tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 28-06-2017

  • Cập nhật : 28/06/2017

TPHCM: Vingroup sẽ nghiên cứu chỉnh trang đô thị bờ Nam Kênh Đôi

vingroup se nghien cuu chinh trang do thi bo nam kenh doi

Vingroup sẽ nghiên cứu chỉnh trang đô thị bờ Nam Kênh Đôi

Vingroup sẽ thuê nước ngoài để nghiên cứu điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị khu dân cư phường 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7.

Văn phòng Ủy ban nhân dân TPHCM cho biết, để triển khai thực hiện dự án chỉnh trang đô thị bờ Nam Kênh Đôi và sớm thực hiện chỉnh trang đô thị, di dời và tái định cư các hộ dân sống trên và ven kênh rạch trên địa bàn quận 8, UBND Thành phố đã chấp thuận cho Tập đoàn Vingroup - CTCP (mã VIC) thuê tư vấn nước ngoài để nghiên cứu điều chỉnh cục bộ 8 đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 khu dân cư các phường 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7.

UBND Thành phố cũng yêu cầu đơn vị ước tính lưu lượng giao thông tại khu vực này và tỷ lệ các phương tiện giao thông trong tương lai của tuyến đường Phạm Thế Hiển, tuyến đường dọc Kênh Đôi, để xác định quy hoạch lộ giới của các tuyến đường này. Đồng thời, đề xuất thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan dọc Kênh Đôi và quy hoạch tuyến giao thông thủy trong nội dung lập quy hoạch này.

Trước đó, có 5 nhà đầu xin thực hiện dự án này, trong đó có hai nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính để triển khai dự án là Vingroup và HFIC.

TPHCM đang tập trung thực hiện chương trình di dời hơn 20.000 căn nhà nằm trên và ven kênh rạch tại các quận, huyện nhằm chỉnh trang và phát triển đô thị thành phố từ nay đến năm 2020.

Theo UBND quận 8, chỉ tính riêng kênh Đôi, phía bờ Nam có hơn 5.000 căn nhà với gần 26.000 nhân khẩu (thuộc các phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7), bờ Bắc có gần 1.000 hộ (thuộc các phường 8, 9, 10, 12, 14). 

Qua khảo sát bước đầu, trong tổng số căn nhà phía bờ Nam kênh Đôi, có 2.463 trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 2.104 trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhiều nhà xây hẳn trên kênh.

Dự kiến dự án sẽ được thực hiện theo hình thức PPP và ước tính cần 13.000 tỷ đồng để thực hiện việc di dời 5.000 hộ sống ven và trên kênh rạch tại bờ Nam quận 8.(NCĐT)
----------------------------------------

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 30% trong 6 tháng

dong bac a van la thi truong lon nhat cua du lich viet nam khi chiem 58,5% tong so khach quoc te.

Đông Bắc Á vẫn là thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam khi chiếm 58,5% tổng số khách quốc tế.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong tháng Sáu, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 949 nghìn lượt, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2016. Tính trong sáu tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 6,2 triệu lượt, tăng 30,2%.

Trong đó, lượng khách đến bằng đường hàng không đạt 5,2 triệu lượt, tăng 33%; khách đến bằng đường biển đạt hơn 170 nghìn lượt, tăng 26%; khách đến bằng đường bộ đạt 823 nghìn lượt, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, lượng khách từ hầu hết các thị trường đều tăng, tiếp tục dẫn đầu là thị trường Trung Quốc (tăng 56,7%), tiếp đó Nga (53,4%), Hàn Quốc (43,9%), Campuchia (35,5%).

Các thị trường khác có mức tăng cao là Hồng Kông (29,9%), Tây Ban Nha (28,6%), Philippines (24,3%), Đài Loan (22,9%), Lào (22,4%), New Zealand (19%), Úc (10%). Riêng khách từ các thị trường châu Phi tuy chưa nhiều nhưng đã tăng đáng kể (27%) so với cùng kỳ năm 2016.

Xét về thị phần, Đông Bắc Á vẫn là thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam khi chiếm 58,5% tổng số khách quốc tế. Trong đó khách đến từ Trung Quốc đạt 1,887 triệu lượt, từ Hàn Quốc đạt 1,066 triệu lượt, từ Nhật Bản đạt 379 nghìn lượt lượt, Đài Loan đạt 298 nghìn lượt. 

Thị trường Đông Nam Á chiếm 12,9%; châu Âu chiếm 15,8%, trong đó các thị trường Tây Âu được miễn thị thực tiếp tục tăng trưởng tốt; châu Mỹ chiếm khoảng 7%.

Ước tính lượng khách nội địa trong 6 tháng đầu năm đạt 40,7 triệu lượt, trong đó có 19,2 triệu lượt khách lưu trú. Tổng thu từ du lịch ước đạt 254.700 tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2016.(NCĐT)
-------------------------

Him Lam đã thoái hết vốn khỏi LienVietPostBank

him lam da chuyen nhuong het 96.770.800 co phan lienvietpostbank, tuong duong 14,98% von.

Him Lam đã chuyển nhượng hết 96.770.800 cổ phần LienVietPostBank, tương đương 14,98% vốn.

Công ty cổ phần Him Lam thông báo đã thoái toàn bộ vốn khỏi Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank).

Cụ thể, Him Lam đã chuyển nhượng hết 96.770.800 cổ phần LienVietPostBank, tương đương 14,98% vốn. Với việc bán hết cổ phần, Him Lam không còn là cổ đông lớn của ngân hàng này từ ngày 23/6.

Hiện phía ngân hàng chưa công bố bên nhận chuyển nhượng số cổ phần này. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhân sự cấp cao ở LienVietPostBank liên tiếp đăng ký mua cổ phần với lượng giao dịch lớn.

Him Lam là doanh nghiệp do ông Dương Công Minh, nguyên Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank sở hữu 99% vốn. Ông Minh mới đây đã thôi nắm chức Chủ tịch, đồng thời LienVietPostBank bầu ông Nguyễn Đức Hưởng thay ông Minh giữ chức vụ này. Ông Minh và ông Hưởng đều là những người gắn bó với LienVietPostBank từ giai đoạn thành lập trù bị vào năm 2007.(NCĐT)
--------------------------

6 tháng, gần 20 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào Việt Nam

uoc tinh cac du an dau tu truc tiep nuoc ngoai giai ngan duoc 7,72 ty usd, tang 6,5% so voi cung ky nam 2016.

Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân được 7,72 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016. 

Tính đến ngày 20/6/2017, có 1.183 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 11,83 tỷ USD, tăng 57,9% so với cùng kỳ năm 2016. Có 549 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 5,14 tỷ USD, tăng 35,8%.

Ngoài ra, cũng có 2.501 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 2,24 tỷ USD, tăng 97,6% so với cùng kỳ 2016.

Như vậy, ước tính các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký rót 7,09 tỷ USD vào Việt Nam chỉ tính riêng trong tháng 6.

Dù vốn đầu tư đăng ký tăng mạnh, song ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân được 7,72 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 9,48 tỷ USD, chiếm 49,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. 

Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,25 tỷ USD, đứng thứ ba là lĩnh vực khai khoáng với 1,28 tỷ USD.

Theo đối tác, có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 5,08 tỷ USD, chiếm 26,45% tổng vốn đầu tư. 

Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,95 tỷ USD, chiếm 25,79% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó, Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,48 tỷ USD, chiếm 18,1%.

Thanh Hóa, Bắc Ninh là hai địa phương thu hút nhiều vốn nước ngoài nhất với tổng vốn đăng ký lần lượt là 3,06 tỷ USD và 2,85 tỷ USD, chiếm 15,9% và 14,83% tổng vốn vào Việt Nam.Nam Định đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 2,19 tỷ USD.

Khu vực đầu tư nước ngoài hiện đang chiếm 71% kim ngạch xuất khẩu và 60% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Tính chung trong 6 tháng năm 2017, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 10,22 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 8,66 tỷ USD không kể dầu thô.(NCĐT)

Trở về

Bài cùng chuyên mục