tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-01-2018

  • Cập nhật : 05/01/2018

Mỹ sớm mở ra "kỷ nguyên thống trị về năng lượng"?

theo cong ty nghien cuu rystad energy, my chuan bi tang san luong dau tho them 10% trong nam 2018 len khoang 11 trieu thung/ngay.nguon anh: pimco blog

Theo Công ty Nghiên cứu Rystad Energy, Mỹ chuẩn bị tăng sản lượng dầu thô thêm 10% trong năm 2018 lên khoảng 11 triệu thùng/ngày.Nguồn ảnh: Pimco Blog

Trang CNN trích dẫn báo cáo của gần đây của Rystad cho hay việc tăng sản lượng dầu đá phiến sẽ cho phép Mỹ vượt qua Nga và Ả Rập Saudi và trở thành nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới. Mỹ chưa bao giờ là nước thống thị thị trường đầu, hay là vượt qua Nga và Ả Rập Saudi về sản lượng, kể từ năm 1975.

Nadia Martin Wiggen, Phó chủ tịch phụ trách thị trường của Rystad, nói: "Thị trường đã thay đổi hoàn toàn vì những công nghệ khoan dầu đá phiến của Mỹ”.

Dự đoán của Rystad cho thấy cách mà cuộc cách mạng khoan đá phiến đã biến Mỹ thành một trung tâm năng lượng của thế giới - một sự thay đổi mà Tổng thống Trump đã thề sẽ tăng tốc bằng cách cắt giảm quy định. Sự chuyển đổi dài hạn này cho phép Mỹ ít phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài, kể cả từ Trung Đông vốn đầy bất ổn.

Sản lượng dầu của Mỹ giảm, nhưng không sụp đổ hoàn toàn, sau khi OPEC do Ả Rập Saudi dần đầu đã phát động một cuộc chiến tranh về giá vào cuối năm 2015 nhằm khôi phục lại thị phần bị mất về tay dầu đá phiến và các đối thủ khác. Nguồn cung khổng lồ khiến dầu thô giảm từ khoảng 100 USD/thùng xuống mức thấp 26 USD/thùng.

Việc giá dầu xuống quá thấp buộc các công ty sản xuất dầu đá phiến ở Texas, North Dakota và các nơi khác phải thu hẹp hoạt. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu tại Mỹ đạt 8,55 triệu thùng/ngày vào tháng 9.2016, giảm 11% so với mức đỉnh gần đây vào tháng 4.2015.

san luong dau (trieu thung) cua cac nuoc san xuat dau hang dau the gioi. mau xanh duong - nga; mau xanh la cay - a rap saudi; mau cam - my. dau cham la san luong trong tuong lai. anh: cnn money

Sản lượng dầu (triệu thùng) của các nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới. Màu xanh dương - Nga; màu xanh lá cây - Ả Rập Saudi; màu cam - Mỹ. Dấu chấm là sản lượng trong tương lai. Ảnh: CNN Money

Tuy nhiên, ngành công nghiệp dầu ở Mỹ đã hồi phục ấn tương trong năm 2017. Đà hồi phục này một phần do giá dầu đã tăng mạnh trong năm qua cùng với sự ra đời của các công nghệ mới khiến cho việc khoan dầu đá phiến trở nên dễ dàng hơn và với chi phí rẻ hơn.

Các nhân tố hỗ trợ cho việc sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ trong tương lai

EIA gần đây dự báo rằng sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt mức trung bình 10 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2018, vượt qua mức gần nhất là 9,6 triệu thùng vào năm 1970.

Rystad Energy thậm chí còn lạc quan về ngành dầu của Mỹ. Công ty của Na Uy cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ đã đạt 11 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 12, vượt qua Nga và Ả rập Saudi, nhà lãnh đạo của OPEC.

Những người khác thì có vẻ hoài nghi. Byron Wien, phó chủ tịch công ty tư vấn quản lý tài sản Blackstone (BX), tuần này đã đưa dự đoán rằng sản xuất dầu đá phiến sẽ trải qua một năm "thất vọng" vào năm 2018, khiến giá dầu có thể tăng lên trên 80 USD/thùng.

Ngày 3.1, giá dầu đã leo lên trên mức 61 USD/thùng lần đầu tiên trong 2 năm rưỡi. Đà tăng gần đây được kích hoạt bởi vụ nổ đường ống tại Libya và các cuộc biểu tình ở Iran.

gia dau wti trong 3 thang qua. anh: nasdaq.com

Giá dầu WTI trong 3 tháng qua. Ảnh: Nasdaq.com

Xét trong bối cảnh rộng hơn, sự phục hồi của dầu xuất phát từ nhu cầu vững chắc và việc tồn kho kỷ lục (yếu tố gây nên đà sụt giá mạnh 2 năm vừa qua) đã bắt đầu giảm xuống. Mấu chốt của vấn đề là việc OPEC và Nga bơm ít dầu hơn. Vào cuối tháng 11, OPEC và Nga đã đồng ý mở rộng việc cắt giảm sản lượng dầu cho đến hết năm 2018. Việc cắt giảm sản lượng đã giúp ổn định giá dầu, mở đường cho sản lượng đá phiến ở Mỹ tăng lên.

Ngược lại, Trump đã thề sẽ mở ra kỷ nguyên "sự thống trị về năng lượng của Mỹ", thông qua việc loại bỏ bớt những hạn chế trong việc khoan dầu.

Tuần trước, Cục An toàn và Thực thi Môi trường Mỹ đã đề xuất việc rút lại các quy định khoan dầu ngoài khơi. Cục An toàn và Thực thi Môi trường, được thành lập sau vụ tràn dầu tồi tệ của BP năm 2010, ước tính việc giảm bớt quy định sẽ giúp giảm ít nhất 228 triệu USD chi phí cho "gánh nặng về thủ tục" ngành dầu trong vòng 10 năm.

Rystad Energy nói rằng lực đẩy thị trường, chứ không phải việc bãi bỏ quy định, đã hỗ trợ cho sự gia tăng sản lượng dầu của Mỹ. "Tôi không nghĩ rằng nó đã có một tác động đáng kể", Martin Wiggen của Rystad nói về những nỗ lực của Trump nhằm bỏ bớt các quy định về môi trường.

Bà nói thêm rằng "bà không hề lo ngại khả năng ông Trump đột nhiên sẽ cấm sản xuất dầu đá phiến". Cựu ứng viên Tổng thống Mỹ, Bernie Sanders, đã kêu gọi ban hành lệnh cấm sản xuất dầu đá phiến trên toàn nước trong chiến dịch tranh cử năm 2016.

Bất kể động lực là gì, việc gia tăng sản lượng đã giúp nhu cầu dầu của Mỹ không còn phải phụ thuộc vào những nơi không ổn định như Venezuela và Trung Đông.

"Việc Mỹ sản xuất nhiều dầu hơn là một sự phát triển tuyệt vời về mặt an ninh", Martin Wiggen nói.

Nhập khẩu dầu của Mỹ đã giảm 25% trong 9 năm qua, theo EIA. Đồng thời, xuất khẩu dầu của Mỹ đã tăng  mạnh kể từ khi lệnh cấm 40 năm xuất khẩu dầu thô ra nước ngoài được dỡ bỏ vào năm 2015. Xuất khẩu dầu đã tăng hơn gấp ba trong năm qua lên mức cao kỉ lục. Mỹ vẫn nhập khẩu ròng dầu thô, nhưng chênh lệch xuất-nhập khẩu đang thu hẹp lại.(NCĐT)
----------------------------

Trung Quốc sắp là nước nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng số 1 thế giới

Trung Quốc được dự đoán sẽ vượt Nhật Bản để trở thành nước nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhiều nhất thế giới trong năm 2018.

Nỗ lực giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí của Bắc Kinh đã tạo ra sự thay đổi lớn trong tiêu dùng năng lượng của nước này. Thay vì sử dụng than bẩn, Trung Quốc đang dần chuyển qua các loại năng lượng sạch hơn.

Theo CNBC, lượng nhập khẩu LNG của quốc gia tỉ dân đang tăng lên nhanh chóng và được giới phân tích dự đoán sẽ sớm vượt qua vị trí nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới của Nhật Bản trong năm nay.

Bên cạnh việc nhập khẩu một lượng lớn dầu và than, Trung Quốc hiện còn phải nhập khẩu khoảng 40% tổng nhu cầu sử dụng khí đốt tự nhiên vì sản xuất trong nước không thể theo kịp nhu cầu ngày một tăng.

Dữ liệu tổng hợp sơ bộ của Reuters cho thấy, nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng trong năm 2017 lên tới khoảng 67 triệu tấn, trong đó tính riêng LNG đã tăng hơn 50%.

Tuy nhiên, con số này trong năm qua vẫn ít hơn 83,5 triệu tấn LNG nhập khẩu hằng năm của Nhật Bản. Song, nhu cầu tăng vọt đã giúp Đại lục vượt qua Hàn Quốc để trở thành nước nhập khẩu LNG nhiều thứ hai thế giới trong năm qua.

Hiện Úc, Qatar và Malaysia là ba nhà cung cấp LNG lớn nhất cho Trung Quốc, trong khi đó nhập khẩu khí đốt tự nhiên vận chuyển qua đường ống phần lớn vẫn là từ Trung Á và Myanmar. Đường ống dẫn khí nối giữa Trung Quốc và Nga đang được xây dựng.(Thanhnien)
----------------------------

“Một loạt dự án có nguy cơ chậm trễ đang chờ tân Chủ tịch PVN”

 Trong buổi trao quyết định cho tân Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) sáng 3/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập tới một loạt dự án có nguy cơ chậm trễ cần nhanh chóng thúc đẩy...

 

thu tuong trao quyet dinh bo nhiem chu tich hdtv pvn. anh: vgp.

Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV PVN. Ảnh: VGP.

 

Theo tin từ Văn phòng Chính phủ, ngày 3/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ công bố quyết định Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên (HĐTV) PVN cho ông Trần Sỹ Thanh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết thời gian Tập đoàn đối diện nhiều khó khăn, cả bên ngoài và bên trong, trong bối cảnh biến động của thế giới, giá dầu suy giảm nhiều năm rồi vấn đề Biển Đông cũng như một số cán bộ của Tập đoàn sai phạm, bị xử lý hình sự.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, Tập đoàn với truyền thống tốt đẹp, vẫn giữ vững kỷ cương, đoàn kết, nề nếp, hoàn thành nhiệm vụ năm 2017.

Thủ tướng cũng tin tưởng tân Chủ tịch PVN Trần Sỹ Thanh, người đã kinh qua nhiều vị trí công tác, nhất định sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao.

Nhân dịp này, Thủ tướng đã đề nghị tân Chủ tịch Trần Sỹ Thanh cùng tập thể lãnh đạo PVN tập trung thực hiện một số nhiệm vụ.

Trong đó có yêu cầu bám sát tình hình Biển Đông, phối hợp tốt với các cơ quan liên quan để triển khai các dự án dầu khí ở vùng xa trên thềm lục địa Việt Nam, thực hiện tốt nhiệm vụ đóng góp phát triển kinh tế-xã hội song song với việc bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ và khẳng định chủ quyền quốc gia.

Bên cạnh đó rà soát, cơ cấu lại các nguồn lực; thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2017-2020 như đã được phê duyệt. Khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2018 đề án tái cơ cấu toàn diện Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2017-2020, rà soát cơ cấu lại các nguồn lực, thực hiện cơ cấu sắp xếp, cổ phần hóa, trình Thủ tướng trong Quý I đề án tái cơ cấu tập đoàn, cơ cấu sắp xếp đối với Đại học Dầu khí và Viện Dầu khí Việt Nam…

Thủ tướng cũng yêu cầu tân Chủ tịch PVN tập trung chỉ đạo các dự án trọng điểm quốc gia như dự án Cá voi xanh, khí lô B…, nhất là xử lý các vấn đề liên quan đến dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn theo đúng yêu cầu của Bộ Chính trị, để khắc phục tình trạng dự án bị chậm lại so với yêu cầu rồi các dự án nâng cấp, mở rộng công suất Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các dự án điện…

“Như vậy, một loạt dự án có nguy cơ chậm trễ đang chờ Chủ tịch HĐTV mới cùng với Tổng Giám đốc, tập thể các đồng chí ở đây thúc đẩy quá trình này”, Thủ tướng nói. “Cái gì đã quy hoạch, đã đầu tư thì các đồng chí tập trung làm đến nơi, đến chốn, khắc phục mọi khó khăn, đề xuất cơ chế, chính sách với Bộ Công Thương, Tài chính… với Chính phủ để xem xét, xử lý chặt chẽ, đúng pháp luật, tạo điều kiện cho phát triển”.

Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch cũng như Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc PVN chỉ đạo xử lý dứt điểm các tồn tại của 5 dự án yếu kém, thua lỗ kéo dài mà chưa khắc phục xong, gồm nhà máy xơ sợi Đình Vũ, nhà máy đóng tàu Dung Quất và 3 nhà máy nhiên liệu sinh học.

Cuối cùng là tiếp tục tiết giảm chi phí, chống lãng phí tiêu cực, tình trạng “sân trước sân sau”, nâng cao hiệu quả sản xuất. Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên của toàn ngành dầu khí.(Bizlive)
--------------------------------

Quy định tài chính mới của châu Âu nhà đầu tư cần biết

tieu chuan moi cua lien minh chau au ve minh bach hoa thi truong tai chinh co ten mifid - viet tat cua markets in financial instruments directive.

Tiêu chuẩn mới của Liên minh châu Âu về minh bạch hóa thị trường tài chính có tên MiFID - viết tắt của Markets in Financial Instruments Directive.

Các nhà phân tích cho rằng, khi các nhà cung cấp dịch vụ tài chính châu Âu điều chỉnh theo các quy định mới, những người hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh tại châu Á cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Bản MiFID đầu tiên bắt đầu áp dụng vào năm 2008 và bản bắt đầu được áp dụng vào ngày 03/01/2018 được gọi là MiFID II.

Chỉ thị về các công cụ tài chính II (MiFID II) có hiệu lực ở châu Âu. MiFID là một quy định giúp gia tăng sự minh bạch trong các thị trường tài chính tại châu Âu và tiêu chuẩn hóa các thông tin bắt buộc phải cung cấp trong những thị trường nhất định.

Các quy tắc sẽ tiếp cận sâu vào ngành công nghiệp tài chính và chuyển đổi cách thức các hoạt động kinh doanh được tiến hành. MiFID II cung cấp một bộ tiêu chuẩn các hướng dẫn chi tiết về cách các ngân hàng thực hiện giao dịch thay cho khách hàng của họ, cách họ báo cáo các giao dịch này và cách thức thanh toán cùng với các quy định khác.

"Các quy định này không nhằm mục đích cụ thể là điều chỉnh các thị trường ngoại khối - châu Âu áp dụng các quy tắc mới này cho chính các công ty châu Âu - nhưng chúng vẫn sẽ có tác động tới châu Á", Keith Pogson, nhân sự cao cấp mảng các dịch vụ tài chính khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại công ty kiểm toán Ernst & Young, Hong Kong, cho biết.

Các công ty hoạt động bên ngoài Liên minh châu Âu sẽ phải tuân thủ các quy tắc khi họ kinh doanh chứng khoán trên thị trường châu Âu, hoặc khi họ làm ăn với khách hàng và đối tác châu Âu.

Các nhà phân tích cho biết, các công ty cỡ trung ở châu Á sẽ cảm nhận rõ ràng nhất những ảnh hưởng này.

"Các ngân hàng quốc tế lớn và các nhà quản lý tài sản có các kế hoạch thực hiện MiFID II bao gồm cả các định chế tài chính ở châu Á trong 18 tháng qua hoặc lâu hơn", ông Pogson nói.

Tuy nhiên, những cơ quan sẽ thực thi các quy tắc này có thể sẽ tạo ra một độ trễ chính sách nhất định cho các công ty để có thời gian điều chỉnh và thích ứng.

Cơ quan Quản lý tài chính Vương quốc Anh, thực thi các quy tắc ở Anh, sẽ chưa bắt đầu tiến hành động thái trừng phạt nào vào ngày 3/1 với các công ty không tuân thủ đầy đủ, miễn là họ có thể cho thấy họ đã thực hiện các kế hoạch cần thiết để thực hiện nghĩa vụ của mình.

Các quy tắc mới cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường rộng lớn hơn. Một thay đổi sẽ diễn ra là các ngân hàng đầu tư sẽ phải tính phí cho khách hàng của họ một cách riêng biệt để thực hiện các giao dịch thay mặt họ và cung cấp nghiên cứu cổ phần. Đến nay, các ngân hàng vẫn luôn kết hợp hai khoản phí lại với nhau.

Sự thay đổi này có nghĩa là những người quản lý tài sản có nhiều lựa chọn hơn về những gì họ nhận được vì họ sẽ tự chi trả các chi phí nghiên cứu hoặc chuyển cho khách hàng cuối cùng của họ.

Bên cạnh đó, MiFID sẽ kiểm soát tất cả các bước trong vòng đời của một sản phẩm tài chính. Từ thiết kế, quảng cáo và phân phối sản phẩm của một công ty tài chính phải phù hợp với “thị trường mục tiêu” được xác định trước của sản phẩm đó. 

Cơ quan quản lý chứng khoán và thị trường châu Âu (ESMA) đã đưa ra 6 hạng mục cần xác định khi chọn một thị trường mục tiêu, bao gồm:

-Dạng khách hàng mà sản phẩm đó nhắm tới
-Kiến thức và kinh nghiệm của khách hàng về sản phẩm đó
-Tình trạng tài chính của khách hàng (nhắm nhiều vào khả năng chịu lỗ của họ)
-Khả năng chịu đựng rủi ro của khách hàng và tính tương thích của tỷ lệ rủi ro / lợi ích của sản phẩm với thị trường mục tiêu
-Mục tiêu của khách hàng
-Nhu cầu của khách hàng(NCĐT)

 

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục