính khả thi thì đồng ý nguyên tắc cho phép công ty này khảo sát, lập dự án Nhà máy điện gió HBRE – Hà Tĩnh theo trình tự quy định của pháp luật.
UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu công ty khảo sát dự án làm việc với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh cùng các cơ quan, đơn vị liên quan về vị trí xây dựng trạm đo gió, khu vực khảo sát.. phải đảm bảo tuyệt đối, không vi phạm đất quốc phòng, an ninh trên địa bàn giáp ranh hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình trước khi triển khai thực hiện.(Vnexpress)
Thủ tướng yêu cầu PVN đẩy mạnh tái cơ cấu; DOC thay đổi cách tính thuế với tôm nhập khẩu từ Việt Nam; Công nghiệp hỗ trợ thiếu đủ thứ; Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ
Nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; Không cần Trung Quốc, Ấn Độ tự xây 'Con đường tơ lụa' mới; Toyota quay lưng với nhân tài từ Thung lũng Silicon; Đầu tư tối thiểu 2 tỉ USD, casino mới hút khách
Bị Nga chơi gác, EU tung đòn trừng phạt; Vũ khí hóa thương mại; Sẽ bán hơn 48 triệu cổ phần Vinamilk ở mức 7.000 tỉ đồng; Vì thủ tục, mất cơ hội xuất khẩu 100 tấn mỡ cá; TP HCM gỡ khó cho bất động sản
Nước Anh có thể sẽ mất 40.000 việc làm ngành ngân hàng vì Brexit; Nếu không thay đổi, tôm xuất khẩu Việt Nam sẽ mất dần thị phần và lâm vào tình trạng "giải cứu"; Tiếp tục công cuộc tái cấu trúc, Eximbank giảm hơn phân nửa Phó Tổng giám đốc; Toyota có thể sắp mở nhà máy 1,6 tỷ USD ở Mỹ
Vincom Retail lên kế hoạch IPO trị giá 600 triệu USD; Bộ Công Thương ra quy định mới về hoạt động xuất, nhập và chuyển khẩu hàng hoá; Một “đại gia” Trung Quốc muốn đầu tư đường sắt trên cao ở Việt Nam; Bloomberg: Việt Nam dự báo giải ngân FDI năm 2017 đạt kỷ lục trên 16 tỷ USD
Malaysia lo ngại Thái Lan, Việt Nam vượt trước trong “cuộc đua” CMCN 4.0; Thế Giới Di Động chuẩn bị 2.500 tỷ đồng để mua lại chuỗi điện máy và dược phẩm; Lượng tiền mặt của Apple vượt ngưỡng 260 tỷ USD; Ngành du lịch “ngóng” chính sách dài hơi
Chỉ 10% chủ kinh doanh Facebook làm việc với thuế TP HCM; Chuỗi cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc đến Việt Nam; Tăng trưởng toàn cầu phụ thuộc vào nợ của Trung Quốc; Hãng xe điện Tesla vẫn lỗ dù doanh thu gấp đôi
Trung Quốc sợ biến thành Nhật Bản; Hàng Việt 'mang chuông' đi đánh ở Thái Lan; Jeep ra mắt chiếc xe đầu tiên sản xuất ở Ấn Độ; Dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khoảng 32.000 tỷ đồng; Tiền vẫn đổ dồn vào các đại gia nhà đất
Nga lên án Mỹ khơi mào chiến tranh thương mại; Doanh nghiệp Pakistan lo ngại Trung Quốc; Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo nguy cơ chính phủ vỡ nợ; Việt Nam khẳng định quyền thăm dò dầu khí ở Biển Đông
Từ nay tới cuối năm, tỷ giá sẽ biến động mạnh nhất vào lúc nào?; Kinh tế tư nhân: Chìa khóa của tăng trưởng; Có bao nhiêu vàng cất giữ tại London ?; Tổng thống Brazil cam kết thúc đẩy cải cách để khôi phục nền kinh tế
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự