tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-06-2016

  • Cập nhật : 26/06/2016

Sài Gòn Food khẳng định không xuất khẩu cá diêu hồng sang Úc

Lãnh đạo Công ty CP Sài Gòn Food đã lên tiếng khẳng định, chưa bao giờ sản xuất và xuất khẩu cá diêu hồng cho tất cả các thị trường. Đối với thị trường Úc, Sài Gòn Food hiện chỉ xuất khẩu các mặt hàng tôm sú đông lạnh và cua tuyết đông lạnh.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản – Nafiqad Ngô Hồng Phong vừa ký văn bản số 1030/QLCL-CL1 gửi Công ty CP Sài Gòn Food và Cơ quan Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ cho biết, Nafiqad và nhận được thông báo của Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc về lô hàng cá diêu hồng đông lạnh của Công ty CP Sài Gòn Food xuất khẩu vào Úc bị nhiễm kháng sinh Enrofloxacine, đồng thời thông báo sẽ thực hiện kiểm tra 100% lô hàng thủy sản được xuất khẩu của Sài Gòn Food khi xuất khẩu vào thị trường Úc.

sai gon food khang dinh, chua bao gio san xuat va xuat khau ca dieu hong cho tat ca cac thi truong va doanh nghiep cung khong biet nha nhap khau ten always fresh trading co.,ltd.

Sài Gòn Food khẳng định, chưa bao giờ sản xuất và xuất khẩu cá diêu hồng cho tất cả các thị trường và doanh nghiệp cũng không biết nhà nhập khẩu tên Always Fresh Trading Co.,Ltd.

Theo đó, Nafiqad yêu cầu Cty CP Sài Gòn Food nghiên cứu quy định của Úc về mức giới hạn các chỉ tiêu an toàn thực phẩm  (tại địa chỉ: http://w.w.w.agriculture.gov.au/import/food ) để thực hiện kiểm soát an toàn thực phẩm  thủy sản khi xuất khẩu vào thị trường này.

Đồng thời, rà soát lại toàn bộ hồ sơ quản lý xuất khẩu để xác định nguyên nhân dẫn đến lô hàng bị cảnh bảo không đảm bảo an toàn thực phẩm, thiết lập và thực hiện các hành động khắc phục phù hợp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm  trong quá trình sản xuất, chế biển thủy sản.

Theo yêu cầu của Nafiqad, Công ty CP Sài Gòn Food lập báo cáo giải trình gửi về Nafiqad trước ngày 20/6/2016.

Khi nhận được công văn của Nafiqad, lãnh đạo Công ty CP Sài Gòn Food đã lập tức có công văn phản hồi Nafiqad khẳng định, chưa bao giờ sản xuất và xuất khẩu cá diêu hồng cho tất cả các thị trường và Sài Gòn Food cũng không biết nhà nhập khẩu tên Always Fresh Trading Co.,Ltd. Đối với thị trường Úc, Sài Gòn Food hiện chỉ xuất khẩu các mặt hàng tôm sú đông lạnh và cua tuyết đông lạnh.

Hiện nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Úc (Bộ phận Thương vụ) đã gửi công hàm kèm công thư của Cục Bảo vệ Thực vật cho Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc về phản ánh của doanh nghiệp và yêu cầu phía Úc điều tra làm rõ sự việc, không gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.


Vì sao Foody.vn đầu tư vào JAMJA.vn ?

Công ty chủ quản website chuyên về địa điểm ăn uống, Foody.vn vừa công bố đầu tư vào website JAMJA.vn, một nền tảng thúc đẩy khuyến mãi trên di động. Giá trị thương vụ không được tiết lộ.

Được biết JAMJA.vn thuộc chủ quản của Công ty CP JAMJA, được thành lập hồi đầu năm 2015, tập trung ứng dụng các tiện ích của di động để mang đến cho người dùng khả năng khám phá ưu đãi (thời trang, nhà hàng) xung quanh. Theo đó, người sử dụng sau khi tải ứng dụng có thể ngay theo dõi các thương hiệu yêu thích để nhận cập nhật tin ưu đãi hoặc đánh dấu các khuyến mãi hấp dẫn để nhận nhắc nhở sử dụng trước khi hết hạn.

Lý do đầu tư, theo đại diện Foody.vn là để mở rộng hệ sinh thái và tăng cường sức mạnh cho Foody.vn. Trên thực tế đây là bước đi không quá bất ngờ của Foody.vn bởi hồi cuối năm ngoái, Foody,vn đã định hướng  không chỉ là một nơi chia sẻ, giới thiệu địa điểm ăn uống, mà là một hệ sinh thái dịch vụ liên quan dành cho lĩnh vực ẩm thực ở Việt Nam.

..

Thời điểm đó, Foody.vn tập trung đẩy mạnh cả 4 mảng dịch vụ cùng lúc là Foody.vn, Tablenow.vn, Deliverynow.vn và FoodyPOS.vn.

Theo ông Lê Hùng Việt, hiện có gần 1.500 thương hiệu trên JAMJA.vn. 50% trong số đó là các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực.

“Đây là nguyên nhân chính giúp JAMJA.vn và Foody.vn ngồi cùng lại với nhau.”, ông Việt khẳng định.

Không chia sẻ số lượng người sử dụng, ông Việt cho biết lượng người đăng ký mới ở Jamja tăng 30-40% mỗi tháng. Lợi thế của JAMJA là giúp người sử dụng không bỏ lỡ các chương trình khuyến mãi từ các thương hiệu mà họ ưa thích.

Sau khi được đầu tư, Foody.vn và JAMJA.vn sẽ hỗ trợ qua lại. Theo đó, người sử dụng Foody.vn có thể theo dõi tin khuyến mãi các nhãn hàng là đối tác của JAMJA. Ngược lại, JAMJAsẽ thừa hưởng lượng người sử dụng từ Foody.vn và thông tin đánh giá địa điểm liên quan. Trong tương lai cả hai sẽ đưa dịch vụ khuyến mãi và thẻ tích điểm điện tử đi vào hoạt động.

Về phần Foody.vn, ông Minh cho biết hiện các dịch vụ như Tablenow.vn, Deliverynow.vn và FoodyPOS.vn đều phát triển rất tốt và hứa hẹn tăng trưởng vượt trội trong thời gian tới. Dự kiến dịch vụ Deliverynow sẽ được đưa vào vận hàng thử nghiệm vào tuần sau.

“Hiện giao nhận cho dịch vụ này là một Công ty đối tác của Foody.vn. Trong đó Foody.vn đảm trách khâu công nghệ.”, đại diện Foody nói.


Danapha đầu tư 1.500 tỷ đồng sản xuất thuốc công nghệ Nano

Ngày 23/6, BQL Khu công nghệ cao TP Đà Nẵng đã trao Giấy chứng nhận đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất dược phẩm áp dụng công nghệ nano, công nghệ sinh học và Trung tâm nghiên cứu phát triển Công nghệ cao cho Công ty Cổ phần Dược phẩm Danapha (Đà Nẵng), nâng tổng số Dự án được cấp phép vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng lên 4 dự án.

Dự án có vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, trong đó vốn góp của chủ sở hữu 300 tỷ đồng, phần còn lại là vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Mục tiêu, sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu, hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ khác.

Theo Giấy chứng nhận đầu tư, Dự án sẽ được triển khai theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 có vốn đầu tư 500 tỷ đồng, trên diện tích 3ha, công suất 1 tỷ viên thuốc/năm.

kiem tra chat luong san pham tai cong ty cp duoc danapha da nang.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Công ty CP dược Danapha Đà Nẵng.

Giai đoạn 2, vốn thực hiện 600 tỷ đồng, trên diện tích 2,5 ha, công suất thiết kế 50 triệu đơn vị (thuốc nước)/năm. Giai đoạn 3 sẽ triển khai thêm 2,2ha, vốn đầu tư 400 tỷ đồng. Chủng loại sản phẩm 50 triệu đơn vị/năm (thuốc nước).

Dự kiến, Nhà máy sẽ được triển khai xây dựng từ tháng 1/2017, hoàn thành toàn bộ các dự án vào tháng 12/2021.

KCNC Đà Nẵng là KCNC đầu tiên ở khu vực miền Trung và là KCNC đa chức năng cấp quốc gia thứ ba của cả nước. Trước khi Dự án Nhà máy sản xuất dược phẩm áp dụng công nghệ nano, công nghệ sinh học và Trung tâm nghiên cứu phát triển Công nghệ cao cho Công ty Cổ phần dược phẩm Danapha được cấp phép, Khu CNC Đà Nẵng đã thu hút được 3 dự án đầu tư, gồm:

Dự án đầu tiên khánh thành tại KCNC Đà Nẵng là sản xuất thiết bị cơ khí chính xác (sản xuất van chuyển mạch điện từ, bơm cánh quạt áp lực cao; thiết bị thủy lực như van điện từ, bơm...) của Công ty Tokyo Keiki (Nhật Bản) với vốn đầu tư 40 triệu USD, công suất 684.000 sản phẩm/năm, diện tích đất thuê 30.000m2. 

