tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-06-2018

  • Cập nhật : 30/06/2018

Quỹ ngoại xả hàng VND sau khi sếp VNDirect chi trăm tỉ gom hàng

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) vừa công bố thông tin cổ đông lớn của Công ty CP Chứng khoán VNDirect là quỹ ngoại PYN Elite Fund đã bán 400.000 cổ phiếu VND của công ty này.

nha dau tu giao dich tai san sjc quan 1 sang nay - anh: tran kien

Nhà đầu tư giao dịch tại sàn SJC quận 1 sáng nay - ẢNH: TRẤN KIÊN

Chiều ngày 28-6, HoSE đã công bố báo cáo gửi các cơ quan quản lý và Công ty CP Chứng khoán VNDirect liên quan đến việc quỹ ngoại PYN Elite Fun chính thức "bán qua sàn" 400.000 cổ phiếu VND của VNDirect.

Sau đợt "xả hàng" này, mặc dù PYN Elite Fun giảm tỷ lệ sở hữu từ 10,16% cổ phần xuống còn 9,97% cổ phần nhưng vẫn là một trong ba cổ đông lớn của VNDirect.

Trước đó, ngày 20-6, PYN Elite Fund đã gom hơn 33,5 triệu cổ phiếu TPB của Ngân hàng Tiên Phong và trở thành cổ đông lớn.

Lựa chọn thời điểm giao dịch cổ phiếu VND là ngày 22-6 để thay đổi tỷ lệ sở hữu, quỹ ngoại đã thu về trên 7,5 tỉ đồng tính theo giá chốt phiên giao dịch hôm đó là 18.900 đồng/cổ phiếu

Động thái trên diễn ra trước chuỗi sụt giảm giá trị trong ba phiên liên tiếp, đưa giá giao dịch mã VND về mức 17.350 đồng/cổ phiếu.

Thông tin quỹ PYN Elite Fund bán 400.000 cổ phiếu VND tiếp nối thông tin cách đó ba ngày về việc bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch HĐQT của VNDirect, chi gần trăm tỉ để mua 5.000.000 cổ phiếu VND. 

Mặc dù cổ phiếu VND có phiên tăng nhẹ 250 đồng, lên 17.350 đồng/cổ phiếu trong phiên hôm nay (29-6) nhưng mã chứng khoán này đang giao dịch trong vùng giá thấp nhất kể từ một tháng qua.

Cũng trong sáng nay, Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán: QCG) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2018.

Ông Nguyễn Quốc Cường, thành viên HĐQT của công ty này, khẳng định giá cổ phiếu QCG có bị ảnh hưởng trước những thông tin tiêu cực liên quan đến vụ đất Phước Kiển (Nhà Bè). 

Một dự án gây lo ngại khác là 92ha đất Phước Kiển không thể hoàn tất giải phóng mặt bằng, trong khi Quốc Cường Gia Lai đã nhận 2.882,8 tỉ đồng từ đối tác Sunny Land.

Bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT của Quốc Cường Gia Lai, cho biết các dự án bất động sản sắp được thương mại hóa của công ty sẽ đủ khả năng thanh toán cho đối tác trong năm 2019, nếu xem xét giải quyết theo phương án này.

Kết thúc phiên giao dịch hôm này, mã QCG tiếp tục giảm nhẹ 100 đồng, còn 9.000 đồng/cổ phiếu. 

Trở lại diễn biến thị trường, trong suốt phiên sáng và giữa chiều, VN Index tiếp tục chìm trong sắc đỏ. Tuy nhiên, kể từ sau 14h, chỉ số này bứt phá thành công, tăng nhẹ 3,43 điểm, lên 960,78 điểm nhờ lực kéo của các mã mạnh vào cuối phiên.

Mã VHM của Vinhomes sau nhiều phiên đứng giá hoặc giảm nhẹ, đã bất ngờ tăng trưởng mạnh 2.400 đồng, lên 112.400 đồng/cổ phiếu.

Mã GAS của PVGas cũng tăng 1.200 đồng, lên 88.500 đồng/cổ phiếu, tương tự, mã SAB của Sabeco tăng mạnh đến 6.100 đồng, lên 225.500 đồng/cổ phiếu.

Một số mã VN30 blue chip như VIC, VNM chuyển từ đỏ sang đứng giá vào phút chót cũng góp phần giải tỏa áp lực cho thị trường.

Thanh khoản toàn thị trường hôm nay chưa cải thiện được nhiều, khi vẫn cầm cự ở mức gần 4.800 tỉ đồng.(Tuoitre)
----------------------------

Chính phủ lập Quỹ Tích lũy để trả nợ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định việc lập, quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ.

Chính phủ thành lập Quỹ Tích lũy trả nợ và giao Bộ Tài chính thực hiện quản lý theo quy định tại Điều 56 của Luật Quản lý nợ công trên cơ sở Quỹ Tích lũy trả nợ được thành lập theo quy định tại Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/10/2010 của Chính phủ.

Theo quy định, Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ quyết định việc sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ để xử lý rủi ro đối với các khoản cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ theo quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật Quản lý nợ công, bao gồm quyết định về bên nhận ứng vốn, trị giá ứng vốn, lãi suất ứng vốn, thời hạn hoàn trả ứng vốn; quyết định việc khoanh nợ khoản ứng vốn hoặc cơ cấu lại khoản ứng vốn; quyết định việc sử dụng nguồn Quỹ để xử lý rủi ro phát sinh, bao gồm xóa nợ gốc, lãi, lãi phạt, thay đổi lãi suất ứng vốn khi bên nhận ứng vốn gặp khó khăn do nguyên nhân bất khả kháng; quyết định việc trích một phần phí bảo lãnh, phí cho vay lại và quy định việc quản lý sử dụng kinh phí được trích từ phí bảo lãnh, phí quản lý cho vay lại cho nghiệp vụ quản lý nợ công.

Chính phủ lập Quỹ Tích lũy để trả nợ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Bộ trưởng Bộ Tài chính có nhiệm vụ tổ chức quản lý và thực hiện thu, chi, sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ theo quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 56 Luật Quản lý nợ công và quy định tại Nghị định này; báo cáo Chính phủ để Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về tình hình thu, chi, nghĩa vụ trả nợ, nguyên nhân Quỹ không đủ nguồn để chi trả nợ, đề xuất phương án xử lý theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước trong trường hợp Quỹ không đủ nguồn để chi trả nợ sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định của Luật Quản lý nợ công.

Đồng thời, quyết định gia hạn thu hồi khoản vốn ứng trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn trong trả nợ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ và Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài; quyết định việc lựa chọn các ngân hàng thương mại trong nước để gửi tiền có kỳ hạn, ủy thác quản lý vốn của Quỹ...

Nghị định quy định các khoản thu của Quỹ gồm: Thu hồi nợ cho vay lại (bao gồm gốc, lãi, lãi phạt và các khoản phí); thu dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay lại; thu phí quản lý cho vay lại (phần Bộ Tài chính được hưởng theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ); phí bảo lãnh và lãi phạt chậm trả đối với khoản phí bảo lãnh (nếu có); thu hồi các khoản ứng vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ; thu từ nghiệp vụ cơ cấu lại nợ, danh mục nợ; thu lãi tiền gửi, cho vay, ủy thác quản lý vốn và đầu tư của Quỹ và các khoản thu hợp pháp khác.

Các khoản chi của Quỹ gồm: Chi trả nợ nước ngoài (gốc, lãi), phí (nếu có) đối với khoản vay về cho vay lại. Trường hợp ngân sách nhà nước đã ứng nguồn chi trả nợ nước ngoài, Quỹ Tích lũy trả nợ có trách nhiệm hoàn trả ngân sách nhà nước phần đã ứng; ứng vốn để trả nợ nước ngoài đối với các khoản vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; chi xử lý rủi ro theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; chi nghiệp vụ quản lý nợ công từ nguồn thu phí quản lý cho vay lại, phí bảo lãnh theo quy định của Thủ tướng Chính phủ theo nguyên tắc không trùng lắp với dự toán chi thường xuyên được ngân sách nhà nước đảm bảo.

Sau khi cân đối sử dụng cho các khoản chi trên, Quỹ được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để cho ngân sách nhà nước vay, đầu tư vốn nhàn rỗi, mua trái phiếu Chính phủ theo quy định của Luật Quản lý nợ công và quy định tại Nghị định này.(Infonet)
-----------------------

Hiệp định thương mại tự do và những điều chưa biết

Cập nhật tình hình Việt Nam tham gia đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA), bà Lâm Thị Quỳnh Anh, Trưởng phòng Hội nhập kinh tế quốc tế, Ban Chỉ đạo Liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế (Bộ Công Thương) cho biết, quá trình hội nhập đa phương của Việt Nam trong thập kỷ vừa qua đã gặp rất nhiều những khó khăn. Bởi đây là quá trình hội nhập với nhiều nước cùng tham gia, do đó rất khó có thể đạt được một tiếng nói chung cũng như tồn tại nhiều bất đồng trong quá trình đàm phán.

“Bát mỳ” FTA

Đánh giá chung về các FTA thời gian qua, bà Quỳnh Anh cho rằng, các FTA được hình hình thành thời gian qua xuất phát từ chính những bất đồng trong quá trình hội nhập đa phương. Các quốc gia đều nhận thấy rằng, để thúc đẩy tự do hóa thương mại nhanh hơn cũng như mức độ cam kết sâu rộng hơn, con đường thuận lợi nhất chính là đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương.

Cho đến nay, các FTA đã trải qua 4 thế hệ, nếu thế hệ FTA đầu tiên chỉ tập trung vào thương mại hàng hóa thì đến thế hệ FTA thứ 2 đã mở rộng thêm dịch vụ. Thế hệ FTA thứ 3 mở rộng thêm lĩnh vực đầu tư và thế hệ FTA thứ 4 hiện nay còn liên quan đến các lĩnh vực phi thương mại như môi trường, công đoàn…

“Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 625 thỏa thuận thương mại tự do được thông báo tới WTO, với hơn 400 thỏa thuận đã có hiệu lực cùng hàng trăm thỏa thuận đang trong quá trình đàm phán”, bà Quỳnh Anh cho biết.

 

hiep dinh thuong mai tu do va nhung dieu chua biet hinh 1
Bà Lâm Thị Quỳnh Anh, Trưởng phòng Hội nhập kinh tế quốc tế, Ban Chỉ đạo Liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế (Bộ Công Thương).

 

Cũng do có quá nhiều FTA được kí kết và đàm phán nên đang dẫn đến hình ảnh các FTA như một “bát mỳ”. Để khắc phục tình trạng rối tung của “bát mỳ” này, bà Quỳnh Anh cho hay, nhiều quốc gia đã tiến hành đàm phán những “siêu” FTA thế hệ mới như Hiệp định CPTPP với sự tham gia của 12 nước châu Á - Thái Bình Dương; Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) gồm thành viên ASEAN và 6 nước đối tác, gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand.

“Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sôi động với nhiều kênh, nhiều hình thức khác nhau, Việt Nam vẫn chủ trương hội nhập toàn diện, lấy hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, từ đó tích cực tham gia vào việc đàm phán các hiệp định thương mại tự do”, bà Quỳnh Anh thông tin.

Tuy nhiên, Việt Nam không phải là nước đi đầu trong phong trào này. Chỉ sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1051 năm 2012 về Chiến lược tham gia các FTA của Việt Nam, từ đó tới nay quá trình đàm phán tham gia các FTA diễn ra hết sức sôi động. Việt Nam đã tham gia và kí kết 12 FTA, trong đó có 7 FTA kí kết trong khuôn khổ ASEAN và các đối tác hoặc kí kết với tư cách độc lập với Nhật Bản, Chile, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á - Âu cũng như CPTPP, EVFTA…

Đặc biệt, với quyết tâm hội nhập của mình, Việt Nam cùng các thành viên còn lại của TPP đã nỗ lực thúc đẩy đàm phán TPP 11 trong khuôn khổ Hội nghị APEC Việt Nam 2017. Tại đây, các nước đã đạt được thỏa thuận khi quyết tâm chuyển TPP thành CPTPP, đó chính là sự khẳng định cũng như cam kết của 11 nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đối với quá trình hội nhập thương mại tự do.

“Đây là sự khẳng định mạnh mẽ của Việt Nam trong bối cảnh Chủ nghĩa bảo hộ cũng như Chủ nghĩa dân túy đã bắt đầy xuất hiện như một đám mây đen bao phủ lên nền kinh tế thế giới”, bà Quỳnh Anh nói.

Cơ hội đa dạng hóa thị trường

Đánh giá cơ hội cũng như thách thức của Việt Nam khi tham gia CPTPP cũng như các FTA khác, bà Quỳnh Anh chỉ rõ, CPTPP và các FTA sẽ có tác động hết sức tích cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Với mức cam kết cắt giảm thuế quan sâu rộng sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của Việt Nam xâm nhập thị trường nhiều nước, minh chứng sinh động là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam liên tục tăng từ năm 2010 đến nay.

Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia nhiều FTA sẽ tăng cường thu hút đầu tư cho nền kinh tế, mang lại hiệu quả lớn cho lĩnh vực xuất khẩu khi làm thay đổi cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, xuất khẩu chủ lực chuyển dần từ các mặt hàng nông sản sang các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao.

Các FTA, đặc biệt là CPTPP, còn có tác động hết sức rõ ràng đối với quá trình cải cách thể chế trong nước. Khi các hàng rào thuế quan đều bằng 0%, những yếu tố tác động lớn đến nền kinh tế lại là các yếu tố phi thuế quan, đẩy mạnh quá trình cải cách thể chế nhất là việc hoàn thiện luật pháp, áp dụng các thông lệ quốc tế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Bà Quỳnh Anh nêu rõ, riêng về CPTPP, theo một nghiên cứu mới đây nhất của Ngân hàng thế giới (WB), khi thực thi CPTPP, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vào năm 2030 dự tính tăng tới 3,5%, xuất khẩu tăng 6,9%, nhập khẩu tăng 7,6%. Trong đó, các ngành sẽ chịu tác động lớn nhất từ CPTPP chính là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may… Nhưng việc tham gia các FTA cũng như CPTPP sẽ giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, khắc phục tình trạng quá phụ thuộc vào một thị trường nhất định, ví dụ như thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, bà Quỳnh Anh cũng lưu ý khi tham gia các FTA, trong tương quan xuất khẩu giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước hiện vẫn đang có sự chênh lệch, nhất là khi doanh nghiệp FDI chiếm tới trên 70% tỷ trọng xuất khẩu nên đây là vấn đề hết sức quan tâm và cần có biện pháp khắc phục.

Cụ thể là để thực hiện các FTA, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình hành động để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đơn cử như chuỗi Nghị quyết 19 được thực hiện từ năm 2014 cho đến nay đã giúp tăng cường, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam với những tiêu chí hết sức cụ thể.

Đối với các doanh nghiệp, bà Quỳnh Anh lưu ý đến các rào cản phi thuế quan về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về kiểm dịch động, thực vật cũng như xuất xứ hàng hóa.

“Chỉ khi vượt qua những rào cản này, Việt Nam mới có thể xâm nhập vào thị trường của các đối tác kể cả khi thuế quan cắt giảm về 0%. Nếu các doanh nghiệp không vượt qua được những rào cản này sẽ chịu nhiều thua thiệt về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa so với các quốc gia khác", bà Quỳnh Anh nêu rõ. (VOV)

Trở về

Bài cùng chuyên mục