tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-05-2017

  • Cập nhật : 17/05/2017

Nga và Trung Quốc thành lập Quỹ Phát triển vùng Viễn Đông

Trung Quốc và Nga sẽ thành lập Quỹ Phát triển vùng Viễn Đông của Nga và vùng Đông Bắc Trung Quốc, với nguồn vốn ban đầu 100 tỷ Nhân dân tệ (NDT, tương đương gần 14,5 tỷ USD).

Quyết định này đã được các đại diện của 2 nước thông qua ngày 15/5, trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường" đang diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Phát triển kinh tế vùng Viễn Đông của Nga và vùng Đông-Bắc Trung Quốc là chủ trương lớn được giới chức 2 nước nhất trí từ lâu và được chú trọng đặc biệt trong 2 năm trở lại đây.

Chính quyền Nga đã thông qua nhiều biện pháp, trong đó chú trọng các quy định ưu đãi về quyền sử dụng đất, thuế, nhân công... nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, trước hết là từ giới doanh nhân nước láng giềng Trung Quốc.

Tính riêng trong năm 2016, các nhà đầu tư Trung Quốc đã xúc tiến xem xét nhiều dự án, với tổng số tiền đầu tư lên đến hàng chục tỷ USD, nhằm phát triển vùng Viễn Đông và cảng Vladivostok của Nga, trong đó chú trọng trước hết phát triển hạ tầng vận tải và ngành năng lượng.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, các nhà đầu tư Nga ít chú ý tới vùng Đông Bắc Trung Quốc (Vietnam+)
--------------------------------

Tân Tổng thống Hàn Quốc cam kết sẽ loại bỏ xe chạy nhiên liệu diesel

Các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc mới đây đã bày tỏ sự "e ngại" trước những cam kết của tân Tổng thống Moon Jae-in liên quan tới xe sử dụng nhiên liệu diesel.

Trong suốt chiến dịch tranh cử, Tổng thống Moon đã cam kết tới năm 2030 sẽ loại bỏ toàn bộ xe sử dụng nhiên liệu diesel nhằm giảm mạnh ô nhiễm không khí. 

Tuy nhiên, các nhà sản xuất xe cả trong và nước ngoài đều tỏ ra ngần ngại vì điều này có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, vốn phụ thuộc nhiều vào các loại xe chạy diesel tiết kiệm nhiên liệu như xe tải và xe buýt. 

tong thong moi dac cu cua han quoc moon jae-in. thx/ ttxvn

Tổng thống mới đắc cử của Hàn Quốc Moon Jae-in. THX/ TTXVN

 

Trả lời hãng tin Yonhap, Kim Tae-nyen, Giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà chế tạo ô tô Hàn Quốc (KAMA) nhận định việc cấm tất cả xe ô tô sử dụng nhiên liệu diesel khá là khó chấp nhận vì dòng xe này không chỉ cần thiết cho các doanh nghiệp mà còn được ưa chuộng nhờ tính năng tiết kiệm nhiên liệu. 

Ông Kim Tae-nyen cho biết thêm các nhà sản xuất ô tô dự kiến ​​sẽ tung ra các mẫu xe chạy diesel phát thải ít hơn trong những năm tới để đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải Euro6. Vì vậy, việc ngừng bán xe chạy bằng dầu diesel ở quy mô lớn sẽ là một cú sốc đối với các nhà sản xuất ô tô. 

Theo Giám đốc điều hành KAMA, so với xe ô tô chạy bằng xăng, mức phát thải carbon dioxide của xe chạy dầu diesel sẽ ít hơn khoảng 20-30%, nhưng thải ra nhiều bụi hơn trong không khí. 

Theo số liệu của KAMA, số xe sử dụng nhiên liệu diesel chiếm 48% lượng xe đăng ký mới trong năm 2016, tăng so với mức 19% trong năm 2010. Còn theo Hiệp hội phân phối và nhập khẩu ô tô Hàn Quốc (KAIDA), 7 trên 10 xe nhập khẩu được bán tại Hàn Quốc trong giai đoạn tháng từ tháng Một đến tháng Tư là xe chạy bằng diesel. 

Trong khi đó, các chuyên gia nói rằng các nhà sản xuất xe hơi toàn cầu đang giảm dần tỷ lệ xe chạy diesel trong "đội hình" của mình. Thay vào đó, họ tập trung phát triển các loại xe điện và các loại xe khác thân thiện với môi trường. 

Các chuyên gia cũng nhận định những cam kết của Tổng thống Moon là phù hợp với xu hướng toàn cầu, đồng thời đề xuất chính phủ các nước nâng giá các loại xe chạy diesel công nghệ tiên tiến để giảm bớt số lượng xe bán ra. 

Trong một diễn biến có liên quan, Tổng thống Moon ngày 15/5 đã yêu cầu tạm thời ngừng hoạt động các nhà máy điện chạy bằng than trong nỗ lực chống ô nhiễm không khí. Theo đó, tám nhà máy điện chạy than đã hoạt động từ 30 năm trở lên sẽ bị đóng cửa trong 30 ngày kể từ ngày 1/6 tới. (Baotintuc)
------------------------------

Nhiều sàn chứng khoán lập 'đỉnh' nhờ giá dầu tăng

Thị trường chứng khoán Frankfurt, London và New York đều đóng phiên ngày 15/5 ở các mức cao kỷ lục mới trong bối cảnh giá dầu tăng mạnh đã đẩy giá cổ phiếu thuộc ngành năng lượng đi lên, cùng với những thông tin lạc quan về cuộc bầu cử tại Đức.

 

cac nha giao dich tai thi truong chung khoan new york. anh: thx/ttxvn

Các nhà giao dịch tại thị trường chứng khoán New York. Ảnh: THX/TTXVN

 

Chốt phiên này, tại New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,4% lên 20.981,94 điểm, còn chỉ số S&P 500 và chỉ số công nghệ Nasdaq Composite đều tiến 0,5% lên các mức cao kỷ lục mới là 2.402,32 điểm và 6.149,67 điểm. 

Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chỉ số FTSE 100 tại London (Anh) đã có lúc chạm mức “đỉnh” là 7.460,20 điểm trước khi đóng phiên với mức tăng 0,3% lên 7.454,37 điểm, mức đóng phiên cao kỷ lục mới. Trong khi đó, chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) đã chạm mức 12.832,29 điểm, trước khi đóng phiên ở mức 12.807,04 điểm. Còn chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) tiến 0,2% lên 5.417,40 điểm. Riêng chỉ số tổng hợp EURO STOXX 50 đi ngang ở mức 3.637,56 điểm. 

Giá dầu thế giới đã tăng vọt sau khi Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia và người đồng cấp Nga, hai nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, ngày 14/5 thông báo họ sẽ cân nhắc việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng “vàng đen” đến năm 2018. Thông tin này đã tiếp thêm "sức mạnh" cho các nhà sản xuất dầu như Royal Dutch Shell và Chevron. 

Giá dầu tăng mạnh cũng đã giúp giới đầu tư tạm thời “bỏ qua” những mối lo ngại như căng thẳng địa chính trị gia tăng tại CHDCND Triều Tiên, vụ tấn công mạng quy mô toàn cầu cuối tuần qua và những số liệu kinh tế gây thất vọng của Trung Quốc. (AFP/TTXVN)
---------------------------

Việt Nam và các nước kêu gọi thực hiện TPP càng nhanh càng tốt nhưng vẫn giữ chỗ cho Mỹ

Tuy khẳng định sẽ tiếp tục Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà không có Mỹ, 11 nước còn lại vẫn mở đường để Washington quay lại, mong cường quốc này đổi ý.

Mỹ rút khỏi thỏa thuận thương mại vào tháng 1, đẩy Nhật Bản lên làm nền kinh tế lớn nhất trong nhóm. Tokyo hy vọng sẽ thực hiện TPP theo các điều khoản hiện tại của hiệp ước. Các thành viên còn lại sẽ đưa ra một tuyên bố chung trong cuộc đàm phán cấp bộ trưởng tại Việt Nam vào chủ nhật (21/5).

Đồng chủ tọa cuộc hội đàm Việt Nam và New Zealand vừa soạn thảo một bản dự thảo kêu gọi thực hiện hiệp định càng nhanh càng tốt. Tài liệu cũng nói rằng các thành viên sẽ xem xét các lựa chọn bao gồm đẩy nhanh quá trình cần thiết cho các quốc gia ban đầu trong hiệp ước để tham gia lại.

Các thành viên TPP dự định giải quyết các thủ tục hành chính này xong trước hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra vào tháng 11. Các điều khoản chung của hiệp ước, như thỏa thuận vào tháng 10/2015, đòi hỏi phải có sự đồng ý của tất cả thành viên đối với việc chấp nhận bất kỳ quốc gia mới nào.

bo truong ngoai giao pham binh minh lam viec voi ngoai truong new zealand murray mccully ngay 24/4 tai ha noi

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh làm việc với ngoại trưởng New Zealand Murray McCully ngày 24/4 tại Hà Nội

Một nhóm công tác thuộc ủy ban của các nước tham gia sẽ đưa ra các điều kiện để chấp nhận một thành viên mới, và ủy ban sẽ bỏ phiếu dựa trên báo cáo của nhóm công tác đó. Cơ chế này được thiết kế để thừa nhận các nước ngoài 12 nước ban đầu, như Thái Lan hoặc Indonesia. Chỉ riêng với Mỹ, TPP 11 sẽ bỏ qua các cuộc thảo luận này vì đã đàm phán mức thuế và các điều khoản khác.

Trước đó, Tokyo từng nói với các thành viên rằng con đường trở lại cho Washington nên được giữ trơn tru. Một số bên cho rằng Nhật Bản cũng hy vọng đẩy nhanh quá trình để tránh phải đàm phán lại các vấn đề đã được giải quyết, chẳng hạn như bãi bỏ thuế quan và thiết lập hạn ngạch nhập khẩu đối với nông sản.(NDH)
------------------------------

 

 

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục