tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 17-06-2016

  • Cập nhật : 17/06/2016

Trái phiếu Kho bạc Mỹ bị bán mạnh nhất kể từ năm 1978

Bộ Tài chính Mỹ hôm qua (15/6) cho biết, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra một lượng kỷ lục trái phiếu Kho bạc Mỹ và giấy tờ có giá trong tháng 4 do lo ngại Fed sẽ sớm tăng lãi suất.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Theo đó các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra 74,6 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ trong tháng 4 sau khi đã mua vào 23,6 tỷ USD trong tháng 3.Lượng trái phiếu Kho bạc Mỹ bị bán ra trong tháng 4 là lớn nhất kể từ khi Bộ Tài chính nước này bắt đầu ghi lại các giao dịch trái phiếu kho bạc hồi tháng Giêng năm 1978.

Cụ thể, trong tháng 4 các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài đã bán 59,1 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ, trong khi tổ chức nước ngoài, trong đó bao gồm các ngân hàng trung ương, bán 12,3 tỷ USD.

Nguyên nhân khiến các nhà đầu tư tháo chạy khỏi trái phiếu Chính phủ Mỹ là do lo ngại Fed có thể sớm tăng lãi suất khi mà các dữ liệu kinh tế Mỹ được công bố trong thời gian này bao gồm Bảng lương phi nông nghiệp tháng ba, số liệu về sản xuất… là vô cùng khả quan, trong khi chứng khoán toàn cầu khởi sắc và giá dầu tăng trở lại.

Hiện Trung Quốc vẫn là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ, mặc dù lượng trái phiếu Kho bạc Mỹ mà nước nắm giữ đã giảm xuống còn 1,2443 nghìn tỷ USD trong tháng 4 từ 1,245 nghìn tỷ USD trong tháng 3. Tháng 4 cũng là tháng thứ hai liên tiếp, Trung Quốc bán ra trái phiếu Kho bạc Mỹ.

Nhật Bản vẫn xếp sau Trung Quốc, cho dù trong tháng 4 nước này đã nâng lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ 1,143 nghìn tỷ USD từ mức 1,137 nghìn tỷ USD trong tháng 3. Đây là tháng thứ tư liên tiếp Nhật Bản tăng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ.

Tính chung, lượng trái phiếu Kho bạc Mỹ mà các ngân hàng trung ương nước ngoài đang nắm giữ đã giảm xuống còn 6,239 nghìn tỷ USD trong tháng 4, từ 6,287 nghìn tỷ USD trong tháng 3.

Bộ Tài chính Mỹ cũng cho biết, bên cạnh trái phiếu kho bạc, các nhà đầu tư nước ngoài cũng bán mạnh chứng khoán dài hạn của Mỹ trong tháng 4 sau khi đã mua ròng trong 2 tháng trước đó.(TBNH)


IMF cảnh báo nền kinh tế Trung Quốc dễ bị tổn thương

Ngày 14/6, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), ông David Lipton cho rằng Trung Quốc cần nhanh chóng thực thi các cải cách trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đối mặt với nhiều rủi ro và có ít "bước đệm" để ứng phó với bất kỳ cú sốc nào. 

Trong phát biểu kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, ông Lipton cho rằng triển vọng tăng trưởng ngắn hạn của Trung Quốc đã trở nên sáng sủa hơn nhờ sự hỗ trợ chính sách gần đây, nhưng triển vọng trung hạn bấp bênh hơn do nợ tăng mạnh, tình trạng dư thừa công suất, và ngành tài chính ngày càng mở rộng, mang tính liên kết nhưng thiếu sự minh bạch.

Theo quan chức cấp cao IMF, nợ doanh nghiệp của Trung Quốc đang ở mức cao và tăng nhanh mặc dù vẫn trong tầm kiểm soát, đòi hỏi nước này phải có một kế hoạch toàn diện và hành động cụ thể, đặc biệt là với các doanh nghiệp nhà nước, để tránh xảy ra các vấn đề nghiêm trọng. 

Năm 2015, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 25 năm qua, do nhu cầu trong nước và nước ngoài sụt giảm, đầu tư thấp và tình trạng dư thừa công suất, nhất là trong những ngành như than và thép. 

Các nhà phân tích cho rằng những nỗ lực không ngừng của chính phủ Trung Quốc nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế và đạt mục tiêu tăng trưởng đang khiến nợ gia tăng, gây lo ngại về những mối đe dọa đối với hệ thống ngân hàng, khi số nợ chưa được thanh toán ở mức cao trong 11 năm qua.

IMF dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng khoảng 6% trong năm 2017, trong khi Bắc Kinh đặt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 6,5% trong vòng 5 năm tới./.


New Zealand công bố thặng dư tài khoản vãng lai quý I

New Zealand công bố thặng dư tài khoản vãng lai trong quý đầu tiên và thâm hụt hàng năm tiếp tục giảm do du lịch thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ và doanh thu từ đầu tư nước ngoài vào nước này ít hơn.

Thặng dư hàng quý thực tế đạt 1,306 tỷ NZD (912,24 triệu USD ) trong quý I, dao động xung quanh một mức thâm hụt 2,614 tỷ NZD trong quý trước đó, số liệu từ Cục thống kê New Zealand cho thấy hôm thứ Tư (14/6). Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters dự kiến ​​thặng dư 1,050 tỷ NZD.

Nhà kinh tế Kim Mundy tại ASB cho biết trong khi thặng dư hàng quý tăng nhẹ so với dự kiến của bà, kỳ vọng thặng dự khoản vãng lai hàng năm đạt mục tiêu đề ra.

Kết quả là, không trùng với dự báo của bà tăng trưởng GDP trong quý I khoảng 0,5%. Các dữ liệu GDP sẽ được công bố hôm thứ Năm (16/6).

Doanh thu thu được từ khách du lịch nước ngoài cao hơn, dự báo thặng dư của ngành dịch vụ trong quý I/2016 đạt mức cao kỷ lục.

Thâm hụt hàng quý điều chỉnh theo mùa là 1,495 tỷ NZD từ mức 1,948 tỷ NZD trong quý trước.

Thâm hụt hàng năm tính đến tháng 3 là 7,504 tỷ NZD, tương đương với 3% của tổng sản phẩm trong nước. Các nhà kinh tế đã dự đoán thâm hụt hàng năm giản còn 7,48 tỷ NZD.

Doanh thu từ đầu tư nước ngoài tại New Zealand thấp là động lực chính đằng sau một chuỗi thâm hụt thu nhập chính của New Zealand, cơ quan thống kê New Zealand cho biết.(Vinanet)


IMF thông qua gói tín dụng trị giá hơn 11 tỷ USD cho Colombia

Ngày 13/6, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã thông qua một gói tín dụng mới có tổng trị giá 11,5 tỷ USD cho Colombia, nhằm hỗ trợ quốc gia Nam Mỹ này đối phó tác động kinh tế tiêu cực từ bên ngoài, trong đó có tình trạng dầu thô sụt giá trên thị trường thế giới. 
Tuy nhiên, Phó tổng giám đốc IMF Mitsuhiro Furusawa cho biết Bogota hiện tại chưa có kế hoạch sử dụng nguồn tài chính này mà chỉ coi đây là một quỹ dự phòng. 
Gói tín dụng này thay thế cho gói hơn 5 tỷ USD mà IMF đã kích hoạt cho Colombia từ năm 2009 nhưng quốc gia Nam Mỹ này cũng không sử dụng.
Nền kinh tế lớn thứ tư Mỹ Latinh đang trong tình trạng tăng trưởng suy giảm do biến động bất lợi của giá dầu thô, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất đồng thời cũng là nguồn tài nguyên tạo nguồn thu chính về thuế khai mỏ và các loại thuế khác. 

Chính phủ Colombia dự báo nên kinh tế nước này chỉ tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay, giảm nhẹ so với mức 3,1% trong năm ngoái.(VN+)


BOJ vẫn không thay đổi chính sách tiền tệ dù quan ngại lạm phát yếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) hôm nay (16/6) đã quyết định giữ ổn định chính sách tiền tệ và vẫn tỏ ra lạc quan với triển vọng kinh tế, ngay cả khi đồng yên tăng mạnh còn giá cổ phiếu sụt giảm đang đe dọa gây tổn hại tới niềm tin kinh doanh và làm chệch đà phục hồi kinh tế vốn rất mong manh hiện nay.

ngan hang trung uong nhat ban - boj

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản - BOJ

Tuy nhiên BOJ tỏ ra quan ngại về triển vọng lạm phát có thể yếu hơn so với tháng 4, khi dự báo so với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng có khả năng giảm nhẹ hoặc ở mức 0% trong thời gian này.

Theo đó, BOJ vẫn duy trì tốc độ mở rộng tiền ệ cơ sở hàng năm là 80 nghìn tỷ yên; đồng thời giữ nguyên mức lãi suất -0,1% áp dụng đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của các định chế tài chính tại BOJ.

Quyết định giữ nguyên mức tăng cung tiền nhận được sự ủng hộ của 8 trong số 9 thành viên của Hội đồng chính sách, trong khi quyết định giữ nguyên lãi suất được 7 thành viên nhất trí.
Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào lúc 3:30 giờ chiều nay (0630 GMT) để giải thích các quyết định chính sách.

Được biết BOJ đã khiến thị trường “choáng váng” trong tháng đầu năm nay khi lần đầu tiên áp dụng chính sách lãi suất âm và triển khai chương trình mua vào tài sản khổng lồ với tên gọi "nới lỏng định lượng và định tính" (QQE). Đây được xem là một nỗ lực mới để thúc đẩy lạm phát đạt mức mục tiêu 2%.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-07-2016

    6 tháng đầu năm: Mua bán, sáp nhập đạt trên 3 tỷ USD
    Vị trí trung tâm tài chính hàng đầu của London lung lay vì Brexit
    Anh và Mỹ thảo luận về hợp tác thương mại sau sự kiện Brexit
    Áp dụng quy chế miễn trừ khi NK thép dây hợp kim để sản xuất vật liệu que hàn
    Tiêu dùng vẫn chậm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-07-2016

    Ngân hàng Thế giới nâng dự báo giá dầu năm 2016 lên mức 43 USD
    Xay nghiền cacao của châu Á tăng do châu Phi mất mùa
    EIA: Lượng dầu lưu kho của Mỹ bất ngờ tăng
    Fed để ngỏ khả năng tăng lãi suất đến tận tháng 9
    New Zealand thặng dự thương mại trong tháng 6

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-07-2016

    Đòn nặng sau PCA, Trung Quốc có thể gây sức ép khiến kinh tế Việt Nam khó khăn hơn
    Chính quyền Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế khổng lồ
    Lượng than nhập khẩu tăng mạnh
    Cổ phiếu Apple tăng giá nhờ bán nhiều iPhone hơn dự báo
    Cảnh báo thảm họa tài chính ở châu Á

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-07-2016

    Phát hiện mỏ dầu khí dự trữ lớn trên Ấn Độ Dương
    Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
    Hoa Kỳ sắp cấp phép nhập khẩu cho quả vú sữa
    Vì sao giá hạt điều chạm “đỉnh”?
    Trung Quốc vẫn là thị trường XK quan trọng của thịt lợn dù rủi ro

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-07-2016

    Bitexco bắt tay Mitsubishi làm dự án 1,9 tỷ USD tại Hà Nội
    Một cá nhân bị phạt 550 triệu đồng vì thao túng giá cổ phiếu
    NYDC đóng cửa nhà hàng cuối cùng tại Việt Nam
    Nhiều doanh nghiệp khai gian giá xe tải nhập từ Trung Quốc để trốn thuế
    Ngân hàng Trung Quốc hô biến 1,6 tỷ USD nợ xấu thành cổ phiếu

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-07-2016

    Xuất khẩu cà phê tăng 18% sau 7 tháng
    Bio Ethanol Dung Quất đóng cửa do thua lỗ nghìn tỷ
    Bùng nổ doanh nghiệp ngoại vào Việt Nam thâu tóm
    Yên lên cao nhất 1 tuần do đồn đoán Nhật Bản giảm quy mô kích thích
    USD giảm so với yên nhưng tăng so với euro

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-07-2016

    Người Trung Quốc tràn sang Mỹ làm việc
    Tám nhóm hàng tăng giá
    Hàng ngàn kiện hàng tồn đọng ở cảng, sân bay
    Nhà máy kính tiết kiệm năng lượng đầu tiên tại Đông Nam Á
    Đồng NDT sắp vào giỏ tiền tệ quốc tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-07-2016

    Google thống trị thị trường quảng cáo tìm kiếm
    Nhật Bản: xuất khẩu giảm ít hơn so với dự kiến
    Sản lượng thép toàn cầu trong tháng 6 không thay đổi
    'Vua' cá tra tăng lãi 17 lần
    Dệt Long An vướng bê bối nợ nần

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-07-2016

    Lãi suất hay kết quả kinh doanh sẽ dẫn dắt thị trường chứng khoán?
    Hòa Phát lãi sau thuế 6 tháng 3.050 tỷ đồng, hoàn thành 95% kế hoạch năm
    Bảo Việt rót hàng trăm tỉ đồng vào Phú Quốc
    Bộ Xây dựng 'bêu tên' hàng loạt doanh nghiệp làm ăn yếu kém

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-07-2016

    Deutsche Bank vẫn thận trọng về tăng trưởng kinh tế thế giới
    Đánh giá rủi ro Việt Nam giảm đáng kể, khối ngoại mua ròng 17.100 tỷ TPCP từ đầu năm
    Châu Á đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nợ
    Ngân hàng Ấn độ mở chi nhánh đầu tiên tại Việt Nam