Bơm gần 700 ngàn tỷ đồng, sẽ tăng lạm phát, nợ xấu; Áp thuế chống bán phá giá với thép từ Trung Quốc; Tăng tín dụng lên 21%, cần kiểm soát chặt phân bổ nguồn vốn; Jack Ma giành lại ngôi giàu nhất châu Á

“Các cơ quan quản lý cứ nói là làm BOT phải hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và doanh nghiệp? Nhưng thực tế những dự án BOT lại không công khai, minh bạch, "tù mù", khiến ngươi dân, doanh nghiệp phải chịu đựng những chi phí không hợp lý”, Thứ trưởng Bộ KHĐT Đặng Huy Đông nói.
Tại cuộc tọa đàm trực tuyến “Giảm gánh nặng chi phí, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển” sáng 23/8, ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ KHĐT đã dẫn câu chuyện phí BOT để minh họa cho những gánh nặng mà doanh nghiệp đang phải gánh chịu.
“BOT là chi phí không hợp lý mà cả xã hội chúng ta đang phải chịu đứng. Chúng ta làm BOT không theo một quy định nào cả”, ông Đông nói và cho biết, trước những bất cập về các dự án BOT giao thông, trước đây Bộ KHĐT đã phản ứng và góp ý nhưng cơ quan quản lý không nghe.
“Khi triển khai các dự án BOT giao thông, chúng ta cứ nói chung chung là hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp? Thế nhưng thế nào là hài hòa”, ông Đông nêu câu hỏi và “bức xúc”: “Nếu hài hòa thì tại sao khi triển khai những dự án đầu tư theo hình thức BOT các cơ quan chức năng lại không công khai, minh bach”?
“Tại sao chúng ta không công khai minh bạch, đấu thầu các dự án BOT? không công khai số lượng xe, nguồn vốn đầu tư. Cúng ta không công khai, cứ để “tù mù” thế này là không chấp nhận được”, ông Đông bức xúc.
Theo ông Đông, để giải quyết, giảm những chi phí khộng hợp lý cho doanh nghiệp và người dân thì phải làm quyết liệt, các bộ, ngành và các đơn vị liên quan cần đối thoại trực tiếp với nhau. “Đặc biệt cần phải công khai hóa, chứ không thể để tù mù như hiện nay được”, ông Đông nói.
Ông Đông cũng nói thẳng rằng: “Nếu không bàn và có giải pháp mà quyết liệt cuối cùng thì đầu năm nói, giữa năm nói và cuối năm vẫn như thế. Đầu nhiệm kỳ nói nhưng cuôi nhiệm kỳ rồi vẫn như thế”.
Ông Ngô Văn Điển, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cũng phàn nàn rằng, doanh nghiệp đang phải “gánh” rất nặng chi phí BOT khi chỉ riêng QL 1A đã tồn tại hàng chục trạm thu phí. “Chủ nghĩa thân hữu đang làm méo mó mọi thứ, khiến doanh nghiệp nặng gánh chi phí chính thức và phi chính thức”, ông Điển nói.(Tienphong)
----------------------------
Trong hơn 52.000 tỷ đồng nợ thuế đến 90 ngày và trên 90 ngày, riêng Hà Nội đã có tới hơn 17.000 tỷ đồng, nhiều hơn tổng số thuế nợ của 47 địa phương khác cộng lại.
Theo văn bản vừa được Tổng cục Thuế gửi các cục thuế địa phương, tổng số tiền nợ thuế có khả năng thu (đến 90 ngày và trên 90 ngày) của cả nước tại thời điểm 30/6 là hơn 52.000 tỷ đồng, tăng 7,3% so với cuối năm 2016. Trong số này, nợ thuế, phí và đất chiếm phần lớn với hơn 33.700 tỷ đồng.
Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách, Tổng cục Thuế đã thông báo giao bổ sung nhiệm vụ đôn đốc thu số tiền nợ thuế trên cho các cục thuế địa phương.
Cụ thể, trong số 52.000 tỷ đồng nợ thuế trên, 16 địa phương có điều tiết ngân sách Trung ương được giao chỉ tiêu thu nợ là hơn 40.800 tỷ đồng, còn lại trên 11.000 tỷ đồng của 47 địa phương khác.
