tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 29-07-2017

  • Cập nhật : 29/07/2017

Trung Quốc bỏ 1 tỷ USD kiểm soát hải cảng Sri Lanka, Ấn Độ cảnh giác

 Công ty nhà nước Trung Quốc đã bỏ ra hơn 1 tỷ USD để giành quyền vận hành cảng nước sâu Hambantota của Sri Lanka, điều này sẽ gây cảnh giác cho nước láng giềng Ấn Độc

cang nuoc sau hambantotan cua sri lanka, se do trung quoc kiem soat. anh: business standard.

Cảng nước sâu Hambantotan của Sri Lanka, sẽ do Trung Quốc kiểm soát. Ảnh: Business Standard.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 26/7 cho hay chính phủ Sri Lanka đã phê chuẩn một thỏa thuận bán đa số cổ phần cảng nước sâu có tổng trị giá trên 1 tỷ USD, trên cơ sở đó, Trung Quốc sẽ phụ trách công tác vận hành cảng biển.
Vừa qua, Bộ trưởng Vận tải Sri Lanka cho biết chính phủ nước này cuối cùng đồng ý bán 85% cổ phần cảng Hambantota trị giá 1,012 tỷ USD cho công ty China Merchants Port Holdings Company Limited, một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc. Số cổ phần còn lại thuộc về Cục quản lý cảng biển Sri Lanka.
Phía Trung Quốc phụ trách vận hành cảng biển này, còn Sri Lanka phụ trách an ninh của cảng biển. Bộ trưởng Vận tải Sri Lanka cho biết nước này làm như vậy sẽ làm giảm sự nghi ngờ của dư luận về khả năng Trung Quốc không sử dụng cảng biển này. Ngoài ra, Trung Quốc đồng ý 10 năm sau sẽ giảm số cổ phần của họ xuống còn 65%.
Cảng Hambantota nằm ở Ấn Độ Dương, một tuyến đường hàng hải bận rộn nhất thế giới. Sau khi Chính phủ Sri Lanka phê chuẩn thỏa thuận mua bán này, sẽ còn phải chờ Quốc hội Sri Lanka phê chuẩn cuối cùng. Trong tuần, Quốc hội Sri Lanka sẽ thảo luận về thỏa thuận này.
Đây là một động thái mới nhất trong chiến lược kiểm soát các cảng biển trên Ấn Độ Dương của Trung Quốc nhằm phục vụ cho các mục tiêu xa hơn của họ, bao gồm thúc đẩy xây dựng Con đường tơ lụa trên biển cũng như các mục tiêu khác. 
Động thái này của Trung Quốc có thể tiếp tục gây cảnh giác cho Ấn Độ. Hiện nay, hai quốc gia này đang xảy ra đối đầu biên giới nghiêm trọng nhất kể từ cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 đến nay.(Viettimes)
---------------------

Thị trường cá tra giống "hạ nhiệt" trong khi giá tôm lại tăng

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng Bảy nhìn chung ổn định. Nguồn cung cá đạt kích cỡ bán hiện ở mức thấp, thị trường tiếp tục chững lại cả về giá và lượng thu mua.

Tại Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ... giá cá tra thịt trắng nguyên liệu dao động từ 21.500 - 23.000 đồng/kg.

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng nhận định, mặc dù giá cá tra nguyên liệu từ đầu năm đến nay khá cao nhưng do lo ngại giá cả và đầu ra không ổn định nên tiến độ thả nuôi và thu hoạch còn thấp so thời điểm cùng kỳ.

Cụ thể, diện tích cá tra từ đầu năm đến nay của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 3.921,6ha, giảm 5,4% so với cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch ước đạt 729.700 tấn, tăng 1,2% với cùng kỳ.

“Tỉnh có diện tích nuôi lớn nhất là Đồng Tháp (1.688,31ha) thu hoạch đạt 250.900 tấn vẫn có sự tăng trưởng tốt, sản lượng tăng 14,2% so với cùng kỳ để bù cho sự giảm sút của các tỉnh như An Giang có sản lượng 194.400 tấn (giảm 3,9%), Cần Thơ có sản lượng 80.700 tấn (giảm 4,6%), Bến Tre có sản lượng 104.600 tấn (giảm 12,6%),” đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay.

Bên cạnh đó, thị trường cá tra giống cũng "hạ nhiệt" sau thời gian duy trì ở mức cao, đến nay cá tra giống đã giảm 5.000 – 10.000 đồng/kg so với đầu tháng 5/2017 (giá cá giống cỡ từ 1,5 – 2,5 cm giao động từ 28.000 – 50.000 đồng/kg).

Trong khi đó, giá tôm nguyên liệu trong tháng diễn biến ổn định đến tăng nhẹ đối với cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng do nguồn cung không còn nhiều như tháng trước.

Tại Bạc Liêu, giá tôm sú ướp đá cỡ 30 con/kg ở mức 180.000 đồng/kg, cỡ 40 con/kg tăng 4.000 đồng/kg so với tháng trước lên 148.000 đồng/kg; giá tôm thẻ ướp đá cỡ 50 con/kg và 60 con/kg ổn định ở các mức tương ứng 128.000 đồng/kg và 118.000 đồng/kg.

Tại Sóc Trăng, giá tôm thẻ tháng qua tăng nhẹ ở hầu hết các cỡ: cỡ 50 con/kg giá 137.000đồng/kg (tăng 1.000 đồng/kg); cỡ 60 con/kg giá 131.000 đồng/kg (tăng 4.000 đồng/kg); cỡ 80 con/kg giá 126.000 đồng/kg (tăng 4.000 đồng/kg).

Diện tích nuôi và sản lượng tôm nước lợ 7 tháng đầu năm tiếp tục giữ xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước. Đối với tôm sú: diện tích ước đạt 594.000ha (tăng 2,4%), sản lượng đạt 135.300 tấn (tăng 13,2%); tôm thẻ chân trắng: diện tích ước đạt 66.900ha (tăng 17,8%) với sản lượng 145.500 tấn.

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đánh giá, nhìn chung thời tiết năm nay thuận lợi hơn năm trước nên diện tích nuôi tôm công nghiệp 7 tháng qua đã có xu hướng tăng trở lại. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tôm nuôi vẫn phát triển tốt và giá tôm nguyên liệu duy trì ổn định. Các tỉnh có diện tích và sản lượng tôm sú và tôm thẻ tăng khá là Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng.

"Tuy nhiên, riêng trong tháng Bảy, mưa kéo dài ở miền Bắc đã ảnh hưởng đến môi trường nuôi khiến tôm bị sốc và đã xuất hiện một số bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp ở một số tỉnh," đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cung cấp thêm. (Vietnam+)

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng Bảy ước đạt 375.000 tấn, tăng 1,1% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 7 tháng qua đạt 2,065 triệu tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước./.


-----------------------------------

Không tìm thấy hơn 1.600 doanh nghiệp tại TPHCM

Theo thông tin từ hội nghị sơ kết tổng điều tra kinh tế năm 2017 của TPHCM hôm 27-7-2917, đến cuối năm 2016, số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố là 196.543 doanh nghiệp, có 1.621 doanh nghiệp trong số này được liệt kê vào diện tìm không thấy.

Ban chỉ đạo tổng điều tra kinh tế năm 2017 của TPHCM cho biết hiện có 160.556 doanh nghiệp đang hoạt động, 20.318 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, 14.048 doanh nghiệp chờ giải thể. Số doanh nghiệp trên được rà soát dựa vào số liệu của cả Cục Thuế, Cục Thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM.

TPHCM đã lên kế hoạch điều tra khoảng 160.550 doanh nghiệp đang hoạt động và 20.318 doanh nghiệp đang tạm ngưng hoạt động. Đến nay, qua khoảng bốn tháng thực hiện, thành phố đã điều tra được hơn 170.000 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ trên 80% và đang tiếp tục thực hiện với số doanh nghiệp còn lại.

Hội nghị sơ kết tổng điều tra kinh tế 2017 của TPHCM - Ảnh: Văn Nam

TPHCM thực hiện cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2017 để thu thập thông tin từ các cơ sở kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp về số lượng và trình độ lao động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, cơ cấu và sự phân bổ của các cơ sở, lực lượng lao động theo từng ngành, địa bàn, cấp hành chính.

Cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2017 không bao gồm các hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (đã điều tra trong tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016), các đoàn ngoại giao, đại sứ quán, lãnh sự quán nước ngoài, các tổ chức quốc tế đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị sơ kết tổng điều tra kinh tế năm 2017, ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TPHCM, cho biết kết quả điều tra ban đầu cho thấy có số liệu khác so với thống kê trước đây.

Chẳng hạn, trước đây, thống kê tính đến cuối năm 2016, thành phố chỉ có 281.000 hộ kinh doanh cá thể nhưng đến nay, qua rà soát lại số hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố tăng mạnh, hiện có hơn 448.300 hộ.

Ông Liêm cho hay, từ con số trên, TPHCM lên kế hoạch chuyển khoảng 20.000 hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp (chiếm khoảng 10% tổng số hộ cá thể trên địa bàn thành phố), tập trung vào nhóm hộ kinh doanh cá thể có sử dụng trên 10 lao động ổn định, có sử dụng hóa đơn, doanh thu cao...

Theo báo cáo từ UBND thành phố, đến nay, trên địa bàn thành phố, đã có khoảng 850 hộ cá thể chuyển lên doanh nghiệp, trong đó tập trung nhiều nhất ở các quận, huyện như Bình Thạnh, Bình Chánh, quận 5, quận 6...

Hôm nay (28-7-2017), giải thích vớiTBKTSG Online về con số hơn 1.600 doanh nghiệp "không tìm thấy" và consố hộ kinh doanh cá thể đã tăng hơn 167.000 so với cuối năm 2016, ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND thành phố cho biết đây là những con số được phát hiện bất ngờ.

Ông Võ Văn Hoan cho biết từ những con số này, các sở ngành, đơn vị thống kê sẽ tiếp tục khảo sát, rà soát lại để có được số liệu chính xác nhất bởi số liệu khảo sát đến nay mới chỉ kết quả là sơ bộ ban đầu.

Ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, chia sẻ thêm về số doanh nghiệp "không tìm thấy", theo đó, một phần là do khi thành lập thì doanh nghiệp có đăng ký nhưng sau thời gian hoạt động không hiệu quả, lại không tiến hành làm thủ tục để không hoạt động nữa. (TBKTSG)
------------------------------

TP HCM dự thảo 2 phương án mở rộng Tân Sơn Nhất về phía Bắc, phản biện mở rộng về phía Nam

Sở Giao thông vận tải (GTVT) TPHCM vừa trình UBND TP HCM dự thảo đề cương nghiên cứu một số nội dung điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Cơ quan nghiên cứu, phản biện đề cương là Trường Đại học Bách khoa TP HCM.

Theo đó, Đề cương đưa ra 4 phương án điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất gồm phản biện mở rộng nhà ga về phía Nam do Bộ GTVT thống nhất trình Chính phủ.

Không mở rộng sân bay, điều chỉnh giao thông trong sân bay và nâng cao năng lực điều hành của bộ phận điều khiển không lưu (từ 5 phút/lần cất cánh, hạ cánh xuống còn 2 phút/lần hạ cánh).

Mở rộng sân bay về phía Bắc, xây thêm nhà ga, bãi đỗ và đường lăn, thêm kết nối giao thông với sân bay ở phía Bắc (công suất trên 50 triệu hành khách/năm).

Mở rộng sân bay về phía Bắc, xây thêm đường băng, bãi đỗ và đường lăn, thêm kết nối giao thông với sân bay ở phía Bắc (công suất trên 70 - 90 triệu hành khách/năm).

Ngoài ra, đề cương cũng đưa ra một số nội dung cần nghiên cứu như năng lực hiện nay của đường băng cất hạ cánh, đường lăn, bãi đỗ máy bay, nhà ga hành khách của sân bay Tân Sơn Nhất; phương tiện kỹ thuật và năng lực quản lý điều hành không lưu ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Nhu cầu mở rộng tăng năng suất sân bay Tân Sơn Nhất; nhu cầu kết nối giao thông đô thị và sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay và tương lai; vấn đề thoát nước khu vực sân bay Tân Sơn Nhất; nhu cầu đường lăn, bãi đỗ sân bay, nhà ga hành khách và đường băng cất hạ cánh trong tương lai.

Mặt khác, Đề án cũng lưu ý việc rà soát, đánh giá toàn bộ các quy hoạch xung quanh sân bay, đặc biệt đánh giá lại các dự án quy hoạch kết nối giao thông đã và đang triển khai trong thời gian tới; từ đó nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh (nếu cần) để phù hợp với quy hoạch tổng thể khu đô thị sân bay Tân Sơn Nhất.

Đồng thời, đánh giá vai trò của sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay quốc tế Long Thành để phân chia vai trò, vị trí, kế hoạch, lộ trình phát triển và phối hợp vận tải của hai sân bay; đánh giá nhu cầu hành khách và hàng hóa vận tải bằng đường hàng không để xác định công suất Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất phù hợp. (NDH)

Trở về

Bài cùng chuyên mục