tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 19-09-2018

  • Cập nhật : 19/09/2018

Tổng thống Mỹ công bố áp thuế 10% lên 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ áp 10% thuế lên lượng hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc trị trá 200 tỉ USD từ ngày 24/9.

Ngày 17/9, trong một động thái tiếp tục gia tăng căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ áp 10% thuế lên lượng hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc trị trá 200 tỉ USD từ ngày 24/9 và sẽ tăng 25% thuế vào đầu năm 2019.

Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn thông báo của Nhà Trắng cho biết quyết định trên của chính quyền Mỹ được đưa ra dựa theo kết quả của một cuộc điều cho thấy Trung Quốc đã có một loạt các chính sách cũng như hoạt động không công bằng liên quan đến sở hữu trí tuệ và công nghệ của Mỹ.

Tổng thống Trump cũng cảnh báo nếu Trung Quốc có hành động trả đũa nhằm vào nông dân và các ngành công nghiệp của Mỹ, Mỹ sẽ lập tức tiến hành giai đoạn ba, áp thuế đối với 267 tỉ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Quyết định trên của Tổng thống Trump có thể có sẽ có tác động tiêu cực tới tiến trình thảo luận và khiến Bắc Kinh sẽ đưa ra các biện pháp trả đũa trong bối cảnh các quan chức Mỹ và Trung Quốc đang gấp rút chuẩn bị quay trở lại các cuộc đàm phán nhằm giảm thiểu căng thẳng thương mại giữa hai nước.

Trước đó ngày 16/9, một quan chức Trung Quốc cho biết chính phủ Trung Quốc có thể từ chối tham gia các cuộc đàm phán thương mại mới với Mỹ dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng này nếu chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục áp thuế bổ sung đối với các mặt hàng của Trung Quốc.

Một số quan chức của Trung Quốc đã đề xuất lãnh đạo nước này áp đặt các giới hạn đối với việc bán các thiết bị và mặt hàng mà các doanh nghiệp Mỹ cần, sử dụng "hạn chế xuất khẩu" để đe dọa chuỗi cung ứng của Mỹ.

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc dường như chưa có hồi kết khi Mỹ liên tục đưa ra quyết định áp thuế nhập khẩu và đe dọa áp thuế với nhiều mặt hàng có tổng trị giá hàng chục tỷ USD từ Trung Quốc, còn Bắc Kinh cũng chưa có dấu hiệu nhượng bộ.

Quan hệ thương mại hai nước bắt đầu căng thẳng khi Tổng thống Trump công bố mức thuế mới đối với nhôm và thép nhập khẩu vào tháng 3 vừa qua. Hai bên không ngừng áp dụng các mức thuế quan lên hàng hóa của nhau và các cuộc tham vấn song phương giữa hai chính phủ cho tới nay chưa thể ngăn chặn căng thẳng leo thang.(TTXVN)
-----------------------

Ba nước sản xuất dầu lớn có thể bù cho sự sụt giảm nguồn cung từ Iran

 Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry cho biết trong chuyến thăm Moscow ngày 14/9/2018 rằng Saudi Arabia, Mỹ và Nga có thể nâng sản lượng trong 18 tháng tới để bù cho sự sụt giảm nguồn cung từ Iran và những nơi khác.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ với xuất khẩu dầu mỏ từ Iran (bắt đầu có hiệu lực trong tháng 11/2018) đã làm giảm nguồn cung trở lại xuống mức thấp nhất 2 năm, đồng thời sản lượng tại Venezuela đang giảm và tình trạng gián đoạn ở những nơi khác có thể thúc đẩy giá dầu, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Nhưng trong một cuộc phỏng vấn của Reuters Perry cho biết ông cảm thấy yên tâm về triển vọng sản lượng dầu thô toàn cầu và giá dầu. Mặc dù ông bổ sung rằng luôn có khả năng các sự kiện không lường trước được.

Một số nhà phân tích đã bày tỏ lo ngại về khả năng tăng sản lượng đáng kể của Saudi Arabia trong dài hạn. Nhưng Perry cho biết “có một số thứ đang diễn ra tại vương quốc này tiếp tục cho tôi cảm thấy rất tích cực về khả năng duy trì và thậm chí gia tăng mức sản lượng của họ”.

Ông trích dẫn triển vọng Kuwait và Saudi Arabia sẽ sớm giải quyết tranh chấp biên giới, mở đường tiếp cận vào một mỏ dầu tại khu vực tranh chấp. Ông nói “họ đang làm việc để đưa ra một giải pháp trong tương lai không xa”.

Về sản lượng của Mỹ, ông cho biết trong 18 tháng tới ông nghĩ sản lượng sẽ tăng đáng kể hơn vì công suất đường ống đang được xây dựng. Trong khi đó Nga đang miệt mài sản xuất để phân phối sản lượng dầu của mình ra thị trường thế giới.

Perry đã ở Moscow để đàm phán với người đồng cấp Nga, Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak. Các cuộc viếng thăm của các quan chức cao cấp Mỹ là hiếm có sau khi mối quan hệ giữa Moscow và Washington xuống dốc đột ngột, đầu tiên về khủng hoảng Ukraina và sau đó là cáo buộc sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên Nga trong khi ông Perry không muốn thấy điều đó nữa, đó là một triển vọng thực sự.

Hành vi của Nga với các quốc gia khác sẽ ảnh hưởng tới việc liệu Mỹ đã buộc phải áp đặt các lệnh trừng phạt với dự án đường ống Nord Steam 2 do Nga quản lý. Dự án này sẽ mở rộng công suất để khí đốt của Nga sang bắc Âu. Tổng thống Trump đã chỉ trích điều này, cho biết nó sẽ tăng cường sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga.

Đề cập đến lộ trình giải quyết xung đột tại miền đông Ukraina giữa Kiev và quân ly khai được Nga hậu thuẫn, ông Pery cho biết “nếu Nga thỏa thuận với Minsk một cách thích hợp, sẽ có một số tín hiệu được gửi cho phần còn lại của Liên minh châu Âu”. Ông nói “cho đến khi những tín hiệu này được gửi đi, khả năng các lệnh cầm vận với Nord Stream 2 vẫn rất thực tế... Tôi sẽ đề nghị với bạn rằng quả bóng là ở tòa án của Nga”. Trong cuộc phỏng vấn này, ông Perry đã đưa ra một thông điệp cho Liên minh châu Âu, ông cho biết họ cần chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga. (VITIC)
----------------------------

Vinafood 2 ký hợp đồng bán gạo tỉ đô cho Philippines

Theo trang Inquirer.net (Philippines), đơn vị AgriNurture (ANI) của nước này ký một thỏa thuận độc quyền mua 2 triệu tấn gạo của Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2). Hợp đồng có giá trị gần 1 tỉ USD, bắt đầu từ năm nay.

Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu gạo giá trị lớn với Philippines  /// Công Hân

Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu gạo giá trị lớn với Philippines - CÔNG HÂN

Hợp đồng được ký kết cuối tuần trước giữa ông Antonio Tiu, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc ANI và ông Nguyễn Ngọc Nam, Tổng giám đốc Vinafood 2. Hợp đồng kéo dài trong 2 năm.

ANI đạt được thỏa thuận với Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) tăng nhập khẩu gạo để đảm bảo nguồn cung ra thị trường và dự trữ quốc gia.

Theo sự chấp nhận của NFA, hiệp hội ANI sẽ nhập khẩu 500.000 tấn gạo, tương đương với hai tuần hàng tồn kho quốc gia về gạo NFA được trợ cấp mỗi quý. Nhu cầu gạo hằng ngày của Philippines được ước tính là 32.750 tấn, do đó, nhập 500.000 tấn của ANI chỉ đủ để đáp ứng yêu cầu 15 ngày của NFA.

Trước đó, NFA đã cấp phép nhập khẩu 132.000 tấn gạo để giải quyết nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước tại nhiều khu vực của tỉnh Zambasulta. (Thanhnien)

Trở về

Bài cùng chuyên mục