tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-07-2016

  • Cập nhật : 22/07/2016

Ấn Độ và Mỹ nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực dầu khí

Tờ Business Standard dẫn tuyên bố của Bộ Xăng dầu Ấn Độ ngày 19/7 cho biết Bộ trưởng bộ này Dharmendra Pradhan và Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Ernest Moniz đã nhất trí tăng cường hợp tác về mặt kỹ thuật và thể chế trong lĩnh vực năng lượng và hydrocarbon. 

Tuyên bố trên cho hay hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác trong “đánh giá ở cả các mỏ hydrocarbon thông thường và không thông thường ở trên bờ và ngoài khơi tại Ấn Độ, các công nghệ mới trong phát triển nhiên liệu sinh học và phát triển khi lưu trữ xăng dầu”. 
Hai Bộ trưởng cũng nhất trí cần có các cuộc gặp thường xuyên giữa các quan chức và chuyên gia của hai nước.
Trong khi đó, hãng PTI ngày 19/7 đã miêu tả Ấn Độ là một “đồng minh địa chính trị” đồng thời là đối tác thương mại chiến lược của Mỹ khi đảng Cộng hòa Mỹ đề nghị New Delhi bảo vệ tất cả các cộng đồng tôn giáo trước tình trạng bạo lực và phân biệt đối xử cũng như cho phép luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn hơn vào nước này. 
Thông tin trên được đưa ra sau khi đảng Cộng hòa công nhận tổ tiên người Ấn Độ đã có những đóng góp đáng kể cho nước Mỹ. Đảng Cộng hòa ra tuyên bố có đoạn viết: “Ấn Độ là đồng minh địa chính trị của chúng ta và là một đối tác thương mại chiến lược. Sự năng động của người dân và sự bền bỉ của các thể chế dân chủ đang mang lại cho nước này một vị trí lãnh đạo không chỉ ở châu Á mà còn trên khắp thế giới. Vì tất cả các cộng đồng tôn giáo Ấn Độ, chúng tôi hối thúc bảo vệ họ trước tình trạng bạo lực và phân biệt đối xử.”

Cương lĩnh năm 2012 của đảng Cộng hòa cũng hoan nghênh mối quan hệ vững mạnh hơn với Ấn Độ cả về mặt kinh tế và văn hóa cũng như trong các vấn đề an ninh quốc gia khác.(VN+)

Doanh nghiệp bất động sản lọt tầm ngắm nhà đầu tư Thái

Hầu hết nhà đầu tư Thái đều cảm thấy lạc quan với TTCK Việt Nam. PE của thị trường chứng khoán Thái Lan hiện ở mức 22,8 lần và các nhà đầu tư Thái Lan cho rằng các công ty niêm yết trên SET đã bắt đầu đắt. Họ bắt đầu đi tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới.

Những ngày này, CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đang tổ chức chương trình giới thiệu TTCK Việt Nam và thăm quan các doanh nghiệp niêm yết cho một đoàn gần 100 nhà đầu tư Thái Lan, hầu hết là nhà đầu tư cá nhân với mức thu nhập cao và đã có một thời gian dài đầu tư trên thị trường chứng khoán Thái. Hơn một nửa trong số họ lần đầu tiếp xúc thông tin về TTCK Việt Nam và mở tài khoản, một số khác đã tìm hiểu nhưng chưa giải ngân, và một số đã có kinh nghiệm giao dịch tại thị trường Việt Nam khoảng 2 năm.

Thực tế các đợt đi thăm doanh nghiệp (company visit) được các CTCK tổ chức thường xuyên, cụ thể là đưa các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và trong nước đi thăm quan, gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo doanh nghiệp, trực tiếp tham quan nhà máy, xưởng sản xuất…Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên CTCK tổ chức một đợt company visit với một số lượng nhà đầu tư cá nhân nước ngoài lớn đến vậy.

Khi trao đổi với các nhà đầu tư Thái Lan, người viết khá ngạc nhiên khi hầu hết trong số họ đều cảm thấy lạc quan với TTCK Việt Nam. Theo số liệu từ Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan, chỉ số SET (Stock Exchange of Thailand) kể từ đầu năm đến nay tăng 15,84%, trong 6 tháng qua tăng 19,76%, PE hiện ở mức 22,8 lần và các nhà đầu tư Thái Lan cho rằng các công ty niêm yết trên SET đã bắt đầu đắt. Họ bắt đầu đi tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới. Một trong các doanh nghiệp lọt vào “mắt xanh” các nhà đầu tư Thái là Địa ốc Hoàng Quân (mã chứng khoán: HQC).

Trong suốt 1 giờ đồng hồ, các nhà đầu tư Thái đã đặt ra nhiều câu hỏi cho HQC, tại sao công ty chỉ tập trung vào mảng kinh doanh nhà ở xã hội, tại sao đầu tư vào mảng giáo dục, sắp tới công ty có thông tin tốt hay thông tin xấu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong thời gian tới hay không, những biến động về chính sách vĩ mô tác động như thế nào đến HQC cũng như định hướng của công ty trong 3-5 năm tới về cơ cấu doanh thu.

Đại diện của HQC cho biết mặc dù biên lợi nhuận của mảng kinh doanh nhà ở xã hội không cao như các phân khúc khác song đây lại là thế mạnh của công ty. HQC có kinh nghiệm hơn 3 năm triển khai các dự án NOXH với quy trình khép kín từ đến thiết kế, xây dựng, thẩm định giá, pháp lý nên có thể hoàn thành cùng lúc số lượng lớn dự án. Ở thời điểm hiện tại HQC đã và đang triển khai 15 dự án nhà ở xã hội với 10.000 tỷ đồng vốn đầu tư, đưa ra thị trường 15.000 căn hộ ở khắp các tỉnh thành khu vực phía Nam.

Ngoài phân khúc nhà ở xã hội, Công ty Hoàng Quân còn đầu tư vào các dự án nhà phố thương mại, khu đô thị, dân cư, bất động sản công nghiệp, cao ốc văn phòng, hệ thống trường Mầm non và phòng khám đa khoa tại tất cả các dự án của Công ty. Đây cũng là chủ đề được rất nhiều nhà đầu tư Thái quan tâm, liệu các dự án này có mang lại doanh thu lợi nhuận cho HQC hay không. Đại diện HQC cho rằng chiến lược đầu tư vào giáo dục là một chiến lược lâu dài, là sự bổ sung hiệu quả nhằm gia tăng tối đa tiện ích cho cư dân tại dự án.

Trong thời gian tới, HQC vẫn đặt trọng tâm đầu tư vào NOXH, KCN, Cảng do nhu cầu thị trường phân khúc này còn rất lớn và tiềm năng, đảm bảo khả năng phát triển bền vững, ổn định trong 3-5 năm tới.

Một trong các rào cản thu hút dòng vốn nước ngoài hiện nay lại đến từ một thứ không ai ngờ tới: ngôn ngữ! Trước đây thị trường lo ngại về room ngoại nhưng thực sự điều các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại khi muốn đầu tư vào Việt Nam là rào cản về thông tin. Nhu cầu thông tin là thực sự cần, nhưng không phải lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng nói được tiếng Anh. Website của các doanh nghiệp cũng chỉ đơn thuần công bố thông tin bằng tiếng Việt.

Chính vì vậy, nhà đầu tư Thái đã rất ấn tượng với bài trình bày của lãnh đạo HQC cũng như việc HQC thực hiện báo cáo thường niên cả bằng tiếng Anh để cung cấp thông tin cho nhà đầu tư. Chính đích thân Chủ tịch Trương Anh Tuấn của HQC đã có mặt tại buổi gặp gỡ các nhà đầu tư Thái, và ông đã trả lời câu hỏi của các nhà đầu tư bằng tiếng Anh một cách trôi chảy.

Hầu hết các nhà đầu Thái sang tìm hiểu đầu tư đợt này đều là các nhà đầu tư dài hạn. Mức kỳ vọng đặt ra cho mỗi nhà đầu tư là khác nhau, có nhà đầu tư kỳ vọng mỗi năm lợi nhuận đạt 10% và nhận cổ tức khoảng 5%, và nhà đầu tư này cảm thấy rất hào hứng khi biết trên TTCK Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp trả cổ tức 20% thậm chí 30% một năm, và mức cổ tức này được duy trì đều qua các năm. Một số khác lại kỳ vọng có thể nhân 5 thậm chí nhân 10 tài khoản sau 10 năm.

Các nhà đầu tư Thái Lan cho rằng, TTCK Việt Nam giống như TTCK Thái Lan cách đây 10 năm, còn có nhiều công ty chưa được định giá đúng và hiện tại TTCK Việt Nam vẫn đang còn rẻ so với khu vực. Nhiều người đã kiếm được khoản lời khổng lồ từ TTCK Thái Lan và họ kỳ vọng sẽ làm được như vậy tại TTCK Việt Nam.

Sau khi tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp tại buổi giới thiệu, dự kiến ngày 21/07/2016 các nhà đầu tư sẽ có chuyến thăm trụ sở doanh nghiệp và các dự án tiêu biểu của HQC.

Được biết, từ cuối năm 2015 đến nay đã có nhiều tổ chức đầu tư từ Thái Lan đến làm việc và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HQC.

Kinh tế toàn cầu có thể “bốc hơi” 2.000 tỷ USD vì Trái Đất ấm lên

Theo một nghiên cứu mới công bố ngày 19/7 của Liên hợp quốc, nhiệt độ ngày càng tăng lên do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra có thể khiến kinh tế toàn cầu thiệt hại hơn 2.000 tỷ USD vào năm 2030 vì năng suất giảm tại những nơi nóng bức.
Nghiên cứu trên cho thấy riêng tại khu vực Đông Nam Á, thời gian làm việc hàng năm của các lao động trong điều kiện nhiệt độ cực cao có thể đã giảm 20%, và con số này sẽ tăng gấp hai lần vào năm 2050 do ảnh hưởng gia tăng của biến đổi khí hậu.
 
Nhà nghiên cứu Tord Kjellstrom cho hay có khoảng 43 quốc gia trên thế giới sẽ chứng kiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sụt giảm do năng suất lao động giảm.
 
Phần lớn các nước này là ở châu Á như Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh.
 
GDP của Indonesia và Thái Lan có thể giảm khoảng 6% vào năm 2030, trong khi GDP của Trung Quốc sẽ giảm khoảng 0,8% và tại Ấn Độ sụt giảm khoảng 3,2%.
 
Ông Kjellstrom nhận định điều kiện khí hậu hiện nay ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới đã rất nóng trong mùa khô nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của nhiều người lao động.
 
Do đó nhu cầu cần nghỉ ngơi ngày càng tăng lên "có khả năng sẽ trở thành một vấn đề đáng lưu ý."
 
Ông Kjellstrom cũng cảnh báo rằng những người lao động được trả mức lương thấp nhất, hay làm những công việc nặng trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, thường có nguy cơ phải tiếp xúc hoặc hoạt động trong điều kiện nhiệt độ nắng nóng cao nhất.
 
Vì thế, ông Kjellstrom kêu gọi các nước cần "hành động kiên quyết" để ngăn chặn tình trạng Trái đất đang ấm dần lên.
 
Một báo cáo khác cho thấy khoảng 2,1 triệu người trên toàn thế giới đã chết trong thời gian từ năm 1980 đến năm 2012 bởi gần 21.000 thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, lở đất, nhiệt độ nóng cực đoan, hạn hán, bão gió hoặc hỏa hoạn.
Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, 1,2 tỷ người đã bị tác động bởi 1.215 thảm họa, chủ yếu là lũ lụt, lốc xoáy và sạt lở đất kể từ năm 2000.
Hồi tháng Tư, 175 nước đã chính thức ký kết Thỏa thuận khí hậu Paris nhằm kiềm chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức "dưới 2 độ C” so với thời kỳ tiền công nghiệp.(VN+)

EU, Indonesia nhất trí khởi động các cuộc đàm phán về FTA

Ngày 18/7, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí khởi động các cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Indonesia, bất chấp sự gia tăng các mối nghi ngờ tại châu Âu về những lợi ích của tiến trình toàn cầu hóa. 

Trong một tuyên bố chung, quan chức EU phụ trách thương mại, bà Cecilia Malmstroem, và Bộ trưởng Thương mại Indonesia Tom Lembong cho biết EU và Indonesia sẽ đại diện cho một thị trường lớn với 750 triệu khách hàng. 
Các cuộc đàm phán này sẽ là chìa khóa giúp mở ra những mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa hai nền kinh tế. 
Tuyên bố chung cũng cho biết, các cuộc đàm phán giữa EU với Indonesia sẽ chính thức bắt đầu vào cuối năm nay.
Hiện EU là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Indonesia, trong đó các loại nông sản là một mặt hàng xuất khẩu chủ đạo. Ngược lại, Indonesia là đối tác thương mại lớn thứ 5 của EU tại Đông Nam Á.
Cùng với Indonesia, EU hiện cũng đã tiến hành đàm phán FTA với Philippines, Malaysia và Thái Lan, trong khi đã kết thúc đàm phán FTA với Singapore hồi năm 2014 và Việt Nam năm 2015. 

Tất cả các nước này đều là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Nhật Bản và Anh bàn bạc về hoạt động kinh doanh sau kết quả Brexit

Ngày 20/7, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã đề nghị tân Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đảm bảo không có tác động bất lợi nào cho các công ty của Nhật Bản đang kinh doanh tại Anh sau khi London quyết định rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.
Trả lời phỏng vấn sau cuộc điện đàm với ông Johnson, Ngoại trưởng Kishida nêu rõ: “Tôi đã đề nghị Anh và EU hợp tác và đưa ra lộ trình rõ ràng liên quan đến các cuộc thương lượng của Anh với liên minh này như một cách để đảm bảo các công ty hoạt động suôn sẻ.” 
Theo Ngoại trưởng Kishida, ông Johnson cho biết Anh coi trọng sự đầu tư từ Nhật Bản và sẽ giải tỏa những lo ngại của các công ty của Nhật Bản.

Anh được xem là cửa ngõ vào thị trường châu Âu và cũng là trung tâm tài chính toàn cầu, nên nhiều công ty của Nhật Bản đang lo ngại những tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với hoạt động kinh doanh của họ do việc Anh rời khỏi EU.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-07-2016

    Bắt tạm giam cựu giám đốc HSBC vì giao dịch gian lận 3,5 tỷ USD
    Vốn từ ngân hàng chảy mạnh ra nền kinh tế
    6 tháng đầu năm, Vietcombank báo lãi 4.271 tỷ đồng, tăng 35% so cùng kỳ
    CEO Amazon Jeff Bezos vượt mặt Warren Buffett trở thành người giàu thứ 3 thế giới
    Giá thép xây dựng hạ nhiệt

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-07-2016

    Tăng mạnh chi phí quảng cáo, lợi nhuận quý 2 của Dược Hậu Giang vẫn sụt giảm so với cùng kỳ 2015
    VCS lãi trước thuế 184 tỷ đồng trong quý 2, tăng 54% so với cùng kỳ 2015
    Giá vốn giảm sâu, Đạm Phú Mỹ lãi gần 390 tỷ đồng quý 2/2016
    Vinamilk sắp chi 4.800 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1/2016 tỷ lệ 40%
    Xi măng Hà Tiên 1 (HT1): Quý 2 lãi 240 tỷ đồng tăng 64% so với cùng kỳ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-07-2016

    Xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn “phụ thuộc” doanh nghiệp ngoại
    “Venezuela đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của khủng hoảng“
    ECB tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục
    Vietnam Airlines ước đạt 1.600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-07-2016

    Việt Nam và Mỹ ký thoả thuận về thuế chống bán phá giá tôm
    Ô tô nhập khẩu náo loạn vì bế tắc
    DN cần tuân thủ quy định khi xuất khẩu thủy sản vào Australia
    Giá cà phê robusta sẽ còn cao trong vài tháng tới do tồn trữ thấp
    Tỷ lệ thất nghiệp của Anh thấp nhất kể từ năm 2005

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-07-2016

    Bất chấp Brexit, kinh tế Anh vẫn vững bước trong ngắn hạn
    EIA: tồn kho dầu thô của Mỹ giảm tuần thứ 9 liên tiếp, xăng tăng
    Sản lượng thép thô hàng ngày của Trung Quốc giảm vào đầu tháng 7
    Iraq dẫn dầu về cung cấp dầu mỏ cho Ấn Độ
    Dừa tươi Bến Tre lần đầu tiên đóng chai xuất ngoại

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-07-2016

    Thái Lan hạ mục tiêu về doanh thu từ hoạt động ngành du lịch
    EU công bố gói viện trợ mới giúp nông dân ngành sữa
    Ngành công nghiệp da Ấn Độ để mắt tới thị trường Việt Nam
    Nhập khẩu bò Úc 6 tháng đầu năm giảm
    Lào muốn xuất khẩu gạo sạch sang thị trường Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh 22-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 22-07-2016

    Mở rộng thị trường ngách tránh rủi ro trong xuất khẩu giày, dép
    Ước tính lạm phát của Malaysia giảm 1,8% trong tháng 6
    Việt Nam có thể tiếp tục nhập khẩu nhiều đường
    GAS: Quý 2 lãi ròng 1,691 tỷ đồng, giảm 35%
    KDC 6 tháng mảng kem chiếm 75% tổng doanh thu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-07-2016

    EU phạt các hãng sản xuất xe tải 3,2 tỉ USD vì làm giá
    Sau Brexit, người Anh đặc biệt quan tâm đến vàng
    EU kiện Trung Quốc ra WTO
    Thủ tục làm khó xuất khẩu 
    Dự báo CPI tháng 7 sẽ chỉ tăng nhẹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-07-2016

    IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu do tác động từ Brexit
    Năm 2017, lạm phát ở Venezuela sẽ lên đến 1.600%
    Xuất khẩu nhóm nhiên liệu, khoáng sản giảm mạnh
    Cấm xuất khẩu bò Úc sang VN: Đang dừng để điều tra
    Tạo khan hiếm ảo đẩy giá đường tăng cao

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-07-2016

    Thị trường vàng đã cân bằng trở lại
    Đồng Ringgit giảm mạnh nhất kể từ vụ Brexit
    Cung-cầu ngành đường tiếp tục căng thẳng trong niên vụ mới
    Ấn Độ sẽ trở thành động lực thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ toàn cầu
    Cổ phiếu SoftBank lao dốc, tỷ phú Son "mất" hơn 1 tỷ USD sau 1 đêm