tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-10-2015

  • Cập nhật : 24/10/2015

Eximbank chuẩn bị thoái vốn khỏi Sacombank

Ngân hàng này vừa có quyết định thôi cử người đại diện phần vốn góp tại Sacombank, là bước chuẩn bị cho việc thoái vốn.

Theo thông tin vừa được Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, Eximbank hiện không còn người đại diện phần góp vốn tại nhà băng này. Trước đó Eximbank có 2 đại diện là ông Nguyễn Vạn Lý và Hà Tôn Trung Hạnh.Hiện tại, Eximbank sở hữu gần 9,8% vốn điều lệ của Sacombank (hơn 1.200 tỷ đồng). Còn sau khi Sacombank sáp nhập với Southern Bank (vốn điều lệ mới là 18.852 tỷ đồng), phần vốn của Eximbank chiếm khoảng 6,4%.

eximbank da khong con nguoi dai dien phan gop von tai sacombank. anh: le chi.

Eximbank đã không còn người đại diện phần góp vốn tại Sacombank. Ảnh: Lệ Chi.

Trao đổi với VnExpress, một lãnh đạo cấp cao của Eximbank cho biết, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là xóa dần tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng. Do đó, việc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam thôi cử người đại diện cho phần vốn góp tại Sacombank là bước chuẩn bị cho việc thoái vốn tại nhà băng này.

"Sau khi thôi cử người đại diện phần vốn góp kể trên, Eximbank sẽ trình lên Ngân hàng Nhà nước kế hoạch bán lại phần vốn này. Nhà quản lý sẽ xem xét đánh giá những tác động cụ thể và có quyết định thì chúng tôi mới tiến hành các công việc tiếp theo để hoàn tất việc thoái vốn, dự kiến vào năm sau", ông nói.


Tuyến metro số 2 TP.HCM tăng vốn từ 1,347 lên hơn 2 tỉ USD

Ngày 22.10, trong văn bản phúc đáp đề nghị của Bộ KH-ĐT về báo cáo hằng tháng tình hình thực hiện các dự án ODA và vốn ưu đãi chậm tiến độ 2015, trong đó có dự án đường sắt đô thị số 2 (metro Bến Thành - Tham Lương), UBND TP.HCM cho biết dự án đến nay đã chậm so với kế hoạch đề ra và cam kết với các nhà tài trợ.
tuyen metro so 2 tp.hcm tang von tu 1,347 len hon 2 ti usd

Tuyến metro số 2 TP.HCM tăng vốn từ 1,347 lên hơn 2 tỉ USD

Tại đợt kiểm tra tình hình thực hiện dự án vào tháng 3.2015, các nhà tài trợ gồm Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) đã cơ bản thống nhất về cơ cấu phân chia lại nguồn vốn tài trợ trên cơ sở giá trị tổng mức đầu tư dự kiến là 2,074 tỉ USD (tăng khoảng 51% so với tổng mức đầu tư được duyệt là 1,347 tỉ USD). Hiện nay, TP đã trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án. Do đó, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ KH-ĐT và các bộ ngành liên quan hỗ trợ sớm có ý kiến đồng thuận về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo. TP cũng kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc hạng mục xây lắp đường hầm và các nhà ga ngầm song song với quá trình điều chỉnh dự án. Việc ký kết hợp đồng sẽ chỉ được thực hiện sau khi dự án đầu tư điều chỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

'Bùng nổ' cạnh tranh khách sạn

Một nghiên cứu mới đây cho thấy thực trạng cạnh tranh không lành mạnh do khách sạn ở Đà Nẵng phát triển quá nhanh nhưng thiếu định hướng.
Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội TP.Đà Nẵng qua khảo sát kinh doanh, khó khăn và đề xuất của 526 cơ sở lưu trú (CSLT), gồm: 426 khách sạn, căn hộ, biệt thự du lịch và 100 nhà nghỉ trong 3 năm 2012-2014, đã cho thấy số lượng CSLT phát triển quá nhanh khiến cung vượt cầu, môi trường cạnh tranh không lành mạnh.
Đó là kết quả nghiên cứu, đánh giá và dự báo xu hướng phát triển CSLT nhằm giúp UBND TP.Đà Nẵng định hướng phát triển, quy hoạch lại hệ thống CSLT trong tương lai. 48% CSLT cho rằng động thái này rất cần thiết để khuyến khích loại hình CSLT cần ưu tiên phát triển, xác định CSLT phù hợp từng địa bàn quận huyện. Đặc biệt, đến 88,1% ý kiến cho rằng cần hạn chế xây dựng CSLT quy mô nhỏ dưới 20 phòng nhằm giảm tình trạng phá giá.
Các khách sạn, khu nghỉ dưỡng 4-5 sao thiết kế và quản lý bởi các tập đoàn quốc tế nổi tiếng đã phát huy hiệu quả kinh doanh với công suất phòng bình quân 70-80% nhờ khai thác khách quanh năm. Kết quả nghiên cứu khẳng định, khách lưu trú phổ biến hiện nay là khách nghỉ dưỡng, kết hợp hội nghị, hội thảo và tập trung ở khách sạn, khu nghỉ dưỡng 3-5 sao. Thống kê trong 3 năm 2012-2014, công suất phòng các khách sạn trên 3 sao tăng trưởng khá và đều trong khi công suất phòng khách sạn nhỏ, 1-2 sao giảm dần đều. Mùa cao điểm, khách sạn trên 3 sao đạt từ 61-65% trong khi khách sạn nhỏ giảm từ 58% còn 54%. Mùa thấp điểm, công suất phòng các khách sạn 4-5 sao vẫn tăng trưởng từ 30-34% trong khi các khách sạn nhỏ giảm dần từ 25% còn 20%.
Nguyên do, ngoài việc khách sạn nhỏ cung vượt cầu dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh đã nêu trên, thì đối với khách sạn 1-3 sao, hầu hết chủ đầu tư tự phát, thiếu thông tin thị trường và tiêu chuẩn xếp hạng, thiếu nhân lực vận hành và kế hoạch kinh doanh nên bị hạn chế về thiết kế và công năng sử dụng, không đạt chuẩn nghiệp vụ và chất lượng dịch vụ, kém hiệu quả. Một số hạn chế phổ biến ở các khách sạn nhỏ này là sảnh lễ tân nhỏ và thiếu nhà vệ sinh, thiếu đường đi và phòng dành cho người khuyết tật, khu vực hút thuốc, phòng hội nghị, phòng họp, nhà hàng nhỏ, diện tích phòng ngủ nhỏ, thiếu tiện nghi, bếp nhỏ, thiếu khu vực bảo quản thực phẩm, không đảm bảo PCCC.
Do đó, Sở VH-TT-DL khuyến nghị chủ đầu tư cần nghiên cứu kỹ, xác định nhu cầu, phân khúc thị trường và xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp, nên xây dựng các CSLT có thiết kế độc đáo, đặc trưng, có tiêu chí chăm sóc và dịch vụ riêng. Ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL gợi mở, hiện CSLT từ 1-3 sao tăng trưởng nhanh, cung đang vượt cầu vào mùa thấp điểm thì có thể chuyển hướng kinh doanh vào các dịch vụ khác như ẩm thực, đặc sản (có thể độc quyền hoặc nhượng quyền thương hiệu), trung tâm mua sắm, bảo tàng tư nhân, khu vui chơi giải trí, tụ điểm văn hóa, bar…

Sẽ gia tăng nhu cầu đất công nghiệp

Trong thông cáo báo chí ngày 22.10 về những lợi ích mà ngành bất động sản VN sẽ được hưởng khi tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Công ty TNHH CBRE (VN) nhận định VN sẽ có nhu cầu lớn hơn cho việc phát triển các khu công nghiệp, các dự án thương mại và nhà ở, cũng như cơ sở hạ tầng.
Nhờ vào việc miễn thuế trên các sản phẩm chính như may mặc, các công ty Mỹ có khả năng sẽ nhắm đến các khu đất công nghiệp tại các tỉnh phía nam, nơi mà một số nhà máy dệt may hiện hữu đang tọa lạc. Tương tự như trên, các nhà sản xuất từ các nước khác chắc chắn sẽ xem xét việc chuyển đổi từ các nước ngoài Hiệp định TPP như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ sang VN để hưởng mức thuế cực thấp. Điều này sẽ gia tăng nhu cầu đất công nghiệp, kho bãi và nhà máy. Trong bối cảnh này, chủ đầu tư khu công nghiệp và các công ty xây dựng sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất. CBRE cũng cho rằng mặc dù có thể là quá sớm để kết luận về khả năng tăng giá đất, việc nhu cầu tăng đối với đất công nghiệp và nguồn cung hạn chế của đất tiêu chuẩn là hai yếu tố sẽ khiến giá đất thay đổi, đặc biệt là ở những khu vực được săn tìm nhiều nhất bởi các nhà sản xuất hàng may mặc như Bình Dương, Đồng Nai và Long An.

Ngân hàng Nhà nước: 98% nợ xấu đã được xử lý

Đến cuối tháng 9, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành giảm về 2,93%, từ mức trên 17% trong năm 2012.

Thông tin trên được Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Hữu Nghĩa chia sẻ tại cuối hội thảo "Định vị hệ thống ngân hàng sau tái cơ cấu" diễn ra hôm nay (23/10) tại Hà Nội. Theo người đứng đầu cơ quan thanh tra ngân hàng, trong vòng 3 năm, hơn 98% nợ xấu đã được xử lý thông qua việc trích lập dự phòng, thu hồi nợ và qua Công ty Mua bán nợ xấu VAMC.

Tổng nợ xấu toàn ngành vào tháng 9/2012, theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước là 465.000 tỷ đồng. Đến 30/9, tỷ lệ này theo ông Nghĩa chỉ còn 2,93%. Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã cam kết với Chính phủ sẽ đưa nợ xấu toàn ngành về dưới 3% trong năm 2015.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, phần lớn nợ xấu xử lý chủ yếu được gói ghém qua VAMC (chiếm khoảng 45%). Chủ tịch VAMC - ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết đến nay, công ty này đã mua được 225.000 tỷ đồng nợ gốc của 139 tổ chức tín dụng. Sắp tới, VAMC sẽ phân loại nợ và xử lý số đã mua.

Chia sẻ về những khó khăn của VAMC trong việc bán nợ, ông Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết cần nhìn nhận nợ xấu là tài sản không sinh lời của doanh nghiệp và không nên cố gắng bán bằng mọi giá. "Giá bán tài sản của doanh nghiệp rẻ mạt thì chính không ai khác chính doanh nghiệp phải chịu thiệt hại lớn. Dù sao VAMC vẫn là sự lựa chọn tối ưu trong bối cảnh không sử dụng ngân sách", ông Nghĩa cho biết.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-10-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-10-2015

    Chậm nhất đến tháng 2/2016 sẽ xử lý xong sở hữu chéo
    Xây kho ngoại quan tại Mỹ cho hàng Việt
    TP.HCM kỳ vọng thị trường bất động sản tăng trưởng mạnh
    Thủ tục thông quan các nước một giờ, Việt Nam năm ngày
    104 dự án tại các KCN tỉnh Quảng Nam đã đi vào hoạt động

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-10-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-10-2015

    Rà soát áp dụng biện pháp chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội từ Trung Quốc
    Thép Việt Nam lo “lép vế” với hàng nhập khẩu giá rẻ
    Kiến nghị giao Bộ Công thương quản lý giá sữa
    Xe điện phục vụ khu du lịch được xét miễn thuế nhập khẩu
    Xác nhận hàng loạt sai phạm tại nhà máy 38 triệu USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-10-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-10-2015

    MoMo được cấp phép tiền ảo có giá trị như tiền thật
    Thêm 532 triệu USD vốn FDI vào Bình Dương
    Nhiều chính sách hỗ trợ thanh khoản cho chứng khoán
    Microsoft sa thải thêm 1.000 nhân sự
    Bán nhà thuộc sở hữu nhà nước theo bảng giá đất năm 2014

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-10-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-10-2015

    Nông sản vào Mỹ được hỗ trợ
    Bitcoin có thể sớm được coi là tiền tệ tại châu Âu
    Các khu công nghiệp được lấp đầy gần 70%
    Nhập khẩu thép gần 3 tỷ USD
    Thuế nhập khẩu thép sẽ tăng lên 10%

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-10-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-10-2015

    Quy định cho vay nặng lãi vẫn gây tranh cãi
    Đấu giá 5 khu đất trong khu đô thị mới Thủ Thiêm
    Bill Gates bất ngờ mất ngôi giàu nhất thế giới vào tay ông chủ Zara
    Facebook kiếm thêm 240 tỷ USD trong một ngày
    Chứng khoán toàn cầu tăng mạnh sau quyết sách của Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh 25-10-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh 25-10-2015

    Giữ mức khai thác dầu thô trên dưới 15 triệu tấn/năm
    Dự thảo tăng thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng thép
    Nhật sắp mở KCN Thăng Long III tại Vĩnh Phúc
    Doanh nghiệp giảm cạnh tranh nếu chậm cải cách thủ tục hành chính về thuế
    Tái cơ cấu mạnh mẽ Eximbank và Sacombank

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-10-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-10-2015

    75% máy móc của doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng công nghệ tụt hậu 
    Việt Nam-Séc phấn đấu đưa kim ngạch hai chiều đạt 1 tỷ USD
    Chủ tịch VAMC: Từ năm 2016, NHNN không cần yêu cầu các TCTD bán nợ
    CH Czech muốn tăng đầu tư vào VN
    Doanh nghiệp ngại thủ tục nhập phế liệu

  • Tin kinh tế đọc nhanh 24-10-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh 24-10-2015

    Trung Quốc muốn tham gia vào dự án BOT điện của Việt Nam
    Tồn kho bất động giảm mạnh về mức 59.000 tỷ đồng
    EU ra phán quyết về việc Starbucks và Fiat trốn thuế
    Western Digital chuẩn bị mua lại SanDisk với giá trị 19 tỷ USD
    Chính phủ Philippines họp khẩn về nhập khẩu gạo do mất mùa

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiểu 23-10-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh chiểu 23-10-2015

    Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư: Có hai điều băn khoăn về kinh tế nước nhà
    Doanh nghiệp được khuyến khích công bố thông tin bằng tiếng Anh
    Xoài cát chu đạt chuẩn đi Nhật
    Doanh nghiệp chưa tận dụng tốt ưu đãi từ FTA
    Đề nghị tăng thuế nhập khẩu ôtô tải

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-10-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-10-2015

    Doanh nghiệp kêu thua lỗ vì vênh biểu giá nhập khẩu
    Trung Quốc bán phá giá thép khiến hàng ngàn người mất việc
    Brand Finance: Thương hiệu FPT có giá trị 239 triệu USD
    Giá lúa ở Hậu Giang tăng mạnh
    Vinacomin dự kiến hợp tác nhập khẩu than với doanh nghiệp Nhật Bản