Mỹ cảnh báo châu Âu về sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga
Sóng gió bủa vây đại gia Lotte
Tồn kho dầu thô của Trung Quốc trong tháng 7 ở mức thấp 3 năm
Bộ trưởng Năng lượng Saudi làm giảm kỳ vọng đóng băng sản lượng

Số lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam trong tuần qua (từ 13 - 19.7) đạt 2.040 chiếc, tăng gấp đôi số lượng nhập khẩu của tuần trước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tuần qua (từ 13 - 19.7), số lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam đạt 2.040 chiếc, tổng trị giá kim ngạch gần 40 triệu USD.
Trong đó có tới 1.592 xe có xuất xứ từ Thái Lan (tương ứng 75%), 282 xe từ Indonesia (14%), 94 xe nhập từ Mỹ (hơn 5%) và 74 xe xuất xứ Trung Quốc (chiếm 4%)… Bốn thị trường trên chiếm đến 98% tổng số lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước trong tuần qua.
Ô tô từ chín chỗ ngồi trở xuống có 1.535 chiếc được nhập khẩu, với trị giá kim ngạch đạt 27,8 triệu USD, chiếm 75,2% lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu.
Đối với dòng xe tải, có 380 chiếc được làm thủ tục nhập khẩu, với trị giá 6,98 triệu USD. Trong đó, xe có xuất xứ từ Thái Lan đạt 370 chiếc và 10 xe còn lại được nhập từ Trung Quốc.
Xe ô tô tải được đăng ký tờ khai nhập khẩu chủ yếu ở khu vực cảng TP.HCM và khu vực cảng Hải Phòng với lần lượt 222 chiếc và 148 chiếc, chiếm 99% tổng lượng xe tải nhập về Việt Nam.(Thanhnien)
-------------------
Lượng xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan giờ đây đã cao gấp 5 lần so với tiêu thụ nội địa nhờ vào những thay đổi kinh tế tại châu Á.
Sầu riêng, được biết đến tại nhiều nước Đông Nam Á với cái tên “vua của các loại hoa quả” hiện đang vào mùa. Mùi sầu riêng bay khắp đường phố Bangkok. Thế nhưng tiêu thụ sầu riêng nội địa tại Thái Lan đang giảm trong khi đó xuất khẩu tăng chóng mặt, đặc biệt xuất sang Trung Quốc, theo Nikkei đưa tin.
Lượng xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan giờ đây đã cao gấp 5 lần so với tiêu thụ nội địa nhờ vào những thay đổi kinh tế tại châu Á. Thay đổi nổi bật phải kể đến mạng lưới giao thông liên biên giới cải thiện cũng như thương mại điện tử phát triển giúp kết nối các nước sản xuất với nước tiêu thụ.
Ở tỉnh Chanthaburi, tỉnh cung cấp khoảng hơn nửa sản lượng sầu riêng của nước này, mùa thu hoạch đã bắt đầu. Ở nông trại cách khoảng 4 giờ lái xe tính từ Bangkok, những người nông dân đang tích cực cho công việc thu hoạch. Một số khác đang đóng gói sầu riêng vào thùng.
Nông trại này có tổng số 400 cây sầu riêng trên diện tích khoảng 64 nghìn mét vuông. Sầu riêng được thu hoạch từ khoảng 340 cây sầu riêng có tuổi đời đến 15 năm. Mỗi cây sầu riêng 8 năm tuổi thường ra được 25 quả/cây, trong khi đó cây 15 năm tuổi có thể cho ra đến 80 quả.
Sầu riêng có trọng lượng từ 2kg đến 6kg thường có giá khoảng 70 bath tương đương 2,09USD/kilogram. Với loại lớn hơn, giá còn 40 bath/kilogram.
Sản lượng sầu riêng của Thái Lan trong vòng 5 năm tính đến năm 2017 ước tính khoảng 600 nghìn tấn/năm, theo Hải quan Thái Lan. Dù tiêu thụ nội địa giảm 40% xuống còn khoảng 100 nghìn tấn từ 180 nghìn tấn trong khoảng thời gian trên, xuất khẩu tăng vọt lên 500 nghìn tấn từ 380 nghìn tấn trước đó.
Trung Quốc, tính cả Hồng Kông, nhập khẩu nhiều sầu riêng nhất, Trung Quốc mua gom khoảng từ 80 đến 90% tổng lượng sầu riêng Thái Lan tính đến năm 2016. Nhu cầu từ Trung Quốc quá lớn cũng khiến cho doanh số bán nội địa giảm.
Năm 2017, xuất khẩu sầu riêng Thái Lan thay đổi bước ngoặt khi mà Việt Nam bất ngờ vượt qua Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất sầu riêng Thái Lan. Trong năm 2017, lượng xuất khẩu sầu riêng từ Thái Lan sang Trung Quốc giảm 29% trong khi đó xuất khẩu sang Việt Nam tăng gấp 3 lần lên 256 nghìn tấn. Con số này cao gấp 26 lần so với 3 năm trước đó.
Nikkei đặt câu hỏi có phải vì kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt nên người Việt Nam mua mạnh sầu riêng hay không? Ngược lại, trong số sầu riêng xuất sang Việt Nam, có đến 80 hoặc 90% sầu riêng được tái xuất sang Trung Quốc, theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu tỉnh Chanthaburi.
Thành công về kinh tế của Trung Quốc đồng nghĩa với việc người Trung Quốc có tiền mua thực phẩm cao cấp từ khắp nơi trên thế giới, sầu riêng được đánh giá cao bởi hương vị đặc trưng và vị ngon. Sầu riêng có mặt ở tất cả các cửa hàng hoa quả ở Trung Quốc. (Bizlive)
-------------------------
Theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 7/2018 đạt 17,56 tỷ USD, giảm 11,5% (tương ứng giảm 2,28 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 6/2018.
Ảnh minh họa.
Như vậy, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/7, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 242,45 tỷ USD, tăng 12,2% (tương ứng tăng 26,43 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2017.
Với kết quả này, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 7 năm 2018 có mức thâm hụt 879 triệu USD. Tuy nhiên, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam từ đầu năm đến hết ngày 15/7 tiếp tục thặng dư với mức 2,54 tỷ USD.
Cũng theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 15 ngày đầu tháng 7, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có trị giá xuất nhập khẩu trị giá 11,29 tỷ USD, giảm 11,9%, tương ứng giảm 1,52 tỷ USD so với nửa cuối tháng 6/2018.
Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/7, khối này đạt trị giá xuất nhập khẩu 156,1 tỷ USD, tăng 11,4%, tương ứng tăng 16,01 tỷ USD so với cùng thời gian năm 2017. Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong nửa đầu tháng 7/2018 đạt thặng dư 29 triệu USD, đưa mức thặng dư của khối này từ đầu năm đến hết 15/7 lên 15,11 tỷ USD.
Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam lũy kế đến 15/7 so với cùng kỳ năm 2017 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Về xuất khẩu, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 7/2018 đạt 8,34 tỷ USD, giảm 19,4% (tương ứng giảm 2,01 tỷ USD) so với 15 ngày cuối tháng 6/2018. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/7, tổng trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 122,5 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,01 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2017.
So với nửa cuối tháng 6/2018, xuất khẩu trong kỳ 1 tháng 7/2018 biến động giảm ở hầu hết các mặt hàng, trong đó một số nhóm hàng giảm mạnh là: điện thoại các loại và linh kiện 23,9%, tương ứng giảm 450 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 25,6%, tương ứng giảm 323 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác giảm 269 triệu USD, tương ứng giảm 35,5%; hàng dệt may giảm 9%, tương ứng giảm 126 triệu USD; giày dép các loại giảm 97 triệu, tương ứng giảm 13,5%…
Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam lũy kế đến 15/7/2018 so với cùng kỳ năm 2017 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Về nhập khẩu, trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 7/2018 đạt 9,22 tỷ USD, giảm 2,8% (tương ứng giảm 263 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 6/2018. Tính đến hết ngày 15/7/2018, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 119,96 tỷ USD, tăng 9,5% (tương ứng tăng 10,42 tỷ USD) so với cùng thời gian năm 2017.
So với nửa cuối tháng 6/2018, nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 7/2018 biến động giảm ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 215 triệu USD, tương ứng giảm 12,5%; xăng dầu các loại giảm 200 triệu tương ứng giảm 41%; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 93 triệu, tương ứng giảm 46,1%....(Bizlive)
Mỹ cảnh báo châu Âu về sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga
Sóng gió bủa vây đại gia Lotte
Tồn kho dầu thô của Trung Quốc trong tháng 7 ở mức thấp 3 năm
Bộ trưởng Năng lượng Saudi làm giảm kỳ vọng đóng băng sản lượng
VASEP: Nhiều hợp đồng xuất khẩu bị huỷ vì thuỷ sản nhiễm kim loại nặng
Việt Nam là lựa chọn số 1 ASEAN cho doanh nghiệp Mỹ
Mua 10 tỷ USD, Ngân hàng Nhà nước đang làm gì?
Đoàn doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ lớn nhất từ trước đến nay đã tới gặp Thủ tướng và tìm hiểu cơ hội đầu tư
“Dọn đường” cho vốn Nhật
Đẩy mạnh đầu tư công để kích thích tăng trưởng
Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng: Đến tháng 7/2016 đã giải ngân 28.3563 tỷ đồng
Đến 20/7 tồn kho BĐS chỉ còn 35.958 tỷ đồng
Nhập siêu gần 270 triệu USD trong nửa đầu tháng 8
Cần cơ chế bù lỗ trong xử lý nợ xấu
Nợ công và sự đánh đổi
Kiềm giữ lạm phát nhưng cần kích thích tiêu dùng
Ngành công nghiệp tái chế có thể tạo ra hơn 1.000 tỉ USD
Hệ thống ngân hàng đang dư thừa lượng tiền lớn
Trung Quốc hấp dẫn giới đầu tư kho hàng
Sản xuất công nghiệp Nhật Bản tháng 8 tăng
Saudi Arabia không gây lụt thị trường dầu mỏ trước cuộc đàm phán đóng băng sản lượng
Nhập khẩu ethanol của Trung Quốc trong tháng 7/2016 giảm
Tổng cục Hải quan lý giải chênh lệch số liệu xuất nhập khẩu
Siêu thị Mỹ bán nhiều loại trái cây Việt
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 25% so với cùng kỳ
Việt Nam là điểm đầu tư “hot” nhất trong các thị trường mới nổi hai năm liên tiếp
Dự báo cung - cầu và giá đường niên vụ 2016-2017
Ngành thủy sản trước các áp lực thay đổi để giữ vững và phát triển giá trị
Việt Nam đứng đầu danh sách quốc gia thu hút vốn FDI
Giá gạo châu Á giảm, gạo Thái thấp nhất 6 tháng
Bruney muốn mua gạo của Lào
Iran sẵn sàng hơn cho hành động của OPEC để thúc đẩy giá dầu
Đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 85.000 tấn đường
Hàng mây, tre Việt Nam xuất khẩu bị Trung Quốc cạnh tranh
Ngân hàng Nhà nước tăng điều tiết nguồn tiền
Hé mở nguồn tiền dùng tái cơ cấu ngân hàng
Xuất khẩu dệt may ngắc ngoải vì... ổn định tỷ giá
Giải ngân gần 10 tỷ USD vốn FDI 8 tháng đầu năm
Goldman Sachs cho biết sự phục hồi của giá dầu vẫn mong manh
Xuất khẩu dầu diesel của Trung Quốc tăng kỷ lục trong tháng 7
Greenspan dự báo lãi suất Mỹ có thể tăng cao một cách nhanh chóng
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự