tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 28-07-2017

  • Cập nhật : 28/07/2017

Philippines hứa tham vấn ASEAN khi thăm dò dầu khí với Trung Quốc ở Biển Đông

Bộ Ngoại giao Philippines vừa tuyên bố nước này sẽ tham vấn với các thành viên ASEAN khác về mọi hoạt động thăm dò dầu khí chung với Trung Quốc ở Biển Đông.

may bay nem bom trung quoc tuan tra bai can scarborough tranh chap voi philippines khong quan trung quoc

Máy bay ném bom Trung Quốc tuần tra bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines KHÔNG QUÂN TRUNG QUỐC

Ngoại trưởng Philippines Alan Cayetano ngày 26.7 nhấn mạnh khả năng thăm dò chung nói trên “sẽ không phải là hành động đơn phương từ Philippines” vì Tổng thống Rodrigo Duterte muốn có hòa bình và ổn định ở khu vực, theo tờ The Straits Times.

“Sẽ có tham vấn với cả khối ASEAN vì chúng tôi muốn giữ ổn định ở khu vực”, ông Cayetano khẳng định, đồng thời cho biết thêm Manila và Bắc Kinh vẫn đang bàn về các nguyên tắc và khuôn khổ của một thỏa thuận thăm dò dầu khí chung trong vùng tranh chấp ở Biển Đông.

Hôm 24.7, Tổng thống Duterte tuyên bố Philippines và Trung Quốc sẽ tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông và hai bên đã sẵn sàng bắt đầu việc này, nhưng chưa ấn định ngày cụ thể.

Sau đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định ủng hộ hoạt động này và cảnh báo bất kỳ bên nào có hành động đơn phương trong vùng tranh chấp ở Biển Đông “có thể dẫn đến căng thẳng”. Hồi tháng 5, Tổng thống Duterte tiết lộ rằng trong cuộc họp kín ở Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh báo sẽ có chiến tranh nếu Manila tiến hành hoạt động thăm dò ở vùng tranh chấp. (Thanhnien)
------------------------

Ân xá cho trốn thuế, Indonesia đưa về được 360 tỉ USD

Chính quyền Indonesia tin rằng nhiều người dân giàu có của nước này đang giấu hàng chục tỉ USD ở nước ngoài và đang bắt tay truy lùng số tiền này.

nong dan indonesia dung may thu hoach la che gan khu vuc nui kerinci ngay 25-7 - anh: reuters

Nông dân Indonesia dùng máy thu hoạch lá chè gần khu vực núi Kerinci ngày 25-7 - Ảnh: REUTERS

Theo hãng tin Bloomberg, các đảng phái chính trị ở Indonesia đã nhất trí trình lên Quốc hội dự luật chống trốn thuế, qua đó trao quyền cho chính phủ tiếp cận dữ liệu tài chính của công dân Indonesia nắm giữ bởi các quốc gia khác.

Hiện tại, Indonesia đang áp dụng một quy định khẩn cấp về chống trốn thuế thay cho luật, gọi là Perpu. 

Chính quyền Jakarta muốn biến quy định này thành luật chính thức tại phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội diễn ra hôm nay (27-7).

Theo nghị sĩ Johnny G. Plate, luật mới sẽ giúp thỏa mãn điều kiện để Indonesia tham gia Cơ chế trao đổi thông tin tự động (AEOI) của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Luật cũng sẽ dọn đường để nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đẩy mạnh truy thu thuế, thông qua khả năng tiếp cận tốt hơn các thông tin về tài sản của công dân Indonesia cất giữ ở nước ngoài, chẳng hạn như Singapore và Hong Kong (Trung Quốc).

Chương trình ân xá thuế Indonesia áp dụng từ năm 2016 đã làm “xuất đầu lộ diện” số tiền và tài sản trị giá hơn 360 tỉ USD (86 tỉ USD từ nước ngoài, số còn lại cất giấu trong nước), tuy nhiên Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati ước tính gần 14 tỉ USD thuế thu nhập khác có thể được thu hồi nếu Jakarta gia nhập AEOI.

Indonesia có tỉ lệ thu thuế rất thấp, thua cả Philippines và Campuchia, do đó thiếu hụt nghiêm trọng nguồn vốn để chi cho các dự án hạ tầng.

Chống thất thoát thuế là cuộc đấu đầy cân não không chỉ với Indonesia mà khắp toàn cầu.

Tháng trước, Liên minh châu Âu (EU) cho biết các đối tượng thực hiện hành vi tư vấn hoặc giúp đỡ cho những khách hàng giàu có, trong đó có các ngôi sao thể thao với thu nhập cao thực hiện hành vi trốn thuế sẽ đối mặt với việc nộp những khoản tiền phạt rất nặng. 

Dự luật công bố ngày 21-6 được đưa ra sau một loạt các vụ bê bối như "Hồ sơ Panama" và những vụ rò rỉ về việc các ngôi bóng đá trốn thuế, đã hé lộ ra ánh sáng những đối tượng có hành động giúp đỡ một số cá nhân giàu có nhất thế giới thực hiện hành vi trốn thuế. 

Ủy viên châu Âu phụ trách kinh tế Pierre Moscovici tuyên bố có những cá nhân, doanh nghiệp hay những thể chế khác nhận các khoản tiền lót tay lớn để cung ứng dịch vụ giúp một số người có mức thu nhập rất cao trốn tránh việc nộp thuế.

Đó có thể là những nhà tư vấn về thuế, tư vấn tài chính, kế toán viên, luật sư hay người đại diện của các vận động viên thể thao đỉnh cao. 

Trong khuôn khổ kế hoạch của EU, tất cả các chế độ thuế xuyên quốc gia khi nhận thấy nguy cơ gây ra thất thoát tài chính cho ngân sách các quốc gia cần phải được cảnh báo trước một cách tự động tới nhà chức trách.

Các quốc gia thành viên EU sẽ thực hiện trao đổi tự động các thông tin dựa trên một cơ sở dữ liệu trung tâm giúp cung cấp thông tin cảnh báo cho các đối tác châu Âu. (Tuoitre)
---------------------------------

Lệnh trừng phạt của Mỹ làm kinh tế Nga thiệt hại đến mức nào?

Sau thời gian chịu lệnh trừng phạt, kinh tế Nga chật vật với giá dầu giảm, lạm phát cao và một đồng tiền xuống giá khiến vốn thoái khỏi đất nước.

Theo CNBC, Quốc hội Mỹ vừa tiến thêm một bước để tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với kinh tế Nga hôm 25.7. Cụ thể, để đáp trả sự can thiệp của Moscow vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, Hạ viện bỏ phiếu áp đảo ủng hộ việc thắt chặt các biện pháp trừng phạt kinh tế vốn được áp đặt lên Nga từ năm 2014.

Biện pháp trừng phạt hạn chế giao dịch và đóng băng tài sản với một số doanh nghiệp và cá nhân Nga, hạn chế giao dịch tài chính với các hãng Nga và cấm một số mặt hàng xuất khẩu được dùng trong hoạt động thăm dò dầu khí hoặc có thể được dùng trong lĩnh vực quân sự.

Các biện pháp trừng phạt được đưa ra năm 2014 của Mỹ kết hợp với nhiều biện pháp của Liên minh châu Âu (EU) nhằm hạn chế hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, năng lượng và quốc phòng của Nga.

Hiện tại, kinh tế Nga vẫn chịu nhiều ảnh hưởng lớn từ các biện pháp trừng phạt, đặc biệt là trong bối cảnh lệnh trừng phạt đến cùng với đợt lao dốc giá dầu thế giới. Doanh thu dầu thô của Nga hạ đến 60%, theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ năm 2017. Rúp Nga vì thế cũng lao dốc, đẩy giá cả hàng tiêu dùng tăng vọt.

Kinh tế Nga cũng chịu tổn thương bởi đợt vốn thoái vì nhiều người Nga chuyển tiền ra nước ngoài và đổi đồng rúp Nga để lấy euro cùng đô la Mỹ nhằm bảo vệ tài sản.

Ngược lại, lệnh trừng phạt Nga ít tác động đến hoạt động của doanh nghiệp Mỹ vì Nga chỉ chiếm 1% xuất khẩu Mỹ. Chỉ sáu tiểu bang Mỹ xem Nga là thị trường quan trọng cho hàng hóa và dịch vụ. Washington, bang phụ thuộc nhất vào Nga, chuyển gần 1% kim ngạch xuất khẩu đến Nga, chủ yếu là máy móc và hàng nông sản. Con số này chỉ bằng một nửa kim ngạch xuất khẩu đến Nga trước khi lệnh trừng phạt có hiệu lực từ năm 2014.

Các quốc châu Âu, những nước xuất khẩu nhiều hơn đến Nga, cũng áp đặt lệnh trừng phạt lên nước này. Dù vậy, khi một số nước phụ thuộc nhiều hơn vào việc là đối tác thương mại của Nga, EU đang theo dõi sát biện pháp trừng phạt mới nhất của Mỹ. Biện pháp được Mỹ thiết kế sẽ bao gồm khoản phạt nhiều hãng châu Âu giúp Nga xây dựng đường ống xuất khẩu năng lượng. Mục này nếu được áp dụng sẽ tác động đến nhiều doanh nghiệp châu Âu tham gia vào dự án Nord Stream 2 trị giá 11 tỉ USD, vận chuyển khí tự nhiên Nga qua vùng Baltic.
-------------------------------

Nhập khẩu thép chữ H Trung Quốc sẽ tăng vì ngưng áp thuế?

Từ ngày 3-8, thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép hình chữ H có xuất xứ Trung Quốc sẽ hết hiệu lực. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp có thể tăng nhập khẩu trở lại mặt hàng này.

Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), thuế chống bán phá giá tạm thời từ mức 21,18 - 36,33% dành cho thép chữ H xuất khẩu từ Trung Quốc vào VN sẽ hết hiệu lực vào ngày 3-8 tới.

Trong khi đó, các bước điều tra cuối cùng để Bộ Công thương có ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng nói trên hay không dự kiến sẽ hoàn tất trong tháng 8-2017.

Trước đó, khi ban hành mức thuế chống bán phá giá tạm thời trong vòng 120 ngày (tính từ ngày 5-4-2017), cơ quan điều tra của VN đã xác định mặt hàng thép hình chữ H xuất xứ từ Trung Quốc có hiện tượng bán phá vào thị trường VN, gây ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước.(Tuoitre)

Trở về

Bài cùng chuyên mục