Giá trái cây nhiệt đới đang giảm do sản lượng tăng; Trung Quốc vượt Mỹ về thị phần điện thoại thông minh; Mỹ dự kiến tăng thuế mạnh đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc; Có đối sách để chủ động trước các biến động

Malaysia vừa thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sắt hoặc thép cuộn hợp kim và không hợp kim cán phẳng mạ hoặc tráng kẽm có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương): Ngày 24/7, Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia (MITI) đã khởi xướng điều tra bán phá giá đối với một số sản phẩm sắt hoặc thép cuộn hợp kim và không hợp kim cán phẳng mạ hoặc tráng kẽm (galvanized steel coils/sheets or galvanised iron coils/sheets), có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
Sản phẩm bị điều tra là một số sản phẩm thuộc nhóm sắt hoặc thép hợp kim và không hợp kim dạng cuộn cán phẳng mạ hoặc tráng kẽm, cụ thể là các sản phẩm có mã HS: 7210.41.1100; 7210.41.1200; 7210.41.1900; 7210.41.9900; 7210.49.1100; 7210.49.1200; 7210.49.1300; 7210.49.1900; 7210.49.9100; 7210.49.9900; 7212.30.9000; 7225.92.9000, 7225.99.9000; 7226.99.1100; 7226.99.1900; 7226.99.9100; 7226.99.9900.
Nguyên đơn trong vụ việc này là Công ty thép FIW. Nguyên đơn cáo buộc rằng, một số sản phẩm sắt hoặc thép hợp kim và không hợp kim dạng cuộn cán phắng, mạ hoặc tráng kẽm nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc gần đây gia tăng đáng kể và được bán phá tại thị trường Malaysia gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước này.
Theo thông báo khởi xướng, MITI sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan (gồm các nhà sản xuất nội địa Malaysia, các nhà sản xuất, xuất khẩu nước bị điều tra, các nhà nhập khẩu và hiệp hội các nhà nhập khẩu bị nêu tên trong đơn kiện).(Baohaiquan)
-------------------
Theo Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), Trung Quốc – nước sản xuất và tiêu thụ một nửa lượng thép của thế giới, đã tăng sản lượng thép tới 6% lên mức 451,2 triệu tấn trong nửa đầu năm nay.
Riêng trong tháng 6/2018, sản lượng thép của nước này đạt 80,2 triệu tấn, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2017. Cũng theo Worldsteel, sản lượng thép toàn cầu trong nửa đầu năm nay đã tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả này có được là do lợi nhuận cao khuyến khích các nhà máy sản xuất thép gia tăng sản xuất.
Cũng bởi lợi nhuận hấp dẫn nên dường như việc bị Mỹ đánh thuế cao đối với thép nhập khẩu nói chung và thuế chống bán phá giá nói riêng đối với các sản phẩm thép sản xuất ở Trung Quốc không ngăn được các công ty thép Trung Quốc tiếp tục phát triển.
Không chỉ tăng sản lượng ở trong nước, các công ty thép Trung Quốc với sự hẫu thuẫn của nhà nước, đã né các mức thuế chống bán phá giá cao ngất ngưởng của Mỹ và nhiều nước khác bằng cách ồ ạt đầu tư nhà máy thép ở nước ngoài.
Hệ quả là các sản phẩm nhôm và thép giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập thị trường thế giới, khiến giá thép toàn cầu giảm mạnh và tàn phá các đối thủ.(ĐVO)
-------------------------
Hồi cuối tháng 7 vừa qua, siêu thị VinMart với thiết kế mới đã khai trương tại tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81.
Trong nhiều năm, thị trường bán lẻ ở Việt Nam là sân chơi của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI nhưng giờ đây, các đại diện của nhóm tư nhân đang trỗi dậy như những thế lực mới.
Hồi cuối tháng 7 vừa qua, siêu thị VinMart với thiết kế mới đã khai trương tại tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81. Nằm ở tầng B1, thuộc Khu đô thị Vinhomes Central Park (TP.HCM), VinMart Landmark 81 có tổng diện tích hơn 4.500m2 và là siêu thị VinMart lớn nhất ở khu vực phía Nam. Ngoài VinMart Landmark 81, Vingroup còn bố trí 7 cửa hàng tiện lợi VinMart+ ngay tầng 1 tòa tháp. Tính đến thời điểm hiện tại, Vingroup có trong tay 71 siêu thị lớn và 1.300 cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc.
Nếu tính luôn thương vụ mua lại GM Việt Nam mới đây để kinh doanh dòng xe Chevrolet, Vingroup là đơn vị tư nhân trong nước đầu tiên sở hữu mảng bán lẻ đa dạng nhất cho đến nay khi cung cấp từ quả trứng, hộp sữa cho đến xe hơi.
Trong khi đó, tại Thế Giới Di Động, để đảm bảo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận 2 con số mỗi năm, công ty này đã mở rộng sang mảng bán lẻ thực phẩm và kinh doanh thuốc tây. Tính đến cuối năm 2017, Thế Giới Di Động nắm trong tay hơn 1.000 điểm bán lẻ điện thoại, 642 cửa hàng Điện Máy Xanh, hơn 280 cửa hàng Bách Hóa Xanh và gián tiếp đồng sở hữu 14 cửa hàng thuốc Phúc An Khang. Trước đó, Thế Giới Di Động cũng đã mua lại chuỗi điện máy Trần Anh để gia nhập thị trường Hà Nội.
Không chịu kém, FPT Retail cũng đã bắt đầu mở rộng sang mảng kinh doanh thuốc tây thông qua việc đầu tư vào Long Châu. Trong 2 năm nữa, FPT Retail kỳ vọng sẽ mở 400 cửa hàng thuốc dưới tên thương hiệu này. Tính đến hết quý II vừa qua, FPT Retail đã mở thêm 43 cửa hàng, nâng tổng số cửa hàng sở hữu lên 516. Mặc dù các công ty như Vingroup, Thế Giới Di Động, FPT Retail đã mở rộng sang nhiều mảng khác nhau để tìm cơ hội tăng trưởng mới nhưng tất cả đều phụ thuộc vào mặt bằng bán lẻ, tức là đất, mà đất là tài nguyên có giới hạn.
Đại diện các chuỗi cửa hàng có chi nhánh trên toàn quốc đều cho biết thị trường hiện rất khan hiếm mặt bằng đẹp, đó là chưa kể giá cũng đội lên đáng kể do cầu tăng cao. “Mới cách đây 1 năm, việc thuê mặt bằng còn khá dễ dàng”, đại diện một chuỗi cửa hàng thời trang nói.
Nguyên nhân là do Việt Nam đang trở thành thị trường có tốc độ phát triển các cửa hàng tiện lợi nhanh nhất khu vực châu Á vào năm 2021. Tốc độ tăng trưởng kép hằng năm của Việt Nam được tổ chức nghiên cứu quốc tế IGD dự báo lên đến 37,4%, cao hơn Philippines (24,2%) và Indonesia (15,8%). Do đó, các nhãn hàng quốc tế như Circle K (Mỹ), FamilyMart (Nhật) hay B’s mart (Thái Lan)… vẫn đang liên tục mở rộng chuỗi cửa hàng trong thời gian tới.
Đó là chưa kể sự góp mặt của các nhãn hàng ăn uống dành cho giới trẻ, đặc biệt là mặt hàng trà sữa đã góp phần đẩy giá mặt bằng lên khá cao chỉ trong một thời gian ngắn. Nếu như trước đây một mặt bằng “vừa mắt” 4m x 14m có giá cho thuê khoảng 45 triệu đồng/tháng thì nay con số này đã tăng hơn 90 triệu đồng/tháng.
Mặt bằng đã ít, nay sẽ càng khan hiếm do sự cạnh tranh đến từ các đối thủ ngoại. Điều này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài với mức độ khốc liệt hơn. Để đảm bảo tốc độ phát triển cả về quy mô lẫn doanh thu cho các mảng mới mở, ba đại diện như Vingroup, Thế Giới Di Động hay FPT Retail buộc phải gia tăng tốc độ M&A.
Các doanh nghiệp nội thiếu tiềm lực tài chính hơn sẽ trở thành mục tiêu thâu tóm của bộ 3 này trong tương lai. Và khi đã thâu tóm nhóm chiếu dưới, không loại trừ khả năng nhóm này sẽ thâu tóm lẫn nhau để bảo toàn vị thế.
Song song đó, nhóm này sẽ phát triển mạnh mảng thương mại điện tử để tạo lợi thế bền vững. Trong kế hoạch kinh doanh năm 2018, Thế Giới Di Động sẽ mở rộng ngành hàng vuivui.com và đưa dịch vụ khách hàng của website này trở thành vị trí số 1 trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Còn Hội đồng Quản trị Vingroup cũng vừa thông qua quyết định thành lập VINID, đồng thời góp 2.400 tỉ đồng sở hữu 80% VINID. Đây là động thái ban đầu cho thấy mảng bán lẻ Vingroup trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh việc kích thích người sử dụng mua hàng và thanh toán trực tuyến.(NCĐT)
Giá trái cây nhiệt đới đang giảm do sản lượng tăng; Trung Quốc vượt Mỹ về thị phần điện thoại thông minh; Mỹ dự kiến tăng thuế mạnh đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc; Có đối sách để chủ động trước các biến động
TP HCM lọt top 10 điểm đến châu Á 2018; Nửa đầu năm 2018: Ô tô tiêu thụ toàn thị trường đạt 125.659 chiếc; Doanh nghiệp khai khoáng tăng nhưng thu ngân sách giảm
Bloomberg: Mỹ, Trung Quốc tìm cách đối thoại, tránh chiến tranh thương mại; Nhật Bản đứng đầu danh sách xuất khẩu phế liệu vào Việt Nam; Tương lai Facebook, Twitter sẽ thế nào sau đợt giảm mạnh vừa qua?
CEO J.P. Morgan Chase nêu hai rủi ro lớn nhất với nền kinh tế; Tập trung cho tăng trưởng đi kèm kiểm soát lạm phát; Lộ diện siêu dự án bất động sản hơn 4 tỷ USD tại Hà Nội và 2 tỷ USD ở Huế
Chi tiền tỉ mỗi ngày cho quảng cáo; Thu hồi 6.000 lọ thuốc Kim tiền thảo không đạt chất lượng; Giá thép Trung Quốc tháng 7 tăng mạnh nhất 8 tháng
Vận tải Việt cần ứng dụng công nghệ để bắt kịp xu hướng; Thị trường tài chính Anh tin tưởng vào khả năng lãi suất sẽ tăng lên trong tuần này; Thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam chỉ… 35.000 đồng/kg
Doanh số bán lẻ của Nhật Bản phục hồi trong dấu hiệu chi tiêu tích cực; Giá cả hạ nhiệt, CPI tháng 7 giảm nhẹ; Không xuất khẩu quặng nguyên khai, tinh quặng vàng, đồng; Hàng hóa nhập khẩu theo Thỏa thuận khung giữa các tổ chức không được miễn thuế
7 tháng, gần 280 triệu USD đầu tư ra nước ngoài; Chỉ số giá tiêu dùng CPI của cả nước trong tháng Bảy giảm nhẹ; Tăng trưởng sản xuất của Trung Quốc chậm lại trong tháng 7/2018
BMW tăng giá xe ở Trung Quốc vì căng thẳng thương mại; Thành phố Hồ Chí Minh huy động vốn hơn 2.135 nghìn tỷ đồng; Điều tra hành vi lẩn tránh thuế đối với thép dây, thép cuộn nhập khẩu
Việt Nam soán ngôi Singapore trên thị trường chứng khoán?; BOJ có thể sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ; Tăng trưởng hàng không gấp đôi tăng trưởng GDP
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự