Ngân hàng đồng loạt báo lãi lớn; Apple đang nắm giữ tới 250 tỉ USD tiền mặt; Ngân sách có thêm hơn 6.000 tỷ từ các 'ông lớn' ngân hàng; Áo muốn đánh thuế Google, Facebook

Việc một số doanh nghiệp gian lận, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm đã khiến hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam bị mang tiếng xấu, ảnh hưởng đến những đơn vị làm ăn đàng hoàng.
Bà Miriam Garci’a Ferrer, Tham tán thương mại của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, đưa ra nhận xét trên tại diễn đàn chính sách thương mại mang chủ đề “An toàn thực phẩm: Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam” diễn ra ngày 30-3 tại TPHCM.
Bà Miriam cho biết, hiện nay nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam không được lòng người tiêu dùng châu Âu.
Chẳng hạn, người tiêu dùng châu Âu sẵn lòng mua cà phê từ Colombia thay vì Việt Nam dù sản phẩm có giá cao hơn. Nguyên nhân là cà phê của Colombia có nhãn mác, bao bì, xuất xứ rõ ràng; còn cà phê của Việt Nam thì thường bị trộn với nhiều loại khác nhau.
Một ví dụ khác là cá basa. Hệ thống siêu thị Carefour đã ngừng bán sản phẩm này của Việt Nam. Một số chuỗi siêu thị khác cũng bắt đầu rút hàng. Tiếng xấu của mặt hàng này, theo bà Miriam, không chỉ là vì vấn đề vệ sinh mà còn liên quan đến câu chuyện nuôi trồng bền vững, xử lý môi trường… Ở thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã làm tốt hơn nhưng "người châu Âu hoàn toàn không biết".
Những dẫn chứng này, theo bà Miriam, cho thấy Việt Nam có rất nhiều việc phải làm, trong đó quan trọng là tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn để có thể xuất khẩu hàng vào châu Âu, tận dụng những lợi thế mà hiệp định giữa Việt Nam và châu Âu (EVFTA) mang lại khi chính thức được thông qua.
Ông Đỗ Kim Lang, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, Giám đốc Chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho rằng việc vi phạm của một số doanh nghiệp trong thời gian qua về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng kháng sinh trong hàng xuất khẩu đã gây những hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả trực tiếp là nhà nhập khẩu trả lại hàng, các nước gia tăng các biện pháp kiểm soát. Lớn hơn là hình ảnh, thương hiệu quốc gia bị ảnh hưởng.
“Có những doanh nghiệp làm tốt nhưng mặt bằng chung là chưa ổn. Đó là lý do nhà nhập khẩu đánh giá chất lượng sản phẩm từ Việt Nam chưa tốt, qua đó định giá hàng hóa ở mức thấp”, ông Lang nói.
Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn và Đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ, đánh giá các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước những thách thức không nhỏ.
Về phía nước nhập khẩu, nhiều nước hiện nay không dùng các quy chuẩn quốc gia mà đưa các tiêu chuẩn của hiệp hội, ngành hàng để làm hàng rào kỹ thuật với hàng nhập khẩu. Chẳng hạn, các nhà bán lẻ ở Anh, Bắc Mỹ, châu Âu chỉ xem xét ký hợp đồng với các nhà cung cấp có chứng nhận của BRC (British Retail Consortium – Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh).
Việc phải thực hiện các hàng rào kỹ thuật, yêu cầu từ nước xuất khẩu khiến doanh nghiệp mất thêm nhiều chi phí khi phải mời các tổ chức chứng nhận nước ngoài vào Việt Nam để đánh giá sự phù hợp.
Trong khi đó, từ trong nước, doanh nghiệp chịu áp lực của việc tuân thủ các quy chuẩn quốc gia và nhiều quy định liên quan.
Theo thống kê của ông Linh, chỉ tính riêng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì đã có một luật, một nghị định và gần 80 thông tư của ba bộ. Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 45 thông tư, Bộ Y tế có 20 và Bộ Công Thương có 12. Bên cạnh đó là 97 quy chuẩn quốc gia (50 quy chuẩn của Bộ Y tế và 47 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Cũng theo ông Linh, việc tuân thủ của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi có những quy định không có trong luật. Đơn cử như quy định “công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm” tại Nghị định 38/2012/NĐ-CP không có trong Luật An toàn thực phẩm. Doanh nghiệp xuất khẩu không chỉ phải đáp ứng yêu cầu của nước xuất khẩu mà còn phải đáp ứng tiêu chuẩn của Việt Nam. Những quy định này khiến doanh nghiệp phát sinh rất nhiều chi phí trong hoạt động.(TBKTSG)
--------------------------------------------------------
Bộ Công Thương vừa có thông báo danh sách các đơn vị đã thực hiện việc đăng ký, kê khai, thông báo giá sữa cho trẻ dưới 06 tuổi.
Cụ thể, danh sách các đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thực hiện đăng ký giá, kê khai giá, thông báo giá tại Bộ Công Thương như sau: 1. Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam; 2. Công ty Nestle Việt Nam; 3. Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A (Việt Nam); 4. Công ty Mead Johson Nutritions Việt Nam; 5. Công ty cổ phần Sóng Thần Hà Nội; 6. Công ty TNHH phân phối Tiên Tiến; 7. Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk); 8. Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood.
Các đơn vị này đã thực hiện việc đăng ký giá, kê khai giá, thông báo giá tại Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương cũng thông báo, các đơn vị không có tên trong danh sách nêu trên có thể thực hiện việc đăng ký giá, kê khai giá, thông báo giá tại Sở Công Thương các tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.(CP)
--------------------------------------
Tờ The Star (Malaysia) ngày 9.4 dẫn báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho biết Malaysia có hạ tầng giao thông tốt nhất khu vực Đông Nam Á.
Báo cáo do Công ty FT Confidential Research thực hiện, xếp Malaysia đứng thứ 11 trong số 138 nước và vùng lãnh thổ. Giám đốc điều hành Ủy ban Giao thông đường bộ Malaysia Mohd Azharuddin Mat Sah cho rằng báo cáo thể hiện cam kết của chính phủ trong việc phát triển giao thông công cộng và mọi loại phương tiện giao thông kết nối rất tốt.
Với các dự án hạ tầng do chính phủ công bố, Malaysia đang hướng đến mục tiêu giao thông công cộng đô thị phục vụ 40% nhu cầu đi lại vào năm 2030. Các dự án trên bao gồm dự án đường sắt cao tốc, các tuyến xe buýt nhanh và tuyến đường sắt ở bờ biển phía đông.
Theo báo cáo, Malaysia xếp hạng cao về hạ tầng giao thông do đầu tư nhiều vào lĩnh vực này hơn các nước ASEAN khác. Báo cáo cho thấy Malaysia chi cho giao thông công cộng chiếm 0,6 - 0,7% GDP trong năm ngoái. Thủ tướng Najib Razak cũng cam kết ưu tiên duy trì mức đầu tư này cho giao thông công cộng trong năm nay.(TN)
----------------------------------------
Theo công bố của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, danh sách cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ quý 2/2017 bao gồm 52 cổ phiếu.
Trong đó này có VIC (Công ty cổ phần (CTCP) hàng không Vietjet), SAB (Tổng CTCP bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn), TFS (CTCP chứng khoán FPT)… do thời gian niêm yết dưới 6 tháng; TTF (CTCP Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành) và JVC (CTCP thiết bị y tế Việt Nhật) do bị kiểm soát đặc biệt; VNA (CTCP vận tải biển Vinaship) bị hủy niêm yết... Số doanh nghiệp còn lại đều đang bị thua lỗ hoặc đang thuộc diện cảnh báo. (TN)
--------------------------------
Khi nhà nước cho thuê đất trả tiền hằng năm không thông qua hình thức đấu giá thì đơn giá thuê đất hằng năm được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) nhân (x) giá đất cụ thể tính tiền thuê đất.
Trong đó, tỷ lệ phần trăm tính đơn giá thuê đất từ 0,5 - 3% (tùy theo từng vị trí cụ thể do UBND các tỉnh TP trực thuộc T.Ư quy định); Giá đất được tính theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại Nghị định của Chính phủ về giá đất. Đơn giá thuê đất này được ổn định 5 năm tính từ thời điểm được ban quản lý khu kinh tế quyết định cho thuê đất hoặc được UBND cấp tỉnh quyết định cho thuê đất.
Đây là một trong những nội dung được quy định trong Nghị định 35/2017/NĐ-CP do Chính phủ ban hành về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất và thuê mặt nước trong khu kinh tế, khu công nghệ cao. Bên cạnh đó, trường hợp nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê không thông qua hình thức đấu giá, đơn giá thuê đất thu một lần cho cả thời gian thuê là giá đất cụ thể tương ứng với thời hạn thuê đất.
Ngoài ra, nghị định cũng nêu rõ khung giá thuê mặt nước trong khu kinh tế đối với mặt nước từ 20 - 300 triệu đồng/km2/năm đối với dự án sử dụng mặt nước cố định; từ 100 - 750 triệu đồng/km2/năm đối với dự án sử dụng mặt nước không cố định. Quy định này có hiệu lực từ ngày 20.6.2017.(Thanhnien)
Ngân hàng đồng loạt báo lãi lớn; Apple đang nắm giữ tới 250 tỉ USD tiền mặt; Ngân sách có thêm hơn 6.000 tỷ từ các 'ông lớn' ngân hàng; Áo muốn đánh thuế Google, Facebook
Ông Nguyễn Thành Nam sẽ làm Tổng giám đốc Sabeco; Xuất khẩu rau, quả ước đạt 1 tỷ USD; Ả Rập Xê Út kiểm soát 100% nhà máy lọc dầu lớn nhất Mỹ; Sức hút của ngành công nghiệp thời trang Hồi giáo 300 tỷ đôla
Doanh nghiệp thủy điện đồng loạt báo lãi lớn; Cắt gọt mạnh các chi phí, Eximbank báo lãi quý I gấp hơn 5 lần cùng kỳ; Châu Á vượt phương Tây về trình độ fintech; Lo ngại dư thừa nguồn cung, giá dầu thế giới giảm
CEO BlackRock: Trump sẽ khiến nước Mỹ thâm hụt ngân sách trầm trọng; Thương hiệu xe tải Hàn Quốc ra mắt tại Việt Nam;4 tháng đầu năm 2017, 31.500 doanh nghiệp dừng hoạt động, giải thể; Đã có gần 60 doanh nghiệp báo lỗ quý 1
Giá vàng tăng hơn 1% trong tháng 4; Kinh tế Mỹ nặng gánh vì núi nợ của người trẻ; TP.HCM thu hút vốn FDI tăng 43%; Gần 40.000 doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm
Ngân sách nhà nước bội chi 20,1 nghìn tỷ đồng sau 4 tháng đầu năm; Nhật Bản, Hàn Quốc đang 'khát' hoa Đà Lạt; Sẽ cho phá sản hoặc thoái hơn 63 tỷ đồng vốn Nhà nước tại 12 dự án; Hơn 80% nông sản Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu
Rau quả xuất ngoại mỗi ngày mang về cho Việt Nam 186 tỉ; Giá gas đồng loạt giảm mạnh hơn 22.000 đồng/bình; Ông Trump sẽ rút Mỹ khỏi WTO?; Được cấp hơn 1.000 tỷ USD, Chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa, hoạt động đến ngày 30/9
Vingroup báo lãi trước thuế quý I hơn 1.200 tỷ đồng; Vinasun giảm mạnh chỉ tiêu kinh doanh năm 2017; Thêm 1 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng Tư; Hãng lốp xe Trung Quốc muốn mở nhà máy 242 triệu USD tại Việt Nam
Honda làm ăn có lãi trở lại; Bộ Công Thương dự báo xuất khẩu quý II tiếp tục tăng trưởng; Xuất khẩu thủy sản tháng 4 ước đạt 2,1 tỷ USD; Masan báo lãi quý I giảm 6,4%, đạt 237 tỷ đồng
Tập đoàn 15 tỷ USD đứng sau nhà nhập khẩu BMW tại Việt Nam; Anh đưa hàng tới Trung Quốc trên 'Con đường tơ lụa' mới; Đề nghị hợp tác liên doanh đánh cá trong vùng biển Brunei; Mỹ xem xét lại 'khúc mắc' trong các thỏa thuận thương mại quốc tế
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự