tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-07-2018

  • Cập nhật : 13/07/2018

Người Việt giảm mua hàng tiêu dùng nhanh

 Sự thay đổi liên tục trong nhu cầu và kỳ vọng của người tiêu dùng là thách thức lớn nhất đối với tăng trưởng hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Tại thị trường Việt Nam, việc giảm bớt chi tiêu đối với FMCG sẽ là thách thức không nhỏ với nhà sản xuất.

Khảo sát của Kantar Worldpanel Việt Nam – tổ chức chuyên nghiên cứu hành vi của người mua hàng – công bố ngày 12-7 cho thấy không chỉ quan tâm đến các nhu cầu cơ bản, người tiêu dùng Việt còn cần thêm cả những nhu cầu mới nổi trong lĩnh vực sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh.

Theo Kantar Worldpanel, trong năm 2017, trung bình cứ một ngày thị trường Việt đón nhận 16 sản phẩm mới của FMCG được tung ra thị trường. Chiếm 1/3 trong số sản phẩm nói trên liên quan đến thực phẩm đóng gói.

Tuy nhiên, khảo sát cũng cho thấy việc người tiêu dùng trong nước ngày càng trở nên bận rộn và ít mua sắm các mặt hàng FMCG, dẫn đến việc các ngành hàng, các sản phẩm ngày càng có ít cơ hội tiếp cận với người mua.

kenh phan phoi hien dai hien la mot trong nhung kenh ban le dua nguoi tieu dung tiep can voi san pham hang tieu dung nhanh mot cach thuan loi nhat - anh: t.v.n

Kênh phân phối hiện đại hiện là một trong những kênh bán lẻ đưa người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh một cách thuận lợi nhất - Ảnh: T.V.N

Nguyên nhân là mô hình bán lẻ hiện đại (chủ yếu là hệ thống các siêu thị) đang bị cạnh tranh gay gắt so với siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi hay mua hàng online về tốc độ và sự tiện lợi. Mua sắm hàng tiêu dùng nhanh qua online, dù còn hạn chế nhưng đang có sự tăng trưởng nhanh chóng,  đặc biệt ở nhóm ngành hàng sức khỏe và sắc đẹp, và có xu hướng liên tục thu hút thêm nhiều người mua mới.

Kantar Worldpanel Việt Nam cho rằng, bức tranh bán lẻ tại thị trường Việt Nam sẽ hứa hẹn nhiều thay đổi trong tương lai gần. Tuy nhiên, thị trường FMCG đang tăng chậm hơn ở cả thành thị (chủ yếu ở bốn thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ)  và nông thôn. 

Nếu duy trì được mức tăng trưởng 5% cho cả năm 2018, thì đi kèm theo đó sẽ là tần suất mua sắm của người tiêu dùng thưa bớt và giỏ hàng ít sản phẩm hơn trước đã dẫn đến khối lượng tiêu thụ tại nhà thấp hơn.(Tuoitre)
--------------------------

Nhiều nước đổ xô mua đậu nành Mỹ sau khi Trung Quốc tăng thuế

Mức thuế quan đáp trả của Trung Quốc đối với sản phẩm đậu nành của Mỹ đang khiến sản phẩm này mất giá nhanh chóng và kéo theo một làn sóng thu mua ồ ạt từ các nước khác.

Mức thuế quan đáp trả của Trung Quốc đối với sản phẩm đậu nành của Mỹ đang khiến sản phẩm này mất giá nhanh chóng và kéo theo một làn sóng thu mua ồ ạt từ các nước khác nhằm tận dụng nguồn cung đậu nành giá rẻ.

Hãng tin Reuters phân tích dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết mức giá thấp đã khiến các nhà nhập khẩu từ Mexico tới Pakistan hay Thái Lan chạy đua để mua vào đậu nành của Mỹ. Mặc dù thiếu vắng Trung Quốc, đơn đặt hàng tháng 6 cho vụ mùa đậu nành sắp tới của Mỹ cao hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 8 triệu tấn.

Theo Hiệp hội xuất khẩu Anec của Brazil, ngay cả Brazil, nước xuất khẩu đậu nành lớn nhất thế giới, cũng đang chuẩn bị cho một đơn hàng lớn đặt mua đậu nành Mỹ để cung cấp cho các nhà máy chế biến trong nước trong khi bán đậu nành nội địa cho Trung Quốc với mức giá cao hơn mức giá thông thường.

Năm 2018, Trung Quốc chỉ đóng góp 17% các đơn hàng đặt hàng đậu nành thu hoạch trong mùa Thu tới tại Mỹ, giảm so với mức trung bình 60% của thập kỷ qua. Thay vào đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đang chuyển hướng sang đậu nành Brazil hiện đang bán ở mức cao lên tới 1,50 USD/giạ trong khi đậu nành Mỹ chỉ trong 6 tuần qua đã giảm 17% xuống còn 8,50 USD/giạ, mức giá thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

Theo các chuyên gia, làn sóng thu mua này có thể giúp tạm thời giảm nhẹ tác động từ thuế quan Trung Quốc đối với nông dân Mỹ. Jim Sutter, Chủ tịch Hội đồng Xuất khẩu Đậu nành Mỹ, cho biết các đại diện của hội đồng này đang xúc tiến các cuộc gặp với đối tác tại châu Á và châu Âu để khuyến khích họ nhập khẩu đậu nành Mỹ.

Ngày 6/7, Tổng thống Donald Trump áp mức thuế mới 25% đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc, chủ yếu là máy móc, thiết bị điện tử và công nghệ cao. Ngay sau đó, Trung Quốc cũng tuyên bố các biện pháp trả đũa có giá trị tương đương nhằm vào Mỹ, nhằm vào các sản phẩm bao gồm đậu nành, bông vải, xe ô tô và máy bay.

Trung Quốc là nước mua 60% tổng lượng đậu nành xuất khẩu của thế giới và là nước nhập hơn 50% lượng đậu nành xuất khẩu của Mỹ. Đơn hàng mua đậu nành Mỹ của Trung Quốc trong năm ngoái lên tới 12,25 tỷ USD (Bnews)
------------------------------

Cơ quan thuế được điều tra doanh nghiệp trốn thuế?

Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi vừa bổ sung quyền điều tra các hành vi trốn thuế cho cơ quan thuế, là quyền mà trước đây cơ quan thuế chưa có.

Cơ quan thuế được điều tra doanh nghiệp trốn thuế? - Ảnh 1.

Một trung tâm bán hàng của Nguyễn Kim, doanh nghiệp vừa bị phạt và truy thu 148 tỉ đồng tiền thuế - Ảnh: Q.ĐỊNH

Giải thích về việc bổ sung quy định này, Bộ Tài chính cho rằng Việt Nam ngày càng hội nhập sâu đã kéo theo hàng loạt gian lận thuế thông qua chuyển giá, báo lỗ giả nhằm trốn thuế, kinh doanh thương mại điện tử, hoàn thuế xuất nhập khẩu... 

Các vi phạm được thực hiện với quy mô ngày càng lớn, có tổ chức, xuyên quốc gia, với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi và có diễn biến phức tạp.

Trong khi đó, do cơ quan thuế chưa được giao quyền điều tra các hành vi tội phạm về thuế nên toàn bộ các vụ vi phạm có dấu hiệu hình sự đều chuyển sang cơ quan điều tra để điều tra, khởi tố vụ án. 

Tuy nhiên, tỉ lệ các vụ xử lý được còn thấp do hành vi vi phạm pháp luật về thuế phức tạp, đa dạng, diễn ra trên phạm vi rộng, có liên quan đến chứng từ, sổ sách, kế toán, thanh toán...

Hơn nữa, do cơ quan công an không trực tiếp quản lý cũng như chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ thuế nên quá trình điều tra, trưng cầu giám định thường bị chậm trễ dẫn đến truy thu không kịp thời. 

Trong giai đoạn 2011-2015, cơ quan thuế đã chuyển sang cơ quan công an 16.087 trường hợp, trong đó kiến nghị khởi tố 395 trường hợp có chứng cứ rõ ràng. 15.692 hồ sơ còn lại, cơ quan công an đề nghị cơ quan thuế phân tích trong đó có bao nhiêu trường hợp có dấu hiệu phạm tội, nhưng việc này chỉ được thực hiện qua công tác điều tra, thu thập chứng cứ.

Theo Bộ Tài chính, việc bổ sung quy định điều tra trong Luật quản lý thuế về bản chất là công tác điều tra ban đầu, không chồng chéo với công tác điều tra chuyên sâu của các cơ quan chức năng khác. 

Quy định này cũng nhằm giảm tải cho cơ quan điều tra chuyên trách, giúp cho cơ quan này điều tra tội phạm trong lĩnh vực thuế hiệu quả hơn, đồng thời tránh để lọt tội phạm, cũng như phát huy nguồn lực sẵn có của cơ quan thuế.(Tuoitre)
----------------------------

EU lo ngại căng thẳng thương mại với Mỹ tác động tới tăng trưởng Eurozone

Ngày 12/7, Liên minh châu Âu (EU) đã hạ mức dự báo tăng trưởng đối với Eurozone trong năm 2018, cảnh báo sự gia tăng căng thẳng thương mại với Mỹ đang tác động đến khu vực.

Sự gia tăng căng thẳng thương mại với Mỹ đang tác động đến nền kinh tế khu vực. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong báo cáo được công bố ngày 12/7, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp quyền lực của EU, dự báo nền kinh tế Eurozone với 19 nước thành viên sẽ tăng 2,1% trong năm nay, giảm so với mức 2,3% được dự báo hồi đầu tháng 5 vừa qua.

Tuy nhiên, trong năm 2019, nền kinh tế khu vực này được dự báo sẽ tăng 2%, tương tự như dự báo trước đó. Đức và Pháp, hai nền kinh tế lớn nhất Eurozone, được dự báo sẽ mất đà tăng trưởng trong năm nay và năm tới. Cụ thể, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức sẽ chỉ đạt 1,9% trong cả 2 năm, lần lượt giảm 0,4% và 0,2% so với mức dự đoán trước đó. Năm ngoái, GDP của Đức đạt tăng trưởng 2,2%.

Trong khi đó, tăng trưởng của nền kinh tế Pháp đạt mức 1,7% trong năm nay và năm tới. Nền kinh tế tăng trưởng kém nhất trong khối vẫn là Italy với mức tăng trưởng dự báo đạt 1,3% trong năm nay, thấp hơn 1,5% so với ước tính hồi tháng 5 vừa qua, và hạ xuống còn 1,1% trong năm 2019.

Báo cáo của EC cũng cảnh báo nếu căng thẳng thương mại giữa EU và Mỹ tiếp tục leo thang, điều này có thể khiến lòng tin của các nhà đầu tư sụt giảm và gây cản trở quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. EC nhấn mạnh tình hình "bất ổn chính trị và chính sách tại một số quốc gia EU" cũng được xem là nguy cơ nổi bật ảnh hưởng tới dự báo, trong đó có hậu quả của tình trạng bế tắc trong tiến trình đàm phán về Anh rời khỏi EU.

Ngoài ra, EC cũng lưu ý giá dầu tăng cao, một phần chủ yếu do tình trạng gia tăng căng thẳng trong hồ sơ hạt nhân Iran, cũng là một nhân tố tiêu cực.

Mối lo ngại đối với nền kinh tế châu Âu bắt nguồn từ xung đột thương mại đang tiếp diễn với Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Washington đã đe dọa tăng thuế nhập khẩu ô tô từ châu Âu. Nếu được xác nhận, chính sách này sẽ là một trong những đòn giáng mạnh vào nền kinh tế châu Âu kể từ cuộc Đại suy thoái và có nguy cơ khiến liên minh EU - Mỹ, vốn đang bị chia rẽ trong vấn đề hạt nhân Iran và Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, tan rã. Mỹ hiện đang đánh thuế 2,5% đối với xe con nhập khẩu từ EU và 25% đối với dòng xe bán tải, trong khi mức thuế mà EU áp dụng với ô tô nhập khẩu từ Mỹ là 10%./ (Bnews)

Trở về

Bài cùng chuyên mục