tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-06-2018

  • Cập nhật : 23/06/2018

Tỉ phú Trung Quốc đầu tư vào bất động sản Đồng Nai

Đó là Tập đoàn China Fortune Land Development (CFLD), thuộc sở hữu của tỉ phú Trung Quốc Wang Wenxue (50 tuổi) với khối tài sản theo ước tính của Forbes là hơn 7 tỉ USD.

du an dai phuoc lotus gio da ve tay tap doan cua trung quoc - c.t.v

Dự án Đại Phước Lotus giờ đã về tay tập đoàn của Trung Quốc - C.T.V

CFLD là tập đoàn chuyên phát triển về bất động sản của Trung Quốc, hiện đầu tư ở Indonesia, Ấn Độ, Mỹ, Việt Nam. Tập đoàn này mới mua lại dự án Đại Phước Lotus rộng 200 ha ở khu vực nam cù lao Ông Cồn, xã Đại Phước (huyện Nhơn Trạch) và chỉ cách Q.9, TP.HCM một con sông.

Dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư năm 2005 do Tổng công ty đầu tư Phát triển - Xây dựng (DIC) thuộc Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư, với tổng diện tích gần 450 ha. Sau đó, DIC đã liên kết với Tập đoàn Vina Capital đầu tư lại dự án. Dự án này gồm các công trình biệt thự, khu chung cư, trung tâm thương mại với các công trình lớn như cao ốc văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, giải trí, nghỉ dưỡng, sân golf...

Được biết Tập đoàn CFLD đã thực hiện giao dịch mua lại cổ phần trong dự án Đại Phước Lotus của liên doanh Tập đoàn Vina Capital và DIC, với giá 65,3 triệu USD. Dự án này mặc dù được triển khai từ năm 2005 nhưng "sống" lay lắt cho đến khi tập đoàn của Trung Quốc mua lại.

Sau khi mua lại dự án này, CFLD đã đổi tên lại các sản phẩm biệt thự Swan Bay. Những căn biệt thự đã được bán ra ngoài thị trường.

Tháng 9.2016, CFLD đã ký thỏa thuận ghi nhớ với Tổng công ty Tín Nghĩa (Đồng Nai) để xây dựng thành phố công nghiệp mới và khu công nghiệp Ông Kèo. Cụ thể, Tổng công ty Tín Nghĩa thông qua công ty con là Công ty cổ phần đầu tư Nhơn Trạch liên doanh với Công ty VNIC 2 Pte. Ltd - thành viên của Tập đoàn CFLD thực hiện xây dựng, phát triển, vận hành thành phố mới Đông Sài Gòn tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai.

Dự án này được triển khai từ năm 2007, với diện tích gần 1.000 ha, tổng vốn đầu tư thời điểm đó được công bố khoảng 6 tỉ USD. Tuy nhiên đến nay sau một thời gian triển khai dở dang, đã bị bỏ hoang cho đến khi tập đoàn của Trung Quốc mua lại.(Thanhnien)
--------------------

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu tôm, cá tra

Trung Quốc vừa ban hành chính sách thuế mới đối với các mặt hàng thủy sản nhập khẩu. Theo đó nhiều sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam như: cá tra, tôm, bạch tuộc, cá ngừ nằm trong danh sách được giảm thuế.

Xuất khẩu cá tra trực tiếp vào Trung Quốc rất ít  /// Công Hân

Xuất khẩu cá tra trực tiếp vào Trung Quốc rất ít  - CÔNG HÂN

Ngày 31.5.2018, Bộ Tài chính Trung Quốc công bố thuế nhập khẩu cho 221 sản phẩm thủy sản từ các quốc gia được ưa chuộng nhất (MFN - các nước thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới) sẽ giảm 10-2%. Bên cạnh đó, giảm 18-2% cho 15 sản phẩm thủy sản đóng hộp. Chính sách thuế mới có hiệu lực từ ngày 1.7.2018.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chính sách thuế mới này tạo thuận lợi cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Thuế nhập khẩu philê cá tra đông lạnh (mã 03046290), sẽ giảm từ 10% xuống còn 7%, thuế suất cá tra tươi hoặc ướp lạnh sẽ giảm từ 12% xuống 7%. Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cho biết: Năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu trực tiếp sản phẩm cá tra nói chung 92,5 triệu USD, phần lớn từ Việt Nam.

Bên cạnh đó, thuế suất đối với cá ngừ tươi và ướp lạnh sẽ giảm từ 12% xuống 7%. Sản phẩm bạch tuộc tươi, ướp lạnh và đông lạnh cũng sẽ giảm từ 17% xuống còn 7%. Mặt hàng tôm sú lột vỏ đông lạnh (mã 03061721) cũng sẽ giảm thuế từ 8% xuống còn 7%.

Theo các thống kê của các cơ quan tổ chức của Việt Nam, năm 2017, Việt Nam xuất khẩu sản phẩm cá tra sang Trung Quốc đến 420 triệu USD, tăng 37% so với năm 2016. Trung Quốc vượt qua Mỹ để trở thành khách hàng lớn nhất của sản phẩm cá tra Việt Nam. Trong khi theo ITC, nhập khẩu cá tra trực tiếp của Trung Quốc chỉ có 92,5 triệu USD.

Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thật sự khai thác được thị trường này, có hơn ¾ lượng cá tra xuất khẩu vào Trung Quốc phải trông chờ vào các nhà thương mại trung gian. Điều này làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm cá tra Việt Nam so với các mặt hàng khác.

Theo một số doanh nghiệp, chính sách thuế mới của Trung Quốc sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm vào thị trường rộng lớn này. Tuy nhiên lợi ích chỉ có thể đến với các nhà xuất khẩu chính ngạch và trực tiếp vào Trung Quốc.(Thanhnien)
------------------------

Nhật Bản mở cửa cho nửa triệu lao động nước ngoài

Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua chính sách mới, có thể thu hút thêm 500.000 lao động nước ngoài nhằm đối phó tình trạng thiếu hụt nhân lực.

Thực tập sinh ngành xây dựng người Việt ở Tokyo /// Ảnh: Chụp màn hình Nikkei Asian Review

Thực tập sinh ngành xây dựng người Việt ở Tokyo  - ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH NIKKEI ASIAN REVIEW

Theo chính sách mới được phê chuẩn, Nhật Bản sẽ cấp thị thực (visa) cho lao động nước ngoài trong 5 lĩnh vực thiếu hụt nhân lực nhất, gồm xây dựng, nông nghiệp, khách sạn, đóng tàu và chăm sóc người cao tuổi. Chính sách này bắt đầu có hiệu lực trong năm tài chính sắp tới (từ tháng 4.2019 - 3.2020). Người lao động sẽ được cấp visa làm việc trong 5 năm nếu vượt qua 2 kỳ thi kiểm tra năng lực ngôn ngữ và tay nghề vào tháng 4.2019. Trong đó, họ phải thể hiện khả năng hiểu được những đoạn hội thoại nói với tốc độ chậm và thực hiện các nhiệm vụ cơ bản theo yêu cầu công việc. Trong một số trường hợp, chính phủ sẽ cân nhắc cấp visa vô thời hạn và cho phép người thân đi cùng, theo tờ Nikkei Asian Review. Còn thực tập sinh kỹ năng nếu như trước đây phải về nước sau khi hết thời hạn 5 năm thì nay có thể tiếp tục được cấp visa lao động thêm tối đa 5 năm nữa.

Truyền thông Nhật Bản dẫn lời Chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga cho hay: “Vấn đề thiếu hụt nhân lực đang trở nên cấp bách. Chính phủ tạo ra cơ chế mới để thu hút thêm nguồn nhân lực nước ngoài, nhưng chỉ những người nước ngoài có trình độ chuyên môn và tay nghề nhất định, vượt qua kỳ thi mới được đến Nhật Bản làm việc”.

Mặc dù chính phủ không đặt ra chỉ tiêu số lượng, nhưng giới chuyên gia ước tính đến năm 2025 Nhật sẽ thu hút hơn 500.000 người đến làm việc. Theo AFP, tính đến cuối năm 2017, nước này có khoảng 240.000 lao động nước ngoài có tay nghề và hơn 250.000 thực tập sinh. Bên cạnh đó, chính phủ cũng đã ký các thỏa thuận với một số nước trong khu vực, bao gồm VN, về hợp tác nhân lực trong lĩnh vực điều dưỡng và chăm sóc người cao tuổi.

Dân số Nhật Bản trong độ tuổi lao động (15 - 64 tuổi) tính đến tháng 4.2018 là 75 triệu người, nhưng Kyodo News dẫn lời các chuyên gia dự đoán đến năm 2040 sẽ giảm 1,5 triệu. Vì thế, chính sách mới được kỳ vọng sẽ giúp tăng cường nguồn nhân lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cựu Bộ trưởng Nội vụ Hiroya Masuda, hiện là chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Nomura, khuyến cáo: “Doanh nghiệp phải đối xử với lao động nước ngoài giống như người bản địa, khi đó mới có thể thu hút thêm nhân lực”. Trong thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ việc các công ty, hiệp hội tư nhân lợi dụng chương trình thực tập sinh kỹ năng để nhập khẩu lao động rẻ mạt, ăn chặn tiền lương và thậm chí lừa lao động đến làm việc trong vùng bị nhiễm phóng xạ.(Thanhnien)
---------------------------

Trung Quốc giảm nhập khẩu dầu từ Mỹ sau tháng 9 trong bối cảnh tranh chấp thương mại

Các khách hàng mua dầu Trung Quốc sẽ giữ nhập khẩu dầu thô từ Mỹ đến tháng 9, nhưng có kế hoạch giảm mua trong tương lai để tránh việc áp thuế nhập khẩu trong bối cảnh tranh cãi thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Bắc Kinh đã đưa ra các sản phẩm năng lượng của Mỹ, gồm dầu thô và sản phẩm đã lọc trong danh sách hàng hóa sẽ bị ảnh hưởng bởi thuế nhập khẩu trong việc trả đũa động thái tương tự của Washington.

Bắc Kinh không cho biết khi nào họ sẽ áp thuế 25% với dầu và điều đó cho phép người mua có thời gian để điều chỉnh nhập khẩu trong khi đợi kết quả của các cuộc đàm phán thương mại.

Unipec, công ty kinh doanh của Sinopec - nhà lọc dầu lớn nhất của châu Á và là khách hàng lớn nhất với dầu thô từ Mỹ - đã cung cấp dầu thô Mỹ như WTI cho các khách hàng châu Á khác trong tháng 7.

Một nguồn tin cho biết “Unipec chỉ cung cấp dầu thô đến vào tháng 9, nghĩa là các lô hàng xuất trong tháng 7”.

Các quan chức Unipec cho biết đây là hoạt động thương mại bình thường do các công ty kinh doanh thường bán lại dầu thô dư thừa từ hệ thống lọc dầu của mình phụ thuộc vào kinh tế và tình trạng cung cấp của họ.

Giám đốc kinh doanh của Sinopec đã trả lời Reuters rằng các nhà máy lọc dầu nhà nước sẽ duy trì khối lượng nhập khẩu của họ đối với lượng nạp trong tháng 7, nhưng không thể khẳng định việc đặt hàng tiếp trong tương lai.

Unipec cho biết hồi đầu năm nay rằng đến cuối năm nay công ty dự kiến mua thêm đến 300.000 thùng dầu thô từ Mỹ mỗi ngày, gấp 2 lần khối lượng giao dịch năm ngoái. Kim ngạch nhập khẩu sẽ khoảng 7,7 tỷ USD cả năm nay khi giá dầu 70 USD/thùng.

Joe Willis, chuyên gia phân tích nghiên cứu tại Wood Mackenzie cho biết tại một cuộc hội thảo chuyên ngành của Thomson Reuters “nếu thuế quan là một vấn đề lâu dài, Mỹ sẽ phải trật vật để tìm một thị trường lớn như Trung Quốc”.

Một gián đốc kế hoạch tại một nhà máy Sinopec nơi mua 1 tới 2 triệu thùng dầu Mỹ mỗi tháng, cho biết “tôi không thấy một ảnh hưởng lớn tới chương trình mua của chúng tôi. Các chuyến hàng nạp trong tháng 7 không thể bị tác động”.

Trung Quốc đã nhập khẩu 3,89 triệu tấn hay khoảng 315.000 thùng dầu thô từ Mỹ mỗi ngày trong quý 1 năm nay, gần gấp 8 lần khối lượng một năm trước đó. Các loại dầu gồm WTI, Mars và Southern Green Canyon.

Tuy nhiên, tình trạng không rõ ràng về thời điểm thuế quan và kết quả của các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc đã hạn chế khách hàng đặt hàng tiếp trong tương lai. Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc thường đặt hàng dầu Mỹ trước 3 tháng do quãng đường vận chuyển.

Các nguồn tin lọc dầu Sinopec cho biết việc tìm các nguồn cung thay thế sẽ không là một vấn đề do dầu thô Mỹ tương đối mới trên thị trường Trung Quốc và có thể được thay thế bởi loại dầu Biển Bắc như Forties, các nguồn cung Trung Đông hay dầu thô Urals của Nga.(vinanet)

Trở về

Bài cùng chuyên mục