Trung Quốc quá mạnh để ngăn bất kỳ cuộc khủng hoảng tiền tệ nào?; Thủ tướng: Tăng tín dụng không được dồn cho các đại gia; Du khách Nga đến Việt Nam tăng mạnh; Gần 50% gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc

Ngày 2/9/2017, Tập đoàn Vingroup khởi công Dự án Tổ hợp sản xuất ô tô VINFAST tại khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng).
Với công nghệ tiêu chuẩn Châu Âu và Mỹ, cùng đội ngũ chuyên gia hàng đầu thế giới, VINFAST mở ra tương lai mới cho ngành công nghiệp cơ giới tại Việt Nam; chính thức khởi động lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thứ 7 của Tập đoàn.
VINFAST được kết nối từ chuỗi viết tắt của các từ: Việt Nam - Phong cách - An toàn - Sáng tạo - Tiên phong với ý nghĩa tôn vinh xe thương hiệu Việt do Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VINFAST, thuộc Tập đoàn Vingroup là chủ đầu tư. Mục tiêu của VINFAST là trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á với công suất thiết kế lên đến 500.000 xe/năm vào năm 2025, sản phẩm chủ lực là ô tô động cơ đốt trong, ô tô sử dụng động cơ điện và xe máy điện thân thiện với môi trường.
Nhằm hỗ trợ chiến lược mới này, VINFAST đã ký kết Biên bản ghi nhớ với Credit Suisse AG, một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới, theo đó Credit Suisse sẽ thu xếp cho VINFAST khoản vay lên tới 800 triệu USD.
Giai đoạn 1, nhà máy sẽ xuất xưởng 1 mẫu sedan 5 chỗ; 1 mẫu SUV 7 chỗ và xe máy điện theo tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu Châu Âu, công suất dự kiến đạt 100.000 – 200.000 xe/năm. Sản phẩm VINFAST đầu tiên sẽ ra mắt trong vòng 12 tháng tới là xe máy điện và sau 24 tháng là ô tô.
Toàn bộ quy trình sản xuất được đặt tại Nhà máy VINFAST Hải Phòng, quy mô 335 ha, gồm 5 phân xưởng chính: Phân xưởng ép; Phân xưởng thân xe; Phân xưởng sơn; Phân xưởng sản xuất động cơ; Phân xưởng lắp ráp. Trong đó, các cấu phần quan trọng như động cơ và hệ thống kết cấu chính sẽ được mua thiết kế từ những nhà thiết kế hàng đầu châu Âu và Mỹ. Riêng kiểu dáng xe được sáng tạo bởi các studio danh tiếng của Italy - nơi sáng tạo nên những thiết kế sang trọng cho Alfa Romeo, Aston Martin, Audi, Bentley, BMW, Cadillac, Ferrari, Jaguar, Lamborghini, Mercedes-Benz, Porsche, Rolls-Royce …
Đặc biệt, với uy tín của Chủ đầu tư Vingroup, VINFAST đã quy tụ được đội ngũ chuyên gia hàng đầu thế giới, có kinh nghiệm dày dạn trong lĩnh vực sản xuất ô tô tham gia nghiên cứu, quản lý sản xuất. VINFAST cũng sẽ hỗ trợ và hợp tác với các nhà sản xuất Việt Nam để cùng sản xuất và phát triển các linh kiện, từng bước đạt được tỷ lệ nội địa hóa 60%, làm chủ công nghệ và hướng tới xuất khẩu sang các quốc gia trong khu vực.Với chủ trương đón đầu công nghệ và thân thiện với môi trường, VINFAST sẽ ứng dụng công nghệ hiện đại nhất thế giới vào sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn khí thải khắt khe Euro 5.0 và Euro 6.0; đồng thời ưu tiên tối đa sử dụng năng lượng xanh trong quy trình sản xuất tại nhà máy. Công ty cũng chủ động đầu tư dây chuyền xử lý pin và ắc quy đã qua sử dụng để bảo vệ môi trường.
Phát biểu về chiến lược gia nhập lĩnh vực ô tô xe máy của Vingroup, ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch Tập đoàn cho biết: “Sự ra đời của VINFAST thể hiện khát vọng xây dựng một thương hiệu Việt Nam có tầm thế giới, khẳng định khả năng làm chủ các công nghệ hiện đại của người Việt. Thông qua lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy - một trong những ngành công nghiệp mang tính dẫn dắt, có tác động tới nhiều ngành nghề khác – Vingroup cũng mong muốn tham gia góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nặng và chế tạo tại Việt Nam, góp phần thực hiện CNH, HĐH đất nước”.
Ông Lito Camacho, Giám đốc điều hành kiêm Phó Chủ tịch khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Credit Suisse chia sẻ: "Quy mô đầu tư lớn thể hiện cam kết của Vingroup đối với ô tô - lĩnh vực đang phát triển nhanh tại Việt Nam, cũng như đối với mục tiêu xây dựng nhà máy sản xuất hiện đại, được kỳ vọng là lớn nhất nước, đạt tầm quốc tế. Việt Nam là một thị trường quan trọng của Credit Suisse và chúng tôi cam kết đem lại giá trị cho khách hàng bằng cách tận dụng sức mạnh của nền tảng tích hợp tài chính và ngân hàng đầu tư. Chúng tôi rất vui mừng được tiếp tục xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Vingroup và hỗ trợ Tập đoàn trong việc phát triển ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam.”
Có thể khẳng định, VINFAST không chỉ mở ra cơ hội sở hữu ô tô với chi phí phù hợp, đặc biệt là thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước mà còn chính thức ghi dấu Việt Nam trên bản đồ sản xuất xe thế giới với dòng xe thương hiệu Việt đầu tiên. Đây cũng là bước khởi đầu cho việc gia nhập lĩnh vực Công nghiệp nặng của Vingroup, cùng 6 lĩnh vực cốt lõi trước đó là: Bất động sản, Du lịch – vui chơi giải trí; Bán lẻ; Y tế; Giáo dục và Nông nghiệp (Vingroup)
------------------------------
Theo báo cáo mới công bố của Business Monitor International (BMI), tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dược Việt Nam giai đoạn 2015 - 2018 đạt khoảng 16% mỗi năm.
Video: Việt Nam nhập hàng tỷ USD dược phẩm mỗi năm
Do hạn chế về năng lực sản xuất, gần 55% nhu cầu trong nước phải đáp ứng bằng nguồn nhập khẩu, trong đó, một lượng lớn là các loại biệt dược - thuốc có bản quyền phát minh, với giá thành đắt đỏ do không thể sản xuất trong nước. 7 tháng đầu năm, riêng các sản phẩm biệt dược được nhập khẩu chủ yếu từ 3 nước Pháp, Đức và Mỹ đã chiếm gần 200 triệu USD.(VNexpress/VTC)
----------------------------
Bộ Bảo vệ môi trường và Cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa thực hiện chiến dịch thanh tra 31 địa phương khắp nước này trong nỗ lực giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đang nhức nhối.
Theo tờ South China Morning Post, tính đến nay đã có 18.000 doanh nghiệp bị phạt với số tiền lên đến hơn 870 triệu nhân dân tệ (hơn 3.000 tỉ đồng). Bên cạnh đó, hơn 12.000 quan chức bị kỷ luật.
Quy mô và mức độ mạnh tay trong đợt thanh tra lần này được đánh giá là chưa từng có. Một số chính quyền địa phương vì quá lo lắng khi đoàn thanh tra tới nên đã chỉ đạo nhiều nhà máy đóng cửa trước.
Một số nhà phân tích cho rằng chiến dịch thanh tra trên chỉ có hiệu quả ngắn hạn, do đó cần tăng cường thực thi luật bảo vệ môi trường một cách thực chất.(Tuoitre)
-----------------------
Hãng sản xuất ôtô Hyundai Motor Co của Hàn Quốc cho biết nhà máy của hãng này ở Trung Quốc đã ngừng hoạt động trong ngày 5/9 do việc cung cấp linh kiện cho nhà máy trên bị gián đoạn.
Đây là lần thứ 2 nhà máy của Hyundai phải đóng cửa trong vòng chưa đầy 1 tháng do những căng thẳng về ngoại giao giữa Trung Quốc và Hàn Quốc liên quan đến Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ tại Hàn Quốc.
Theo người phát ngôn của Hyundai Cha Seon-jin, nguyên nhân khiến nhà máy trên ngừng hoạt động là do một hãng chế tạo linh kiện ôtô của Đức ngừng cung cấp bầu lọc gió cho Hyundai xuất phát từ việc hãng này trì hoãn thanh toán tiền mua thiết bị trên.
Hiện Hyundai đang thương lượng lại với hãng sản xuất linh kiện trên để nối lại hoạt động của nhà máy tại Trung Quốc sớm nhất có thể.
Vụ đóng cửa nhà máy nói trên đã gây thiệt hại lớn đối với hãng Hyundai ở Trung Quốc. Tháng trước, toàn bộ các dây chuyền sản xuất của hãng trên ở quốc gia đông dân nhất thế giới này cũng đã phải ngừng hoạt động trong 1 tuần vì không thanh toán được chi phí cho một công ty chế tạo linh kiện sản xuất ôtô.
Thống kê cho thấy doanh số ôtô bán ra của Hyundai đã giảm gần một nửa do vụ việc liên quan đến hệ thống THAAD. (TTXVN)
Trung Quốc quá mạnh để ngăn bất kỳ cuộc khủng hoảng tiền tệ nào?; Thủ tướng: Tăng tín dụng không được dồn cho các đại gia; Du khách Nga đến Việt Nam tăng mạnh; Gần 50% gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc
Người giàu Việt gia tăng gây “sức ép” cho bất động sản nghỉ dưỡng; Địa phương thất thu ngân sách trước 'cơn lốc' nhập ôtô giá rẻ; TP.HCM kiểm soát hành vi lũng đoạn thị trường cát xây dựng; Nhiều doanh nghiệp nợ thuế cả trăm tỉ bỏ trốn
Lộ diện nhà đầu tư ngoại muốn làm đường sắt đô thị Hà Nội; Vinachem 'cầu cứu' Chính phủ khoản vay Trung Quốc 250 triệu USD; Vải thiều Việt bán 200.000 đồng một kg tại Thái Lan; 700 đồng một lá tía tô xuất sang Nhật
Hãng dệt may Đài Loan đặt kỳ vọng vào đại dự án 760 triệu USD ở Việt Nam; Thủ tướng Đức phê phán Mỹ, có thể “lật bài ngửa” ở G20; Cạm bẫy từ tín dụng đen; Hà Nội có thêm 2 cụm công nghiệp 32ha tại Gia Lâm và Đan Phượng
Malaysia tăng cường truy quét lao động nước ngoài bất hợp pháp; Kinh tế Ấn Độ bối rối sau cải cách thuế lớn nhất 70 năm; Giá thuê đất khu công nghiệp tiếp tục leo thang; Công ty năng lượng lớn nhất châu Âu muốn tiến vào Việt Nam
Kế hoạch hạn chế nhập khẩu thép và nhôm của Mỹ bị chỉ trích tại WTO; Thịt bò Mỹ có thể giúp cân bằng thương mại Mỹ - Trung Quốc; Mỗi tháng gần 7.300 doanh nghiệp đóng cửa, giải thể; Thành Thành Công triển khai 20 dự án điện mặt trời
Giá hàng hóa nửa đầu năm 2017: Không mấy khả quan; Grab bác tin chỉ đóng 5,8 tỷ đồng thuế năm 2016 nhưng bí mật số thật; Từ 7/7, Australia sẽ siết chặt điều kiện nhập khẩu tôm; 6 tháng, xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,5 tỷ USD
Doanh nghiệp sữa được tự xác định giá bán lẻ; Ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn; Huy động vàng trong dân: Trở ngại từ thuế suất xuất khẩu; 20 năm sau khủng hoảng tài chính châu Á: Những bài học đã bị lãng quên?
Bùng nổ kinh doanh bất động sản; Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến kinh tế vĩ mô; Công ty Hong Kong ngưng tham gia kinh doanh đua chó và đua ngựa tại Việt Nam; Credit Suisse lại vừa trao tay số cổ phiếu Novaland trị giá gần nghìn tỷ đồng cho 1 cá nhân
CMC sẽ tung quân ra thị trường nước ngoài; 7-Eleven 'thất trận' ở Indonesia; 7 doanh nghiệp bị phạt vì phát tán tin nhắn rác; Cần loại bỏ tiếp 50% điều kiện kinh doanh
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự