Thứ trưởng Bộ KHĐT: “Các dự án BOT đang rất 'tù mù', thiếu công khai”; Nợ thuế của Hà Nội nhiều hơn 47 địa phương khác cộng lại; 90% người lao động không muốn kéo dài tuổi nghỉ hưu; Mỹ trừng phạt một loạt công ty và cá nhân Nga, Trung Quốc

EQT là một quỹ đầu tư với số vốn khoảng 37 tỷ EUR và có danh mục đầu tư trải dài khắp Châu Âu, Châu Á và Mỹ.Nguồn ảnh: wp.com
Theo DealStreet Asia đưa tin, quỹ đầu tư tư nhân EQT Capital Partners (Thụy Điển) đã đầu tư một khoản tiền không tiết lộ vào tập đoàn sở hữu Công ty đào tạo Anh ngữ ILA Việt Nam (ILA Việt Nam). Hồi năm ngoái, ILA đã được đưa ra chào bán với cái giá được cho là khoảng 150 triệu USD.
ILA Việt Nam hiện là công ty hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh (ELT) ở Việt Nam, có hơn 20.000 học viên trên khắp Việt Nam, cũng như cung cấp các dịch vụ tư vấn du học, đào tạo giáo viên và đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp. Cuối năm ngoái, cổ đông chính của ILA là HPEF Capital (tên cũ là Headland Capital Partners) đã cùng với các cổ đông khác mời bên ngoài góp vốn vào ILA Việt Nam. Theo một nguồn tin của Nhịp Cầu Đầu Tư vào thời điểm đó, doanh thu EBITDA của ILA khi ấy là khoảng 10 triệu USD.
"Chiến lược của chúng tôi là nhằm hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển liên tục của công ty (ILA), nhằm giúp công ty vượt lên phía trước các đối thủ cùng ngành, thông qua việc cải tiến sản phẩm giáo dục, trải nghiệm và môi trường học tập, và mở rộng mạng lưới, bằng cách tận dụng kinh nghiệm và mạng lưới của EQT trên toàn cầu", EQT nói trong tuyên bố hồi đầu tháng này.
EQT là một công ty đầu tư với số vốn khoảng 37 tỷ euro và có các công ty đầu tư danh mục ở Châu Âu, Châu Á và Mỹ. Được biết, EQT đã thực hiện đầu tư vào ILA thông qua quỹ con EQT Mid Market.
Theo chiến lược đầu tư đăng trên website của EQT Mid Market, một khoản đầu tư của công ty thường dao động ở mức 40-70 triệu euro tại Bắc Âu, và từ 40-100 triệu euro tại Trung Quốc và Đông Nam Á.
Như vậy, giá trị đầu tư của EQT vào ILA nhiều khả năng là từ 40 triệu euro trở lên.
Johan Bygge, chủ tịch của EQT Châu Á Thái Bình Dương, nói: "Kinh nghiệm, kiến thức và mạng lưới rộng lớn của EQT trong lĩnh vực giáo dục trên toàn cầu sẽ hỗ trợ rất nhiều cho ILA”.
Theo ông Tak Wai Chung, lãnh đạo của EQT Partners và là nhà tư vấn cho EQT Mid Market, sau này sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng tầm phủ sóng của ILA trên khắp Việt Nam.(NCĐT)
---------------------------
Gã khổng lồ công nghệ đang muốn tăng gấp đôi doanh thu vào năm 2020 từ kinh doanh dịch vụ.Nguồn ảnh: miamidespierta.com
Theo những nguồn tin của Bloomberg, tập đoàn công nghệ Apple dự định chi khoảng 1 tỷ USD để đầu tư sản xuất nội dung riêng trong 12 tháng tới, nhằm tăng cường nỗ lực cạnh tranh với Amazon và Netflix trong mảng video trực tuyến.
Apple đã thành lập một nhóm mới ở Los Angeles, được dẫn dắt bởi các cựu lãnh đạo của Sony là Jamie Erlicht và Zack Van Amburg. Nhóm này sẽ sản xuất cũng như mua lại các chương trình truyền hình và phim cho Apple Music và các dịch vụ video trực tuyến trong tương lai, theo nguồn tin của Bloomberg. Phát ngôn viên của Apple đã từ chối bình luận.
Apple đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực video trong năm qua vì công ty đang muốn tăng gấp đôi doanh thu vào năm 2020 từ mảng kinh doanh dịch vụ, bao gồm các sản phẩm như Apple Music và App Store. Apple đã phát hành các chương trình truyền hình thực tế "Planet of the Apps" vào tháng 6 và "Carpool Karaoke" vào đầu tháng này. Nhà điều hành Jimmy Iovine nói với Bloomberg News vào tháng 4 rằng Apple sẽ có thể phát hành tới 10 chương trình tự sản xuất vào cuối năm nay.
Dù ngân sách mà Apple dự kiến chi tiêu ở mức khoảng 1 tỷ USD, thì con số này vẫn thấp hơn nhiều so với chi tiêu cho nội dung của Netflix và Amazon. Netflix cho biết sẽ chi 6 tỉ USD cho sản xuất chương trình trong năm nay, và các nhà phân tích của JPMorgan Chase & Co. ước tính mức đầu tư của Amazon sẽ đạt khoảng 4,5 tỷ USD.
Apple cũng đã thuê Matt Cherniss, cựu chủ tịch mạng lưới truyền hình cáp WGN America của Tribune Media, để phát triển dự án. Cherniss nằm dưới quyền Erlicht và Van Amburg, những người này sau đó sẽ báo cáo trực tiếp cho giám đốc mảng dịch vụ của Apple là Eddy Cue. Theo nguồn tin của Bloomberg, Apple vẫn đang tích cực tuyển người cho mảng dịch vụ này.(NCĐT)
----------------------------
Bảy nhà sản xuất nước giải khát lớn, gồm Coca-Cola và Pepsi, cam kết cắt giảm tỉ lệ đường trong sản phẩm nước ngọt có ga dành riêng cho thị trường Singapore trong ba năm tới.
Đến năm 2020, toàn bộ các sản phẩm nước ngọt của những hãng này sẽ có tỉ lệ đường không quá 12%, theo cam kết vừa ký với Bộ Y tế Singapore, Reuters ngày 22-8 đưa tin.
Ngoài hai “ông lớn” nói trên, năm hãng còn lại là F&N Foods, Malaysia Dairy Industries, Nestle, Pokka và Yeo Hiap Seng cũng có cam kết này.
Singapore là một trong những quốc gia châu Á đầu tiên theo gương các quốc gia phương Tây “tấn công” vào dòng sản phẩm nước ngọt bằng thuế và dán nhãn cảnh báo, để giảm thiểu các nguy cơ sức khỏe do thừa đường gây ra.
Các hãng nước giải khác toàn cầu cũng đã và đang nghiên cứu lại công thức để giảm lượng đường trong sản phẩm khi người tiêu dùng ngày càng lưu tâm đến sức khỏe hơn.
Ông Tony Del Rosario, Tổng giám đốc phụ trách thị trường Singapore, Malaysia, Brunei và Cambodia của Coca-Cola, cho biết ngoài cam kết không bán sản phẩm có tỉ lệ đường cao hơn 12%, hãng này cũng tự đặt mục tiêu giảm tỉ lệ trên xuống còn 10% cũng vào năm 2020.
Channel News Asia dẫn lời ông Del Rosario khẳng định tỉ lệ đường trung bình của nước ngọt do Coca-Cola sản xuất chỉ là 8,1%, theo một khảo sát năm 2015. Hãng đặt mục tiêu giảm con số này xuống 7,29% vào năm 2020.
Theo số liệu năm 2016 của hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor, trung bình mỗi người ở châu Á-Thái Bình Dương nạp vào cơ thể 6,08 gam đường mỗi ngày, riêng với Singapore là 11,99 gam.(Tuoitre)
-----------------------
Trong số gần 2.000 điều kiện kinh doanh được kiến nghị bãi bỏ, có đến hơn 1.300 điều kiện liên quan đến các quy định về năng lực sản xuất mà cơ quan này cho rằng không phù hợp.
Nội dung trên đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ tại phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật ngày 22-8.
Theo đó, có ít nhất tổng số 1.930 điều kiện kinh doanh được Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị bãi bỏ, nhằm mục tiêu là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Trong số đó, cơ quan này đã đề nghị bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần 302 điều kiện về tài chính.
Điều kiện kinh doanh phải theo tiêu chuẩn OECD
Đối với 85 điều kiện kinh doanh về địa điểm, 1.336 điều kiện về năng lực sản xuất 127 điều kiện về phương thức kinh doanh và 80 điều kiện về quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị bãi bỏ toàn bộ các quy định liên quan.
Ngoài ra, các điều kiện kinh doanh khác liên quan đến vấn đề nhân lực (trừ một số nghề thực sự đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm, ví dụ như nghề y, nghề kiểm toán) và một số các điều kiện có nội dung không phù hợp khác, Bộ này cũng kiến nghị bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc xây dựng các điều kiện kinh doanh phải trên cơ sở yêu cầu của thực tiễn và tham khảo tiêu chuẩn, thông lệ tốt của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Theo đó, việc thay đổi các điều kiện kinh doanh phải được thực hiện theo hướng:
Thứ nhất, thay các điều kiện có tính chất tiền kiểm, chi phí lớn bằng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn (an toàn cháy nổ, an toàn lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, v.v.).
Đồng thời ban hành các tài liệu hướng dẫn tuân thủ chi tiết, rõ ràng để giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước.
Thứ hai, chuyển phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Cụ thể, Nhà nước cho phép doanh nghiệp tự kiểm tra sản phẩm và công bố hợp chuẩn, hợp quy. Nhà nước thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên các sản phẩm, dịch vụ để đảm bảo tuân thủ pháp luật.
Thứ ba, triệt để áp dụng quản lý theo hướng quản lý dựa trên rủi ro để nâng cao hiệu quả và giảm chi phí.
Bên cạnh đó, Chính phủ xây dựng hệ thống thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm để có thông tin về tuân thủ pháp luật, thông tin truy xuất nguồn gốc theo chuỗi, cung cấp thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và sản phẩm để người tiêu dùng lựa chọn và tự bảo vệ mình.
Rừng điều kiện kinh doanh, rủi ro cho doanh nghiệp
Trước đó, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) và Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có báo cáo rà soát các điều kiện kinh doanh ở Việt Nam.
Theo số liệu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, hiện có khoảng 4.284 điều kiện kinh doanh, tương ứng với 243 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Trong số đó, Bộ Công Thương có số điều kiện kinh doanh lớn nhất với 1.152, song đây chưa phải là con số cuối cùng.
Các điều kiện kinh doanh được quy định khá đa dạng, có đến hàng trăm loại, với các yêu cầu và điều kiện khác nhau.
Chưa kể, các điều kiện hay thay đổi và khó có thể theo dõi, thống kê chính xác, kịp thời do số lượng quá lớn.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các điều kiện kinh doanh này đang tạo ra rào cản bất hợp lý đối với đầu tư, gia nhập thị trường, làm hạn chế số lượng doanh nghiệp đăng ký mới, nản lòng các doanh nghiệp.
Các điều kiện kinh doanh cũng làm giảm cạnh tranh thị trường, giảm động lực đổi mới sáng tạo, giảm năng suất và giảm sức cạnh tranh cho nền kinh tế.
Doanh nghiệp cũng gặp nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động, khi nhiều điều kiện kinh doanh không rõ ràng, tạo cơ hội cho sự tùy tiện của cơ quan quản lý nhà nước và nhũng nhiễu của cán bộ….(Tuoitre)
Thứ trưởng Bộ KHĐT: “Các dự án BOT đang rất 'tù mù', thiếu công khai”; Nợ thuế của Hà Nội nhiều hơn 47 địa phương khác cộng lại; 90% người lao động không muốn kéo dài tuổi nghỉ hưu; Mỹ trừng phạt một loạt công ty và cá nhân Nga, Trung Quốc
Thuế nhập ô tô cũ tăng thêm 5.000 USD/chiếc; Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 180.000 – 230.000 đồng so với hiện nay; Chuyện đầu tư theo “tay to”, nhìn từ QCG; Chuyển nhượng 65% cổ phần 'Thung lũng silicon' Đà Nẵng
Công ty Trung Quốc muốn mua hãng xe Jeep của Mỹ; 7 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng 58,4%; Maersk bán mảng kinh doanh dầu khí cho Total; Kinh tế Thái Lan tăng trưởng mạnh nhất trong hơn 4 năm
Doanh nghiệp Mỹ mất gần 700 triệu USD vì nhật thực; KDH chuyển nhượng khu nhà ở 600 tỷ đồng cho công ty con; Một thanh chocolate 'gánh' 13 loại giấy phép; Đức cảnh báo 'khủng hoảng diesel' có thể tác động lên kinh tế
Nga tuyên bố trả hết nợ thời Liên Xô; Nhà nước sẽ thoái vốn tại 406 doanh nghiệp từ nay đến 2020; Nông nghiệp hữu cơ tăng diện tích 3,6 lần sau 5 năm; Công ty của vợ chồng đại gia Khoa Keangnam thâu tóm dự án "đất vàng" của Diệp Bạch Dương
Chile từ chối dự án mỏ sắt 2,5 tỉ USD để bảo vệ chim cánh cụt; Ưu tiên chính sách cho nông nghiệp hữu cơ; Dự án “thung lũng silicon” Đà Nẵng sẽ được hồi sinh đón APEC; Đàm phán lại NAFTA: khởi đầu chưa suôn sẻ
Tăng thêm hơn 8.400 tỷ đồng giá trị 8 DNNN sau kiểm toán Nhà nước; Twitter mất 2 tỉ USD giá trị nếu không có Tổng thống Donald Trump; Hoán đổi nợ của Trung Quốc vượt qua mốc 100 tỷ USD; LienVietPostBank phát hành 2.000 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi
Đạt 250 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu; Phó Tổng Vietcombank đảm nhận vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ; Nhà đầu tư bán khống mất gần 10 tỷ USD vì cổ phiếu Alibaba; Dư nợ nhóm 6 công ty "bầu" Kiên tại ACB còn 558 tỷ đồng
Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ tăng gần 40%; Chuyên gia Mỹ lo ngại chính sách kinh tế của Tổng thống Donald Trump; Ham lãi cao, 1.586 người sập bẫy sàn vàng ảo và “ủy thác đầu tư”; Xuất khẩu xăng dầu tăng 77% trong nửa đầu tháng 8/2017
Thái Lan đau đầu với người thừa kế tập đoàn Red Bull; Nợ xấu 7.000 tỉ, cao ốc Sài Gòn One Tower bị thu giữ; Thủ tướng New Zealand: TPP11 "vượt quá mong đợi"; Kiểm toán 24 dự án BOT giao thông, giảm tới 63 năm thu phí
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự