tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 28-06-2016

  • Cập nhật : 28/06/2016

Sau Brexit, kinh tế Anh sẽ rơi vào suy thoái năm 2017

Trong báo cáo mới nhất của Goldman Sachs, kinh tế Anh sẽ rơi vào suy thoái đầu năm 2017 sau cuộc bỏ phiếu rời Liên minh Châu Âu (EU) vừa qua.

Sau Brexit, kinh tế Anh sẽ rơi vào suy thoái năm 2017

Ngân hàng Goldman Sachs cũng hạ mức đự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu thêm 0,1 điểm phần trăm xuống 3,1% cho năm 2016.

Bên cạnh đó, GDP của Anh sẽ bị thiệt hại khoảng 2,75 điểm phần trăm trong 18 tháng tới do những biến động về thương mại sau chiến thắng của Brexit.

Goldman Sachs cũng hạ mức dự báo tăng trưởng năm nay của Anh xuống 1,5%, thấp hơn 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Đồng thời, ngân hàng này cũng hạ mức dự báo tăng trưởng năm 2017 của nước này xuống 0,2%, thấp hơn 1,8% so với dự báo trước.

Cụ thể, Goldman Sachs cho răng giao dịch thương mại tại Anh sẽ yếu đi, đặc biệt là trong những ngành dịch vụ kỹ thuật cao như tài chính ngân hàng sang thị trường EU.

Hơn nữa, những biến động và tương lai mờ mịt trong dài hạn của Anh sẽ khiến tăng trưởng ngắn hạn của nước này chịu ảnh hưởng nặng do các nhà đầu tư tạm dừng rót vốn để chờ đợi những tín hiệu an toàn hơn.

Ngoài ra, nhu cầu nội địa tại Anh sẽ chịu ảnh hưởng, đặc biệt là đối với hàng nhập khẩu do đồng Bảng mất giá mạnh. Thêm vào đó, khả năng phá giá đồng tiền cũng như sự rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài có thể buộc chính quyền Luân Đôn thắt chặt thị trường tiền tệ nhằm giảm bớt rủi ro.

Theo báo cáo của Goldman, GDP của khu vực Eurozone sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm xuống 1,25% trong vòng 2 năm tới. Trong khi đó, dự báo tăng trưởng nửa cuối năm 2016 của Mỹ cũng bị hạ từ 2,25% của dự báo trước xuống 2%.

Đối với các ngân hàng trung ương, Goldman nhận định Brexit sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) loại bỏ khả năng nâng lãi suất vào tháng 7 tới đây.

Dự báo của Goldman Sachs cũng cho thấy nhiều khả năng Ngân hàng trung ương Anh (BOE) sẽ cắt giảm 25 điểm phần trăm lãi suất xuống 0,25%, đồng thời nới lỏng chính sách tín dụng nhằm kích thích đầu tư. Trong khi đó, ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) được dự đoán sẽ tiếp tục hạ lãi suất nhằm đối phó ảnh hưởng của Brexit đối với tỷ giá đồng Yên.


Nhà cái Anh kiếm trăm triệu USD nhờ Brexit

Cuộc trưng cầu dân ý cuối tuần trước là sự kiện lịch sử với Anh và châu Âu, nhưng cũng là cơ hội lớn với các tay cá cược.

Trên CNN, các nhà cái lớn tại Anh cho biết đây là sự kiện cá cược phi thể thao có quy mô lớn nhất đến nay, vượt cả công nương mang thai và tất cả cuộc bầu cử trước đó. "Ngành công nghiệp cá cược tổng cộng đã nhận 150 triệu bảng tiền cược", đại diện hãng Paddy Power Betfair cho biết. Con số này tương đương hơn 200 triệu USD.Luật chơi rất đơn giản, khách hàng chỉ việc chọn Anh sẽ bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (EU) hay ở lại. Paddy Power Betfair cho biết người chiến thắng lớn nhất của họ nhận được 99.000 bảng với số tiền cược 18.000 bảng.

nguoi anh da dat cuoc theo du bao ket qua trung cau dan y la "o lai". anh: nyt

Người Anh đã đặt cược theo dự báo kết quả trưng cầu dân ý là "ở lại". Ảnh: NYT

Tỷ lệ trả thưởng cho thấy đa phần người chơi dự báo người Anh sẽ chọn ở lại EU. Vì thế, bất kỳ ai đặt cửa "ra đi" sẽ nhận được khoản trả thưởng lớn. Và kết quả là người Anh chọn ra đi thật.

Nhà cái William Hill cho biết khoản cược lớn nhất họ nhận được là 100.000 USD. Và người phụ nữ này đã mất trắng, vì chọn cửa "ở lại". Dù vậy, đại diện của William Hill cho biết khách hàng này sau đó đã nói với họ: "Thực ra tôi còn buồn vì kết quả hơn là khoản tiền đã mất".

Anh được biết đến là quốc gia có thị trường cá cược thể thao rất sôi động, với hàng triệu bảng đổ vào các trận bóng và đua ngựa. Tuy nhiên, các hãng cá cược tại đây đang tăng cường mở rộng sang các mảng phi thể thao. Và hiện tại, chủ đề mới nhất của họ là ai sẽ là Thủ tướng tiếp theo tại Anh.


Bao giờ nước mắm Phú Quốc thôi dán mác 'made in Thailand'

Dẫn lại tình trạng nhầm lẫn khi người dân Mỹ mua nước mắm thương hiệu Phú Quốc nhưng lại dán mác "made in Thailand", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải chuẩn hóa thương hiệu Việt Nam "đích thực"cho hàng hóa trước khi xuất ngoại.

Yêu cầu này được Thủ tướng đặt ra với lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tại diễn đàn “Vì Đồng bằng sông Cửu Long thịnh vượng và thích ứng khí hậu” tổ chức ngày 27/6.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, không chỉ được nhắc tới là vựa lúa lớn nhất nhì cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn là vùng đất hội tụ của nhiều loại nông sản, đặc sản trái cây có tiếng.“Phải xây dựng các loại nông sản của Đồng bằng sông Cửu Long như bưởi da xanh Bến Tre, quýt hồng Lai Vung (Đồng Tháp), xoài cát Hòa Lộc (Đồng Tháp)… thành thương hiệu trái cây cao cấp, hiện diện trong hệ thống bán lẻ ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU… và phải mang thương hiệu Việt Nam đích thực, chứ tuyệt đối không thể vô danh, bị lạm dụng, đóng dưới nhãn mác của các nhà phân phối trung gian”, Thủ tướng quả quyết.

nong san, trai cay viet truoc khi xuat ngoai phai duoc chuan hoa ve thuong hieu.

Nông sản, trái cây Việt trước khi xuất ngoại phải được chuẩn hóa về thương hiệu.

Ông cũng lưu ý, cần tránh tình trạng ở Mỹ mọi người mua nước mắm thương hiệu Phú Quốc của Việt Nam nhưng do Thái Lan sản xuất, hoặc các nước nhập giống cây của Thái về trồng, trong khi ta hoàn toàn có thể làm được hoặc làm tốt hơn. “Thực hiện được tầm nhìn này coi như chúng ta đã hoàn thành được một trong những sứ mệnh khó khăn nhất của sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp”, Thủ tướng nói.

Không chỉ nhắc nhở Đồng bằng sông Cửu Long phải làm mới cách xây dựng thương hiệu cho mặt hàng nông sản xuất khẩu, người đứng đầu Chính phủ cũng nhìn nhận, sự sụt giảm sản lượng nông nghiệp ở vùng này sẽ tác động rõ nét đến giá lương thực, làm suy yếu an ninh lương thực của toàn cầu, do đây là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, chiếm 90% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, một phần năm lượng gạo thương mại toàn cầu. Ông cho rằng, Đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi, được Nhà nước quan tâm hỗ trợ, nhưng kết quả đạt được chưa xứng với tiềm năng, đời sống người nông dân còn nhiều khó khăn.

Nguyên nhân được Thủ tướng chỉ ra là do thiếu sự liên kết một cách hiệu quả giữa các tỉnh. “Có tình trạng tỉnh nào biết tỉnh đó, thiếu kế hoạch liên kết vùng để hỗ trợ nhau cùng phát triển”, ông nói.

Thứ hai là việc kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp gặp khó khăn vì thiếu các điều kiện như xa nguồn năng lượng, suất đầu tư xây dựng lớn do xa nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Các nhà đầu tư chủ yếu khai thác nhân công giá rẻ và hưởng các ưu đãi.

Thứ ba là chưa có chiến lược phát triển công nghiệp phù hợp, tương xứng với thế mạnh của vùng. Ngành chế biến thủy hải sản tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn thiếu những cách làm mới, hiện đại, sáng tạo; chưa biết cách tối ưu hóa chuỗi sản xuất.

Thứ tư, chất lượng và số lượng thủy hải sản không ổn định, hàm lượng khoa học công nghệ thấp, tư duy thị trường còn manh mún, nên sản phẩm chưa đủ đa dạng đáp ứng các nhu cầu cao cấp của thị trường để qua đó xác lập uy tín, thương hiệu quốc tế của sản phẩm.

Thứ năm, là vựa lúa cả nước nhưng chưa tạo dựng được thương hiệu, uy tín, giá trị gia tăng vẫn thấp, nên giá trị xuất khẩu không cao.

Vì lẽ đó, để thương hiệu trái cây của Đồng bằng sông Cửu Long phát triển hơn nữa, Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và các tỉnh phối hợp cùng các cơ quan chức năng của Chính phủ tập trung chỉ đạo xây dựng liên kết vùng, tạo nên chuỗi liên kết về sản xuất và dịch vụ. Đồng thời, chú trọng thương hiệu sản phẩm, lấy chất lượng và giá trị gia tăng làm cốt lõi, thay vì chạy theo số lượng; ưu tiên phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp gắn với đối phó biến đổi khí hậu bằng giải pháp công trình và phi công trình.


Brexit ảnh hưởng ra sao tới kinh tế châu Á

Cuộc "ly dị" giữa Anh và EU được đánh giá chỉ có tác động lên châu Á trong trung hạn, do quan hệ kinh tế giữa hai bên không quá mật thiết.

Trong trung hạn, việc người Anh bỏ phiếu chọn rời Liên minh châu Âu (EU) sẽ ảnh hưởng lên các thị trường tài chính và tiền tệ. Như cuối tuần trước, bảng Anh có lúc mất giá hơn 10%, yen Nhật tăng vọt, còn tiền tệ các thị trường mới nổi yếu đi đáng kể khi nhà đầu tư rút khỏi các tài sản rủi ro.

Đến sáng nay, bảng Anh tiếp tục mất 2% so với USD. Còn giá vàng dù đã bình ổn cuối ngày 24/6, thì mở cửa phiên đầu tuần lại tăng thêm 17 USD một ounce.

Tuy nhiên, về dài hạn, các nhà hoạch định chính sách tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ đều khẳng định việc này không mấy ảnh hưởng lên nền kinh tế nước mình. Nhiều người cho rằng đây chỉ là động thái trấn an nhà đầu tư và giữ thị trường bình ổn. Tuy nhiên, BBC cho rằng những tuyên bố này là có cơ sở. Việc Anh rời EU không thể tác động dài hạn trực tiếp lên các nền kinh tế châu Á.Wellian Wiranto tại OCBC Bank (Singapore) giải thích: "Nếu tính theo phần trăm GDP, xuất khẩu sang Anh của các nền kinh tế như Hong Kong (Trung Quốc) hay Việt Nam chỉ tương đương khoảng 2-3%. Với hầu hết các nước còn lại, như Indonesia hay Malaysia, tỷ lệ này thậm chí còn thấp hơn (0,2-1%)".

toyota la mot trong nhung doanh nghiep se chiu anh huong lon khi anh roi chau au. anh: afp

Toyota là một trong những doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng lớn khi Anh rời châu Âu. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, doanh nghiệp tại một số nền kinh tế lớn của châu Á sẽ chịu thiệt hại. Các công ty Nhật Bản hiện có khoảng 140.000 nhân viên tại Anh và đã đầu tư 59 tỷ USD vào đây. Các hãng ôtô lớn nước này, như Toyota đã tuyên bố nếu Anh chọn ra đi, xe hơi sản xuất tại Anh bán sang EU sẽ bị áp thuế 10%.

90% xe hơi của Toyota sản xuất tại Anh được đem đi xuất khẩu. Và ba phần tư số xe xuất đi đó là sang EU.

Các công ty châu Á mở cơ sở tại Anh để có cửa ngõ vào EU cũng sẽ phải nghĩ lại sau sự kiện này. Đại gia điện tử Nhật Bản - Hitachi từng cho biết sẽ cân nhắc lại việc sản xuất tại Anh trong trường hợp Anh rời EU.

Còn với Ấn Độ, ảnh hưởng sẽ chủ yếu rơi vào các hãng công nghệ. Tổng cộng, thị trường Anh và EU chiếm hơn 25% xuất khẩu IT của nước này, trị giá khoảng 30 tỷ USD.

Tata Group - một trong những doanh nghiệp nổi tiếng nhất Ấn Độ đã hoạt động tại Anh từ năm 1907. Trong một thông báo cuối tuần trước, họ cho biết hiện có 19 công ty tại Anh, với nhiều mảng kinh doanh khác nhau. Tata khẳng định "khả năng tiếp cận nhiều thị trường và lực lượng lao động tay nghề cao sẽ vẫn là những yếu tố quan trọng cần cân nhắc".

Chắc chắn các lãnh đạo doanh nghiệp tại châu Á đang theo dõi sát quá trình Anh rời EU. Vì nếu các nền kinh tế châu Âu chịu ảnh hưởng, họ cũng sẽ khó thoát.(VNEX)


Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng 34,3% trong 5 tháng đầu năm.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), 5 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 1,1 tỷ USD. Trong đó, tôm sang Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc có mức tăng trưởng tốt. Đáng chú ý, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Hong Kong tăng mạnh nhất 34,3%; tiếp đó là Mỹ với 17,4%. Ở chiều ngược lại, tôm sang Nhật Bản, Australia, Canada, ASEAN, Đài Loan và Thụy Sỹ sụt giảm 22-31,6%.

Hiện, giá tôm thế giới có xu hướng nhích lên do thị trường tiền tệ bớt biến động. Nhu cầu từ các thị trường chính tăng nhờ cung-cầu tại các thị trường này ổn định hơn. Tôm chân trắng chiếm tỷ trọng cao nhất với 57,8%, tôm sú đứng thứ hai với 33,7% và tôm biển xếp thứ ba với 8,5%. So với 5 tháng đầu năm 2015, tỷ trọng tôm chân trắng và tôm sú tăng nhẹ, trong khi tôm biển giảm.

Trong số các thị trường tiêu thụ chính tôm Việt Nam, Mỹ tiếp tục dẫn đầu, chiếm 22,6% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam. EU đứng thứ hai với 18,9%; tiếp đó là Nhật Bản và Trung Quốc lần lượt chiếm 17% và 16,6%.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-06-2016

    Tổng cục trưởng GSO: Về dài hạn Brexit sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam
    Ngân hàng nhà nước tiếp tục giảm giá tiền đồng
    Nhiều ngân hàng rục rịch dời một phần khỏi Anh
    Chuyên gia nhận định:Vàng sẽ tăng nhưng có giới hạn
    Hàn-Trung-Nhật bắt đầu vòng đàm phán thứ 10 về thỏa thuận FTA

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-06-2016

    Hàn Quốc và Nhật Bản rót gần 90 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam
    Xuất khẩu gạo giảm 5,9%
    Tăng trưởng GDP có dấu hiệu chững lại
    Anh bị hạ xếp hạng tín nhiệm
    Tín dụng cả nước 6 tháng tăng 6,2%

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-06-2016

    Vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, đạt trên 11 tỷ USD
    NHNN có thể phải tính toán lại mức tỷ giá trung tâm để đảm bảo cạnh tranh hàng xuất khẩu
    90% doanh nghiệp lạc quan về kinh doanh nửa cuối 2016
    Kiều hối chuyển hướng chảy mạnh vào sản xuất kinh doanh
    Hàn Quốc dẫn đầu các quốc gia rót vốn FDI vào Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-06-2016

    Thủ lĩnh Brexit: Anh vẫn sẽ được tiếp cận thị trường chung của EU
    Trung Quốc lo ngại về các sản phẩm thép xuất khẩu bị áp thuế cao
    Đồng nhân dân tệ đang sụt giá kỷ lục do cú sốc Brexit
    Gạo Việt Nam chiếm thị phần lớn tại Trung Quốc
    Sữa Nhật nhập khẩu đạt tiêu chuẩn Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-06-2016

    Thị trường bán lẻ Sài Gòn chờ đợi phép thử mới
    Thủ tướng Trung Quốc khẳng định nền kinh tế sẽ không hạ cánh cứng
    Bộ trưởng Tài chính Anh: Kinh tế Anh đủ mạnh để đứng vững
    Niềm tin người tiêu dùng “chìm” trong tháng 6

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-06-2016

    Anh rời EU ảnh hưởng đến bán lẻ trực tuyến Bắc Mỹ
    Hậu Brexit, chứng khoán Việt vẫn đà rớt điểm 
    Cần tính lại các chính sách thuế, phí đối với than
    Thị trường bất động sản TP.HCM: Hé lộ những bất ổn
    Xuất khẩu trái cây vào Mỹ, Nhật... tăng trên 80%

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-06-2016

    Bất động sản giải trí Đà Nẵng hút giới đầu tư
    Đổi ngoại tệ thành VND ngay tại ATM của VietinBank
    Goldman Sachs: Anh có rơi vào suy thoái vì Brexit
    Hàn Quốc cần cải cách cơ cấu dựa vào hỗ trợ bởi chính sách tài chính và tiền tệ
    Kế hoạch điện gió ngoài khơi của Trung Quốc chậm trễ, mục tiêu 2020 bị đe dọa

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-06-2016

    Vàng tiếp tục tăng nhẹ khi dư âm “cú sốc” Brexit chưa tan
    Hậu Brexit: Nên tránh xa công ty năng lượng và trái phiếu
    Tỷ giá trung tâm bật tăng mạnh ngay phiên đầu tuần
    Thị trường chứng khoán: âm thầm tăng
    Nhật Bản sẽ đơn phương can thiệp thị trường tiền tệ thời hậu Brexit

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-06-2016

    Xuất khẩu nông sản Việt sẽ gặp khó
    Anh rời khỏi EU: Tin buồn cho cả ngành công nghệ?
    Trung Quốc là kẻ thắng lớn khi Brexit?
    Thương nhân nước ngoài săn tìm gạo Việt

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-06-2016

    VCBS: Ngân hàng Nhà nước không còn dư địa để giữ ổn định tỷ giá
    Bất động sản Anh nguy cơ giảm tốc vì Brexit
    Trong ngắn hạn, tỷ giá USD/VND sẽ phản ánh Brexit thế nào?
    Brexit: Lửa thử vàng