Tiếp đó là dự án sản xuất thiết bị cơ khí chính xác (sản xuất sản phẩm và vật liệu đúc dùng trong các bộ phận thủy lực, các bộ phận có độ chính xác cao và các bộ phận liên quan) của Công ty Niwa Foundry Co.,Ltd (Nhật Bản) với vốn đầu tư 30 triệu USD, công suất 2,4 triệu sản phẩm/năm, diện tích đất thuê 31.100m2.

Dự án thứ 3 là Cơ sở nghiên cứu và phát triển vật liệu mới trong xây dựng của Viện Kỹ thuật xây dựng hạ tầng (Việt Nam) với vốn đầu tỉ đồng, diện tích đất thuê 0,49ha.


Mitsubishi tăng vốn góp trong liên doanh VinaStar

Thông tin đã chính thức được công bố, các công ty thành viên Mitsubishi Nhật Bản đã chính thức tăng tỷ lệ góp vốn từ 50% lên 82% tại Công ty liên doanh Sản xuất Ngôi sao (VinaStar), đồng thời đổi tên liên doanh này thành Mitsubishi Motors Việt Nam (MMV).

Không công bố khoản tiền mà các thành viên Mitsubishi Nhật Bản phải bỏ ra để nâng tỷ lệ sở hữu tại VinaStar là bao nhiêu, song song trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện MMV cho biết, coi Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng nhất, nên việc đồng nhất thương hiệu toàn cầu này chính là bước đi chiến lược của Mitsubishi Motors, đồng thời thể hiện cam kết gắn bó lâu dài và bền vững của hãng nhằm tiếp tục mang đến cho khách hàng Việt Nam những sản phẩm, dịch vụ chất lượng Nhật, đẳng cấp thế giới.

Đây có thể cũng là bước đi quan trọng để Mitsubishi giành quyền chủ động nhiều hơn trong việc sản xuất và phân phối các sản phẩm ô tô tại thị trường Việt Nam. Với tỷ lệ sở hữu 82%, Mitsubishi gần như đã nắm toàn quyền điều hành liên doanh này.

.

Thông tin cho biết, VinaStar là một trong những liên doanh sản xuất ô tô đầu tiên tại Việt Nam, bao gồm các đối tác liên doanh là Công ty Sản xuất ô tô Mitsubishi, Công ty Thương mại Mitsubishi (Nhật Bản), đối tác Proton (Malaysia) và Công ty Xuất nhập khẩu và Hợp tác đầu tư giao thông - vận tải (TRACIMEXCO - Việt Nam), với vốn đầu tư ban đầu 53 triệu USD.

“Với việc tăng tỷ lệ sở hữu trong liên doanh lần này, chúng tôi chủ yếu tăng vốn đầu tư mua lại cổ phần từ đối tác Proton của Malaysia”, nguồn tin từ Mitsubishi nói và cho biết, trước đây, hãng phân phối xe tải FUSO và có đối tác là Proton của Malaysia. Với cơ cấu mới, Mitsubishi sẽ tập trung kinh doanh mảng xe du lịch và giữ vai trò đưa ra những quyết định chính trong hoạt động kinh doanh.

Được thành lập năm 1994, VinaStar chuyên lắp ráp và phân phối độc quyền các nhãn hiệu ô tô Mitsubishi và Proton. Những năm gần đây, VinaStar đã không ngừng tung ra thị trường các dòng xe Mitsubishi Triton, Pajero Sport, Outlander Sport… và đã nhận được sự đánh giá cao của thị trường. Năm 2015, VinaStar (Mitsubishi) tiêu thụ được hơn 4.145 xe, tăng 80% so với năm 2014..., có thể nói đã vượt qua được giai đoạn khó khăn của thị trường ô tô Việt Nam.

Sau một thời gian “bùng nổ”, những năm gần đây, thị trường ô tô Việt Nam chững lại. Các vấn đề cơ chế, chính sách, đặc biệt là chính sách thuế thay đổi nhiều, khiến không ít liên doanh ô tô khó khăn, có công ty có ý định rời bỏ thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư hồi năm ngoái, ông Tetsuro Aikawa, Chủ tịch Tập đoàn Mitsubishi Motors Nhật Bản (hiện đã rời vị trí này) cho biết, trong 20 năm qua, Mitsubishi đã dày công xây dựng, tìm tòi, nghiên cứu và tích lũy để có được thành công tại thị trường Việt Nam và vẫn đang tiến về phía trước. Do vậy, Mitsubishi hoàn toàn không có ý định và không bao giờ có ý định rời bỏ thị trường Việt Nam.

“Mitsubishi sẽ tập trung nhiều hơn vào xe SUV, bán tải và xe điện như là những sản phẩm chủ lực và các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, là thị trường chiến lược”, ông Tetsuro Aikawa nói và cho biết thêm rằng, trên cơ sở thuế nhập khẩu xe từ Đông Nam Á, Mitsubishi sẽ có những điều chỉnh về chiến lược đầu tư tại Việt Nam và việc mở rộng đầu tư, tăng sản lượng lắp ráp sẽ được Mitsubishi cân nhắc trong tương lai.

Trong bối cảnh này, xem ra, tăng sở hữu và đổi tên công ty chính là một trong những lời khẳng định cho cam kết “ở lại lâu dài” tại thị trường Việt Nam của Mitsubishi.

Thông tin cho biết, cùng với việc đổi tên và “bước sang trang mới”, những “tân binh” được nâng tầm đẳng cấp với ngôn ngữ thiết kế toàn cầu mới DYNAMIC SHIELD dự kiến cũng được Mitsubishi giới thiệu đến khách hàng Việt Nam trong năm nay.

“Mục tiêu của hãng là tạo nên một thế hệ sản phẩm mới có thiết kế vượt trên kỳ vọng của khách hàng và vẫn thể hiện trọn vẹn “Mitsubishiness” - “chất Mitsubishi” dựa trên các giá trị di sản cốt lõi vốn có”, ông Kenichi Horinouchi, Tổng giám đốc Mitsubishi Motors Việt Nam chia sẻ.

Tuy nhiên, tương lai của Mitsubishi tại Việt Nam sẽ thế nào còn phụ thuộc vào chiến lược đầu tư kinh doanh mới của Tập đoàn, khi thương vụ Nissan chi 2,2 tỷ USD mua 34% cổ phần của Mitsubishi được dự kiến hoàn tất vào cuối năm nay.

CEO Nissan - Carlos Ghosn đã từng gọi thương vụ này là “một giao dịch đột phá và có lợi" cho cả 2 công ty. Dù vậy, việc này vẫn cần giới chức Nhật Bản và cổ đông Mitsubishi thông qua.

Nếu được chấp thuận, thương vụ có thể biến Nissan thành cổ đông lớn nhất của Mitsubishi Motors.


Thị trường vàng chao đảo vì Anh rời EU

Ngay sau khi kết quả kiểm phiếu cho thấy tỉ lệ người ủng hộ Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) thắng thế, đồng bảng Anh mất giá kỷ lục, xuống mức thấp nhất kể từ năm 1985.

Các thị trường tài chính thế giới cũng chao đảo mạnh, thị trường chứng khoán thế giới lao dốc không phanh. Riêng giá vàng thế giới đã tăng vọt lên mức đỉnh trong gần hai năm kéo theo giá vàng trong nước cũng tăng cao.

Tính đến chiều qua (24-6), giá vàng thế giới dao động ở mức 1.323 USD/ounce. Quy đổi theo tỉ giá tại các ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương khoảng 35,60 triệu đồng/lượng. So với giá chốt phiên trước đó, giá vàng thế giới đã bật tăng thêm 63 USD/ounce, tức là tăng thêm khoảng 1,7 triệu đồng/lượng.

Biến động cùng chiều với thị trường kim loại quý trên thế giới, giá vàng miếng trong nước cũng có mức tăng mạnh nhất trong ngày kể từ đầu năm tới nay. Theo đó, giá vàng miếng SJC tại TP.HCM niêm yết ở mức 34,60-35,10 triệu đồng/lượng. Với mức giá này, giá vàng miếng đã tăng 800.000 đồng/lượng so với giá chốt phiên trước đó một ngày. Chênh lệch giữa mua và bán đẩy lên mức 500.000 đồng/lượng.

Do mức tăng của giá vàng trong nước không theo kịp đà tăng của giá vàng thế giới nên hiện giá vàng nội rẻ hơn vàng ngoại khoảng 500.000 đồng/lượng.

Trong khi đó giá USD tại các ngân hàng cũng được điều chỉnh tăng với biên độ 10-30 đồng mỗi đôla sau gần một tuần gần như đứng im. Tại Vietcombank, giá USD mua vào-bán ra niêm yết ở mức 22.295-22.365 VND/USD, tăng 25 đồng ở cả hai chiều so với giá chốt phiên trước đó một ngày.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Phó Tổng Giám đốc PNJ, nhận định hiện nay rất khó đoán về đà tăng giảm của giá vàng. Giá vàng trong nước nhảy múa theo giá vàng thế giới nhưng nhu cầu mua bán vẫn diễn ra khá bình lặng, không có hiện tượng người dân đổ xô đi bán vàng. Đồng USD cũng không có biến động mạnh.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục