tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-07-2018

  • Cập nhật : 28/07/2018

EU áp biện pháp tự vệ tạm thời 3 nhóm sản phẩm thép Việt Nam

 Biện pháp tự vệ tạm thời áp dụng cho thép cán nguội hợp kim và không hợp kim; thép tấm mạ kim loại và thép không gỉ cán nguội dạng thánh, tấm.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) thông tin, ngày 18/7/2018, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo tới Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc: Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ với một số sản phẩm thép nhập khẩu.

Theo thông báo của EC, biện pháp tự vệ tạm thời sẽ được áp dụng dưới hình thức hạn ngạch thuế quan đối với 28 nhóm sản phẩm thép bị điều tra. Trong đó, mỗi nhóm sẽ được quy định một mức hạn ngạch riêng. Đối với lượng hàng hóa vượt hạn ngạch, mức thuế áp dụng là 25% trong vòng 200 ngày, bắt đầu từ ngày 19/7.

Đối chiếu với thông báo này, các sản phẩm thép của Việt Nam chỉ bị áp dụng biện pháp với 3 nhóm sản phẩm, gồm thép cán nguội hợp kim và không hợp kim; thép tấm mạ kim loại và thép không gỉ cán nguội dạng tấm và thanh.

Căn cứ theo quy định của Điều 9.1 Hiệp định tự vệ WTO về việc loại trừ các nước đang phát triển ra khỏi biện pháp, nếu các nước này đáp ứng tiêu chí có thị phần nhập khẩu nhỏ hơn 3%, tổng thị phần của tất cả các nước đang phát triển đáp ứng tiêu chí trên nhỏ hơn 9%, EC đã xây dựng danh sách các loại sản phẩm mà EC sẽ áp dụng biện pháp sơ bộ với các nước đang phát triển theo danh sách của EC.

Theo quy định của Điều 12.3 Hiệp định tự vệ WTO, sau khi áp dụng biện pháp, EU sẽ tạo cơ hội cho các bên có liên quan tiến hành tham vấn về biện pháp.(VOV)
-----------------

Đến 2020, toàn bộ thủ tục trong lĩnh vực XNK sẽ kết nối vào Cơ chế một cửa

Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương đã triển khai kết nối 6 dịch vụ công trực tuyến với Cơ chế một cửa quốc gia (NSW).

Bao gồm: Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D; cấp Giấy phép NK tự động xe mô tô phân khối lớn; cấp Giấy phép NK các chất làm suy giảm tầng ozon; cấp Giấy phép XK, NK vật liệu nổ công nghiệp; cấp giấy chứng nhận XNK kim cương thô theo quy trình Kimberley và khai báo hóa chất NK.

Trong số 6 dịch vụ công của Bộ Công Thương đã kết nối với NSW, có 4 dịch vụ đã thực hiện ở mức độ 4. DN hoàn toàn không cần đến cơ quan hành chính để làm thủ tục. Giấy phép của 4 dịch vụ công này được ban hành dưới dạng điện tử và chuyển đến cơ quan Hải quan qua NSW. Thủ tục cấp giấy chứng nhận XNK kim cương thô theo quy trình Kimberley vẫn duy trì cấp văn bản giấy vì lý do các nước NK yêu cầu phải xuất trình văn bản này. Thủ tục cấp giấy phép NK các chất làm suy giảm tầng ozon của Bộ Công Thương được thực hiện hoàn toàn trực tuyến với sự tham gia của 3 bên: Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng cục Hải quan, qua đó tạo điều kiện cho DN tiết kiệm thời gian và chi phí.

Về triển khai Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), với thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với Tổng cục Hải quan theo chỉ đạo của Chính phủ, nâng cấp hạ tầng và hệ thống, đã kết nối kỹ thuật thành công qua ASW với các nước Indonesia, Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Từ ngày 1/1/2018, Việt Nam chính thức trao đổi giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D do Bộ Công Thương cấp là chứng từ thương mại đầu tiên của Việt Nam được trao đổi dưới dạng điện tử đến ASW, tạo tiền đề để Việt Nam tiếp tục trao đổi, xử lý trực tuyến các chứng từ thương mại khác dưới dạng điện tử với các nước theo cam kết quốc tế.

Theo Kế hoạch triển khai của Bộ Công Thương nhằm thúc đẩy thực hiện NSW và ASW: Từ nay đến năm 2020, toàn bộ các thủ tục hành chính liên quan đến công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ kết nối vào NSW. Ngoài ra, đến năm 2020, Bộ Công Thương sẽ hoàn thành triển khai mở rộng ra phạm vi toàn quốc các thủ tục hành chính liên quan đến công tác quản lý nhà nước lĩnh vực XNK hàng hóa của Bộ Công Thương thông qua NSW; đồng thời, đảm bảo các chứng từ (giấy phép điện tử, giấy chứng nhận điện tử và các văn bản điện tử tương đương) cấp thông qua NSW được sử dụng khi thực hiện các thủ tục hành chính khác có liên quan.

Để đạt được các mục tiêu trên, Bộ Công Thương nêu rõ, giải pháp đặt ra là phối hợp với Bộ Tài chính đưa một số thủ tục hành chính đã kết nối với NSW sang kết nối với ASW; chủ động đàm phán với một số nước, vùng lãnh thổ để triển khai các cam kết quốc tế liên quan đến thủ tục hành chính về XNK theo hình thức điện tử, trực tuyến; rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hỗ trợ cho các dịch vụ công trực tuyến được triển khai thuận lợi; phối hợp với Bộ Tài chính đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo về NSW, ASW…(Baohaiquan)
-----------------

Kinh tế Đức bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lo sợ về chiến tranh thương mại

Kinh tế Đức bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lo sợ về chiến tranh thương mại

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và châu Âu có thể làm tổn hại đến nền kinh tế lớn nhất châu Âu, nước Đức. Các dữ liệu mới nhất vừa được Đức công bố vẽ ra một bức tranh trái chiều về nền kinh tế, các nhà phân tích cho hay.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tổng hợp của Đức - chỉ số cho thấy sức khỏe của các ngành sản xuất và dịch vụ của quốc gia – đã tăng từ mức 54,8 điểm của tháng 6 lên 55,2 điểm trong tháng 7, đạt đỉnh cao nhất 5 tháng. Điều này được thúc đẩy bởi sự gia tăng mạnh mẽ hơn trong sản xuất, theo dữ liệu của công ty IHS Markit. Dịch vụ, trong khi đó, đạt mức thấp nhất trong vòng hai tháng.

Tuy nhiên, ngày sau đó, Trung tâm IFO có ảnh hưởng của nước này đã công bố dữ liệu môi trường kinh doanh hàng tháng cho thấy niềm tin kinh doanh trong tháng 7 giảm xuống 101,7 điểm so với 101,8 một tháng trước đó. Kỳ vọng kinh doanh cũng giảm xuống 98,2 từ 98,5 điểm trong khi đánh giá về điều kiện kinh doanh hiện tại tăng nhẹ.

Carsten Brzeski, trưởng nhóm kinh tế tại ING Đức, cho rằng chỉ số mới nhất "vẫn cho thấy sự tăng trưởng vững chắc nhưng những lo ngại về chiến tranh thương mại vẫn tiếp tục đè nặng lên triển vọng."

"Sau sáu lần giảm trong bảy tháng qua, tâm lý kinh doanh của Đức ghi nhận một sự sụt giảm nhẹ trong tháng Bảy. Sự khác biệt giữa những đánh giá về thời điểm hiện tại và những kỳ vọng suy yếu cho thấy rằng ít nhất cho đến nay, nỗi sợ chiến tranh thương mại chỉ đơn thuần là nỗi sợ hãi và vẫn chưa ảnh hưởng đến tăng trưởng".

Nhận xét về số liệu những chỉ số mới nhất của IFO, trưởng nhóm kinh tế của Reuters, ông Andreas Rees, nói rằng các công ty đang ở chế độ "chờ đợi, theo dõi và hy vọng".

"Họ chờ xem liệu Tổng thống Mỹ Trump có áp dụng mức thuế xe hơi và mở rộng hàng rào thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc hay không. Và tất nhiên, các nhà xuất khẩu hy vọng điều tốt nhất", ông nói trong một lưu ý hôm thứ Tư. Các nhà sản xuất ô tô bị suy giảm sức cạnh tranh ở Mỹ, trong khi các công ty kinh doanh tại Trung Quốc có thể phải đối mặt với cơn bão gây ra bởi sự suy giảm tăng trưởng (có thể được kích hoạt bởi các mức thuế bổ sung của Mỹ), "ông nói.

Nhà kinh tế học Brzeski cho biết trong một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu như của Đức - trong đó Mỹ vẫn là điểm đến xuất khẩu lớn nhất – sự lo lắng về môi trường thương mại phức tạp hơn đang tạo ra mối quan ngại. Nhưng, ông nói, Đức không nên lo lắng.

"Hiện tại, nền kinh tế Đức rõ ràng cho thấy dấu hiệu của sự sợ hãi nhưng chúng ta chưa cảm thấy nó một cách rõ rệt. Trên thực tế, yếu tố sợ hãi lớn hơn nhiều so với các yếu tố khó khăn thực tế. Tại sao? Hiện tại, mức thuế thực tế đối với nhôm và thép sẽ không ảnh hưởng đến nền kinh tế. Và vì hàng hóa Đức có truyền thống không nhạy cảm với giá, thậm chí thuế nhập khẩu quan trọng của Mỹ đối với ô tô có thể không ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu; đặc biệt miễn là tỉ giá đồng euro vẫn yếu, "ông nói.

Ông lưu ý rằng các mô phỏng cho thấy trong kịch bản 1 cuộc chiến thương mại toàn diện nổ ra thì nền kinh tế Đức, không ngạc nhiên, chỉ bị ảnh hưởng ở đâu đó trong khoảng 0,1 - 0,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm. "Tuy nhiên, nền kinh tế Đức vẫn hoàn toàn có thể kiểm soát và giảm thiểu các tác động tiêu cực bằng cách tăng đầu tư trong nước và tăng cường quan hệ với các đối tác thương mại khác."(CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục