Hơn 53% thuốc trừ sâu nhập từ Trung Quốc; VNREA kiến nghị 5 điểm phát triển thị trường bất động sản; Điều động, bổ nhiệm nhân sự tỉnh Bắc Ninh; Thông tin mới nhất về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2017 tại hàng loạt quận trung tâm Hà Nội

Theo khảo sát thị trường quí I/2017 do công ty Jones Lang Lasalle (JLL) vừa công bố, bất động sản công nghiệp tại Việt Nam đang là phân khúc giàu tiềm năng.
Ông Đặng Văn Quang, Giám đốc JLL tại Việt Nam cho biết ngay trong quý I-2017, Việt Nam đã thu hút được 7,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng 77,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó ngành công nghiệp, chế tạo thu hút vốn đầu tư FDI nhiều nhất với 6,5 tỷ USD, chiếm 84,9% tổng FDI. Hoạt động kinh doanh bất động sản thu hút khoảng 344 triệu USD, chiếm 4,5% tổng vốn FDI.
Dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực công nghiệp và bất động sản tiếp tục tăng chính là yếu tố thuận lợi để thu hút hoạt động đầu tư vào các khu công nghiệp. Trong xu thế mở cửa hiện nay, các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam đang gia tăng, nhất là các đơn vị muốn đặt cơ sở sản xuất để tận dụng nguồn nhân công rẻ thì khu công nghiệp lại “đắt khách”.
“Do đó, phát triển bất động sản công nghiệp cũng sẽ tỷ lệ thuận với dòng vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp”, ông Quang nhấn mạnh.
TP.HCM tiếp tục là khu vực dẫn đầu thị trường khu công nghiệp phía Nam về giá thuê thuần trung bình khoảng 140 USD/m2, trong khi những khu công nghiệp tại các tỉnh lân cận có giá trung bình chỉ bằng một nửa. Theo các chuyên gia, sở dĩ giá thuê khu công nghiệp ở TP.HCM cao là do chi phí giá đất cao cũng như cơ sở hạ tầng phát triển.
Việt Nam hiện đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều ngành công nghiệp hàng đầu thế giới do chi phí nhân công thấp và nằm trong khu vực lưu thông hàng hải thuận lợi. Do đó, nhu cầu thuê nhà máy, kho bãi… cũng sẽ tăng theo.
Tuy nhiên, để lĩnh vực kinh doanh bất động sản khu công nghiệp thành công, các chủ đầu tư trong lĩnh vực này cần phải hiểu rõ nhu cầu của từng nhóm ngành hàng qua đó có kế hoạch bố trí tỷ trọng hợp lý… Đồng thời, điều này sẽ giúp doanh nghiệp thuê đất khu công nghiệp hoạt động thuận lợi hơn.
Cũng trong báo cáo tổng kết quí I, JLL còn đưa ra dự đoán nguồn cung mới căn hộ tại thành phố sẽ đạt 9.000-1.200 căn/quí cho đến hết năm 2017. Trong đó phân khúc nhà ở giá thấp sẽ dẫn dắt thị trường trong thời gian tới, với sự kích cầu đáng kể nhờ hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện khắp địa bàn TP.HCM. Giá bán dự báo tiếp tục xu hướng tăng trong năm 2017.(PLO)
----------------------------------------------
Trong số 110 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực sản xuất điện, khí đốt, có 16 dự án thuộc lĩnh vực năng lượng xanh, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 778 triệu USD.
Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) công bố, tính đến nay, trong số 110 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thuộc lĩnh vực sản xuất điện, khí đốt, có 16 dự án thuộc lĩnh vực năng lượng xanh, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 778 triệu USD, chiếm 14,5% về số dự án và 6% tổng số vốn đầu tư đăng ký trong ngành điện và khí đốt.
Sản xuất điện từ năng lượng gió thu hút vốn FDI nhiều nhất, với tổng vốn đăng ký là 577 triệu USD, chiếm 74% tổng vốn đăng ký trong lĩnh vực năng lượng xanh. Tiếp theo là sản xuất điện từ năng lượng mặt trời và sản xuất điện sinh khối, với số vốn đầu tư đăng ký lần lượt là 137,38 và 59,2 triệu USD.
Đến nay, VN đã thu hút được 9 nước đầu tư vào các dự án FDI năng lượng xanh bao gồm: Hàn Quốc, Đức, Pháp, Ấn Độ, Mỹ, Singapore, Nga, Bỉ và Trung Quốc. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 371 triệu USD, chiếm 48%. Tiếp theo là CHLB Đức, Pháp, Ấn Độ, Mỹ.(TN)
---------------------------------------------------
Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản ước tính Tokyo đã tiêu tốn hơn 70.000 tỉ yen để đối phó thảm hoạ hạt nhân Fukushima xảy ra cách đây sáu năm.
Người dân Nhật trước bia tưởng niệm các nạn nhân thảm hoạ 2011 ở Namie, Fukushima ngày 31-3 - Ảnh: Asahi Shimbun
Con số trên cao gấp ba lần con số 22.000 tỉ yen mà chính quyền Tokyo đưa ra trước đó. “Khi chi phí tăng, gánh nặng lên người dân cũng sẽ rất lớn. Chính sách hạt nhân của đất nước cần được xem xét lại” - tổ chức JCER cho biết khi công bố báo cáo vào ngày 1-4.
Ban đầu khi xảy ra sự cố vào tháng 3-2011, chính quyền Tokyo dự kiến thiệt hại vào khoảng 11.000 tỉ yen nhưng sau đó Bộ Kinh tế Công nghiệp và Thương mại nâng con số lên gấp đôi vào năm 2013.
Chính quyền đã phải nâng giá điện để đảm bảo khả năng chi trả các khoản bồi thường sau thảm hoạ, làm tăng gánh nặng cho người dân, theo Kyodo News.
Trong các khoản chi để xử lý sự cố, khoảng 8.000 tỉ yen dành để bồi thường các thiệt hại từ tình trạng nhiễm phóng xạ.
JCER tính toán chi phí cho việc làm sạch môi trường lên đến 30.000 tỉ yen, cao gấp năm lần ước tính của chính phủ.
Theo tổ chức này, Tokyo chưa tính thêm chi phí xử lý chất thải ước tính lên 22 triệu m3, bao gồm cả đất bị nhiễm phóng xạ, ở tỉnh Fukushima. Đến nay cách thức và địa điểm để xử lý chất thải này vẫn chưa được quyết định.
Ngoài ra, chi phí để xóa bỏ các lò phản ứng hạt nhân bị hư hại sau sự cố vào khoảng 11.000 tỉ yen và quá trình này có thể kéo dài 30-40 năm. Việc xử lý lượng nước nhiễm xạ còn trong bồn chứa của nhà máy hạt nhân Fukushia dự kiến tiêu tốn thêm 20.000 tỉ yen nữa, trừ khi chính phủ xả số nước này ra biển.
Sáu năm sau sự cố, lệnh di tản tại phần lớn tỉnh Fukushima mới được gỡ bỏ cuối tuần qua. Theo báo Asahi Shimbun, người dân các thị trấn Namie, Kawamata và Iitate được trở về nhà sau ngày 31-3 trong khi lệnh di tản ở Tomioka hết hiệu lực sau 1-4.
Để khuyến khích người dân trở về nhà, chính quyền Tokyo đã dành hơn 23,6 tỉ yen trong ngân sách 2017 để khôi phục lại hệ thống y tế và các cơ sở thiết yếu tại những khu vực di tản.
Tuy nhiên không phải ai cũng dám trở về nhà. Đến nay chỉ chưa đến 20% dân cư tại các khu vực bị di tản trở về nhà sau khi lệnh di tản hết hiệu lực. (TT)
----------------------------------------------------
Hơn 53% thuốc trừ sâu nhập từ Trung Quốc; VNREA kiến nghị 5 điểm phát triển thị trường bất động sản; Điều động, bổ nhiệm nhân sự tỉnh Bắc Ninh; Thông tin mới nhất về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2017 tại hàng loạt quận trung tâm Hà Nội
Thủ tướng yêu cầu tìm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng; Chưa khắc phục xong sự cố, Formosa chưa được hoạt động; Techcombank muốn tăng 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ, tiếp tục không chia cổ tức; Dự án 3,5 tỉ USD giải ngân 96,5 tỉ đồng
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo làm rõ một số sai phạm về đất đai; Việt Nam bị nhắm đến trong sắc lệnh 'trả đũa thương mại' của Trump; Đưa hành vi kinh doanh vàng, ngoại hối trái phép vào Bộ luật Hình sự sửa đổi; Tập đoàn bia lớn nhất Philippines tính mua cổ phần Sabeco
Số doanh nghiệp rời thị trường bằng 9/10 số thành lập mới từ đầu năm; Thủ tướng chỉ đạo đưa vào sản xuất thương mại công nghệ điện rác của Công ty HMC; Khánh Hoà: Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Cam Lâm; Tập đoàn VNPT có quỹ lương trên 8.600 tỷ đồng
TP HCM đứng đầu cả nước về số vụ tai nạn lao động; Nhu cầu của người Việt với dịch vụ tài chính tăng; Malaysia bác bỏ trách nhiệm đối với thâm hụt mậu dịch của Mỹ; Dự án cầu Đại Ngãi đón vốn ODA Nhật Bản
Lạ lùng cổ đông đa số Việt Nam “chịu điều chỉnh” của cổ đông thiểu số Trung Quốc; Hai Bộ: Tài chính và Công Thương "bắt tay" quản lý bảo hiểm; Tăng trưởng tín dụng quý 1 tăng mạnh nhất trong 6 năm trở lại đây; Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 7,6 tỷ USD
3 tháng đầu năm, ngân sách Nhà nước chi hơn 61.000 tỷ đồng trả nợ; Tàu hàng Hàn Quốc mất tích trên vùng biển Nam Đại Tây Dương; Bắt thêm 2 lãnh đạo liên quan đến vụ án Trịnh Xuân Thanh;Thanh khoản của các tổ chức tín dụng dự kiến dồi dào trong năm 2017
Samsung đầu tư gần 9 tỉ USD mở rộng dây chuyền sản xuất màn hình OLED; Uniqlo dọa rời thị trường Mỹ vì Tổng thống Donald Trump; Xây dựng nhà ở quý 1 đạt 91.600 tỉ đồng; Nhập khẩu phân u rê tăng hơn gấp đôi; 90% ngân hàng tin lợi nhuận năm 2017 tăng trưởng mạnh
Quan hệ Nga - Mỹ có thể đang tệ hơn thời Chiến tranh Lạnh; Thái Lan quyết dẹp ‘kinh đô tình dục’ Pattaya; Nhân sự mới của Ngân hàng Nhà nước; Kinh tế Nga quay đầu tăng trưởng sau hai năm suy thoái
Việt - Mỹ bàn bạc tăng cường thương mại song phương; Tham vấn cấp cao Australia-Việt Nam về hợp tác phát triển; EU cảnh báo cá hồng Việt Nam nghi nhiễm chất Ciguatera;Bán hàng trên Facebook sẽ phải đăng ký kinh doanh
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự