tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-08-2018

  • Cập nhật : 19/08/2018

Lạm phát eurozone vượt mục tiêu của ECB

Lạm phát thường niên trong tháng 7 của khu vực đồng tiền chung euro là 2,1%, vượt qua mục tiêu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Lạm phát tiêu dùng toàn phần tháng 7 tại 19 quốc gia thuộc eurozone tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do giá năng lượng tăng, văn phòng thống kê châu Âu Eurostat cho biết hôm nay. Chỉ số này trong tháng 6 là 2%.

Xét từng quốc gia, lạm phát tăng cao nhất ở Estonia, Latvia và Bỉ. Giá cả tại Hy Lạp và Ireland tăng ít nhất.

Mức lạm phát này cao hơn mục tiêu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) là giữ lạm phát tiệm cận 2%. Tuy nhiên, đây lại là thông tin tốt cho ECB, vốn có kế hoạch dừng chương trình mua trái phiếu chính phủ vào cuối năm nay và dự định tăng lãi suất trong năm 2019.(NDH)
--------------------

Cổ phần hoá 3 đơn vị của PVN: Thu về thêm 7.450 tỷ đồng cho Nhà nước

Việc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng 3 đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là PV Power, PVOIL và BSR trong 6 tháng đầu năm 2018 đã thu về cho Nhà nước 7.450 tỷ đồng.

Đây là thông tin được ông Đinh Văn Sơn, Thành viên Hội đồng Thành viên PVN cho biết tại hội nghị tổng kết công tác cổ phần hoá PV Power, PVOIL và BSR tối 17/8, tại Hà Nội. 
 

Chủ tịch Trần Sỹ Thanh chúc mừng tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác cổ phẩn phần hoá. Ảnh: Anh Nguyễn/BNEWS/TTXVN

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về cổ phần hoá các đơn vị thành viên của PVN, Ban chỉ đạo cổ phần hóa PVN đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị để tổ chức Roadshow giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành dầu khí. 

Theo ông Sơn, việc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng được thực hiện thành công, thu về thặng dư khoảng 7.450 tỷ đồng cho Nhà nước. 

Cụ thể, Công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã bán đấu giá thành công 241.427.969 cổ phần (tương đương 7,79% vốn điều lệ), thu về số tiền hơn 5.414 tỷ đồng với giá đấu thành công bình quân là 23.043 đồng/cổ phần; Thặng dư khoảng 3.150 tỷ đồng. 

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đã bán đấu giá thành công 467.802.523 cổ phần (tương đương 20% vốn điều lệ ), thu về số tiền hơn 6.987 tỷ đồng với giá đấu thành công bình quân 14.938 đồng/cổ phần; Thặng dư khoảng 2.300 tỷ đồng. 

Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) đã bán đấu giá thành công 200.445.036 cổ phần (tương đương 20% vốn điều lệ) thu về số tiền hơn 4.039 tỷ đồng với giá đấu thành công bình quân 20.155 đồng/cổ phần; Thặng dư khoảng 2.000 tỷ đồng. 
 

Chủ tịch PVN Trần Sỹ Thanh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Anh Nguyễn/BNEWS/TTXVN

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch PVN Trần Sỹ Thanh khẳng định, việc cổ phần hoá này cũng là cơ hội giúp tái cơ cấu doanh nghiệp theo hướng hoạt động và tổ chức gọn nhẹ hiệu quả hơn nhất là trong bối cảnh thị trường dầu khí ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ hơn. 

Theo lộ trình tái cơ cấu toàn diện PVN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, PVN sẽ triển khai công tác cổ phần hoá để thoái vốn theo tỷ lệ quy định nắm giữ vốn Nhà nước tại các công ty thành viên, nâng cao chất lượng quản trị điều hành doanh nghiệp. 

PVN tiếp tục duy trì liên kết hữu cơ ở 3 lĩnh vực chính là thăm dò khai thác, khí, chế biến dầu khí; có cơ cấu tài chính vững chắc, tối ưu hoá phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường, có bộ máy tinh gọn, hiệu quả (Bnews)
------------------------

Người Việt tiêu thụ hơn 5 tỷ gói mỳ một năm

Báo cáo mới đây của Hiệp hội mỳ ăn liền thế giới (WINA) cho thấy, lượng tiêu thụ mỳ gói của Việt Nam đã tăng mạnh trở lại sau hai năm đi xuống. Theo đó, năm 2017, người Việt đã tiêu thụ 5,06 tỷ gói mỳ, tăng gần 3% so với năm trước đó và 5,4% so với 2015. Việt Nam xếp thứ 5 về tiêu thụ mỳ trên thế giới sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản và Ấn Độ.

Theo WINA, mỗi năm có xấp xỉ 100 tỷ góimỳ được tiêu thụ trên toàn thế giới. Còn theosố liệu của Euromonitor, giá trị của mỳ gói tiêu thụ trên toàn cầu trong những năm gần đây đã tăng với tốc độ gần 40%, từ 44 tỷ USD (năm 2013) lên 61 tỷ USD (2017).

Riêng tại Việt Nam, việc sản lượng tiêu thụ mỳtăng là nhờ thị trường có nhiều lựa chọn. Mặt khác đã có sự tham gia mạnh mẽ của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Gần đây nhất đã có 2-3 công ty lên tiếng sẽ tham gia vào thị trường này với việc kết hợp với doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra, các sản phẩm mỳ gói nhập khẩu từ các nước cũng ồ ạt vào Việt Nam trong những năm gần đây. Sự đa dạng về lựa chọn đã kích thích người tiêu dùng muốn mua mặt hàng này nhiều hơn.

Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mỳ gói cũng báo cáo doanh số đã tăng trở lại. Chia sẻ với VnExpress, đại diện Công ty cổ phần Acecook Việt Nam cho biết, doanh thu nửa năm của công ty tăng trưởng 8% so với cùng kỳ.Theo ông, hoạt động kinh doanh của công ty phát triển tốt nhờ thị trường khởi sắc.

Tương tự, báo cáo kết quả kinh doanh củaCông ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa – Milike cũng cho thấy doanh thu thuần sáu tháng đầu năm của công ty tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước, đạt 281 tỷ đồng.(Vnexpress)

Trở về

Bài cùng chuyên mục