Đứng đầu trong danh sách là Hà Nội với chỉ tiêu giao thu nợ là trên 17.000 tỷ đồng. Tiếp theo là TP.HCM với chỉ tiêu trên 11.000 tỷ đồng. Ngoài ra, một số địa phương được giao mức thu hồi hơn 1.000 tỷ đồng như: Vĩnh Phúc (hơn 1.770 tỷ đồng), Bình Dương (trên 1.710 tỷ đồng), Thái Bình (khoảng 1.300 tỷ đồng), Hải Phòng (trên 1.200 tỷ đồng), Quảng Ninh (1.013 tỷ đồng)…
Tổng cục Thuế đề nghị Cục trưởng Cục thuế các địa phương giao nhiệm vụ, chịu trách nhiệm đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế với từng trưởng phòng, chi cục trưởng, đội trưởng, từng cán bộ.
“Đồng chí Cục trưởng Cục thuế các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính về việc thu hồi khoản tiền nợ đọng thuế đảm bảo thu đạt tối thiểu số tiền thuế nợ được giao nêu trên”, văn bản của Tổng cục Thuế nêu.(Bizlive)
--------------------------
Đó là thông tin được ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết tại buổi tọa đàm Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội ngày 22/8.
Ông Thọ cho biết, đơn vị ông vừa có kết quả khảo sát trong năm 2017, với hơn 5.000 phiếu khảo sát đối tượng lao động ở Bắc -Trung – Nam.
Theo đó, 90% công nhân lao động vẫn muốn nghỉ hưu ở độ tuổi như hiện nay, tức là nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi. Họ không muốn kéo dài tuổi nghỉ hưu, họ nhấn mạnh “được nghỉ hưu” chứ không phải là “phải nghỉ hưu”.
Nói thêm về vấn đề này, ông Đỗ Ngọc Thọ, Phó Trưởng ban thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho hay, lương hưu tối đa của chúng ta thuộc hàng cao nhất thế giới, việc thay đổi cách tính lương hưu vừa rồi còn một bước để hướng tới mục tiêu cải thiện hơn, chúng ta cần xác định rõ tuổi lao động và tuổi nghỉ hưu.
“Nhiều người nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia lao động tạo thu nhập. Nói để hạ tuổi nghỉ hưu xuống nữa trong bối cảnh tốc độ giảm tuổi thọ ngày càng tăng, trong khi tuổi nghỉ hưu duy trì suốt từ năm 1961-1962 đến bây giờ. Tuổi nghỉ hưu bình quân thấp còn nghỉ hưu sớm theo diện suy giảm khả năng lao động nên chính độ tuổi về hưu sớm kéo sàn chung xuống, nếu có biện pháp hạn chế nghỉ hưu sớm thì nó cũng làm tăng tuổi nghỉ hưu”, ông Đỗ Ngọc Thọ nói.
Cũng theo ông Đỗ Ngọc Thọ, trong Luật BHXH năm 2014, chúng ta cũng có lộ trình nâng tuổi nghỉ hưu đối với trường hợp nghỉ hưu sớm mà suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, đây cũng là giải pháp.
Nhưng thực tế, người lao động muốn về nghỉ hưu sớm để có khoản lương hưu, rồi sau đó lại quay lại lao động. Có vấn đề, muốn về nghỉ hưu sớm thì người ta phải đi giám định mức suy giảm khả năng lao động, nhưng công tác giám định có vẻ không ổn lắm khi hầu như mọi người đi giám định đều đạt được tỷ lệ 61%.(Infonet)
-----------------------------
Mỹ hôm 22-8 ban hành lệnh trừng phạt nhắm vào các công ty lẫn cá nhân Trung Quốc và Nga vì hỗ trợ chương trình phát triển vũ khí của Triều Tiên.
Reuters hôm 23-8 đưa tin cho biết Bộ Tài chính Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với 6 công ty Trung Quốc, 1 công ty Nga, 1 công ty Triều Tiên và 2 công ty trụ sở tại Singapore. Các công ty bị trừng phạt bao gồm một công ty chi nhánh của Trung Quốc trụ sở tại Namibia và một thực thể Triều Tiên hoạt động tại Namibia.
4 công dân Nga, 1 Trung Quốc và 1 Triều Tiên cũng nằm trong danh sách bị trừng phạt. Động thái trên theo sau các biện pháp trừng phạt cứng rắn của Liên Hiệp Quốc (LHQ) vào tháng này nhắm vào Triều Tiên liên quan đến vụ thử nghiệm 2 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) vào tháng trước.
Trung Quốc phản ứng gay gắt sau lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào các công ty và công dân của nước này, nói rằng Washington nên "lập tức sửa sai" để tránh làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ song phương. Trong khi đó, đại sứ quán Nga vẫn chưa lên tiếng.
Bộ Tài chính Mỹ khẳng định các đối tượng nêu trên, bao gồm 3 công ty nhập khẩu than Trung Quốc, bị trừng phạt vì hỗ trợ chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo cũng như thương mại năng lượng của Bình Nhưỡng.
Lệnh trừng phạt của Washington còn cô lập Triều Tiên trên hệ thống tài chính quốc tế Mỹ, đồng thời chống lại các thực thể hỗ trợ Bình Nhưỡng đưa công nhân sang nước ngoài làm việc.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven T. Mnuchin trong một tuyên bố khẳng định "sẽ tiếp tục gia tăng sức ép lên Triều Tiên bằng cách trừng phạt các cá nhân ủng hộ chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng".
"Thật không thể chấp nhận được việc các cá nhân và công ty ở Trung Quốc, Nga hay bất cứ nơi đâu hỗ trợ tài chính cho Triều Tiên phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt" – ông Mnuchin nhấn mạnh.
Bộ Tư pháp Mỹ hiện nỗ lực thu hồi số tiền 11 triệu USD từ một số công ty bị tố giúp các ngân hàng Triều Tiên rửa tiền. Các công ty này bao gồm Công ty Velmur Management, Công ty Transatlantic Partners (trụ sở Singapore) và công ty thương mại Dandong Chengtai (trụ sở Trung Quốc).
Tuy nhiên, theo ông Anthony Ruggiero, chuyên gia của Quỹ Bảo vệ dân chủ, cho rằng các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ "còn thiếu" vì chưa nhằm vào các ngân hàng Trung Quốc hỗ trợ các giao dịch liên quan tới Triều Tiên.(NLĐ)
Bơm gần 700 ngàn tỷ đồng, sẽ tăng lạm phát, nợ xấu; Áp thuế chống bán phá giá với thép từ Trung Quốc; Tăng tín dụng lên 21%, cần kiểm soát chặt phân bổ nguồn vốn; Jack Ma giành lại ngôi giàu nhất châu Á
Sắp ra điều kiện mới về sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu ôtô; Chế độ thu hồi đất hiện nay đang 'vô tội vạ'; Nhà máy Nghi Sơn tiếp nhận 270.000 tấn dầu thô; Đức 'hồi hương' số vàng trị giá 31 tỉ USD từ Paris và New York
Google và Walmart hợp tác thương mại điện tử; Sản lượng bia toàn cầu sụt giảm, Việt Nam vẫn tăng mạnh; Đất "vàng" của nhiều nhà máy, xí nghiệp... biến thành các dự án siêu lợi nhuận; Ngân hàng Nhà nước không công nhận tiền ảo Bitcoin
Công ty Nhật đang dần rời bỏ Trung Quốc; Bùng nổ xuất khẩu trái cây; Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo; 15 doanh nghiệp trúng thầu gần 90.000 tấn đường nhập khẩu
Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị S2 tại Hoài Đức; Cảnh báo lệch pha dòng tiền đầu tư bất động sản; Cuộc cách mạng robot tại Trung Quốc đang diễn ra mạnh mẽ; Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu bảo lãnh thông quan
Tập đoàn bất động sản lớn nhất Đông Nam Á sắp rót 300 triệu USD vào Việt Nam; Mỹ tăng sức ép lên doanh nghiệp Trung Quốc; Duyệt quy hoạch khu dân cư mới Picenza Mỹ Hưng rộng 34ha tại Sơn Tây; Việt Nam vẫn là điểm sáng trên bản đồ của thị trường bia toàn cầu
Thuế nhập ô tô cũ tăng thêm 5.000 USD/chiếc; Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 180.000 – 230.000 đồng so với hiện nay; Chuyện đầu tư theo “tay to”, nhìn từ QCG; Chuyển nhượng 65% cổ phần 'Thung lũng silicon' Đà Nẵng
Công ty Trung Quốc muốn mua hãng xe Jeep của Mỹ; 7 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng 58,4%; Maersk bán mảng kinh doanh dầu khí cho Total; Kinh tế Thái Lan tăng trưởng mạnh nhất trong hơn 4 năm
Doanh nghiệp Mỹ mất gần 700 triệu USD vì nhật thực; KDH chuyển nhượng khu nhà ở 600 tỷ đồng cho công ty con; Một thanh chocolate 'gánh' 13 loại giấy phép; Đức cảnh báo 'khủng hoảng diesel' có thể tác động lên kinh tế
Nga tuyên bố trả hết nợ thời Liên Xô; Nhà nước sẽ thoái vốn tại 406 doanh nghiệp từ nay đến 2020; Nông nghiệp hữu cơ tăng diện tích 3,6 lần sau 5 năm; Công ty của vợ chồng đại gia Khoa Keangnam thâu tóm dự án "đất vàng" của Diệp Bạch Dương
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự