tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 14-04-2017

  • Cập nhật : 14/04/2017

Nga có thể sớm kiểm soát một công ty dầu mỏ Mỹ

Nga đang trên đường sở hữu Citgo, một công ty dầu mỏ có trụ sở đặt tại Houston, Texas (Mỹ).

mot tram xang dau cua rosneft tai st.petersburg (nga) anh: reuters

Một trạm xăng dầu của Rosneft tại St.Petersburg (Nga) ẢNH: REUTERS


Việc Rosneft, công ty dầu mỏ của Nga, kiểm soát Citgo không phải là một cuộc tiếp quản trực tiếp. Thay vào đó, nó là sự thế chấp của Petroleos de Venezuela (PDVSA), tập đoàn dầu khí quốc doanh của Venezuela đồng thời là đơn vị sở hữu Citgo từ những năm 1980, cho số tiền mà tập đoàn này đã vay của Rosneft.

Theo CNN, PDVSA phải thế chấp lượng cổ phần lớn của Citgo, khoảng 49,9%, để đổi lấy khoản vay từ Rosneft vào tháng 12 năm ngoái. Nếu PDVSA không thể thanh toán đúng thời hạn, Rosneft chắc chắn sẽ được quyền kiểm soát Citgo. Tất cả những gì công ty dầu mỏ của Nga cần làm chỉ là mua một vài trái phiếu của PDVSA nhằm vượt qua ngưỡng sở hữu 50%.

“Tình hình là công ty dầu mỏ của Venezuela sẽ chưa phải bàn giao Citgo trong tuần này, nhưng họ có thể vỡ nợ với khoản thanh toán tiếp theo vào tháng 10 hoặc tháng 11 tới”, Francisco Monaldi, một thành viên của Chính sách Năng lượng Mỹ Latin tại Viện Baker của Đại học Rice (Mỹ) cho hay.

Được biết, các nhà lập pháp ở cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ đều đang rất lo lắng. Trong bức thư gửi tới chính quyền Tổng thống Donald Trump, các thành viên Quốc hội Mỹ đã cảnh báo rằng sự việc này có thể là một vấn đề lớn đối với an ninh quốc gia nếu công ty dầu mỏ của Nga chính thức nắm giữ Citgo.

“Chúng tôi rất quan ngại trước việc Rosneft sẽ kiểm soát một nhà cung cấp năng lượng lớn của Mỹ. Điều này có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh năng lượng quốc gia, ảnh hưởng đến dòng chảy và giá xăng dầu đối với người tiêu dùng Mỹ. Không những thế, còn phơi bày cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước cho đối thủ”, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio của bang Florida, và thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Bob Menendez của bang New Jersey, viết trong một bức thư gửi tới Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steve Mnuchin, hôm 10.4.

Sự kiện này xảy ra khi mối quan hệ giữa hai quốc gia Nga - Mỹ vẫn chưa được cải thiện, đặc biệt sau khi một loạt vấn đề gây căng thẳng đã diễn ra như việc Nga bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, hay gần đây nhất là tình hình chiến sự tại Syria. Rosneft cũng từng nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ vì “vi phạm luật pháp quốc tế và gây xung đột ở Ukraine”.

Từ trước đến nay Nga được biết đến với lịch sử dùng nguồn cung dầu mỏ và khí đốt để xử lý các vụ việc liên quan đến chính trị. Nước này từng nhiều lần cắt đứt nguồn cung khí đốt tự nhiên cho Ukraine. Và đó cũng là một trong những lý do chính khiến châu Âu đang cố gắng để loại bỏ khí đốt từ Nga vì mối quan ngại về an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, có một số chuyên gia vẫn lạc quan cho rằng ngay cả khi Rosneft có quyền kiểm soát Citgo thì Nga cũng không thể gây ảnh hưởng quá lớn đến giá dầu và khí đốt của Mỹ.

“Người Nga không thể dùng Citgo như con tin để đối phó với Mỹ. Mặc dù Citgo xử lý gần 800.000 thùng dầu mỗi ngày, nhưng đó vẫn chưa phải con số quá lớn trong tổng số gần 20 triệu thùng dầu mà Mỹ tiêu thụ hằng ngày. Nếu Rosneft ngừng sản xuất dầu tại ba nhà máy lọc dầu của nó thì Mỹ vẫn còn các nhà máy lọc dầu khác sẵn sàng hoạt động”, John LaForge, chuyên gia về năng lượng tại Wells Fargo, nói.(TN)
------------------------------------------

Tòa Brazil ra lệnh điều tra 8 bộ trưởng nghi tham nhũng

Tám bộ trưởng - tức gần 1/3 nội các của Brazil - đã bị tòa án công bố điều tra do tình nghi liên quan vụ bê bối tham nhũng của tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras.

tong thong michel temer (trai) va chanh van phong noi cac eliseu padilha - nguoi dang bi dieu tra theo lenh toa - anh: epa

Tổng thống Michel Temer (trái) và chánh văn phòng nội các Eliseu Padilha - người đang bị điều tra theo lệnh tòa - Ảnh: EPA

Báo chí Brazil cho biết hàng chục nghị sĩ khác cũng nằm trong diện bị điều tra trên.

Theo BBC ngày 12-4, tổng cộng có 108 người có tên trong danh sách bị điều tra, trong đó có cả chánh văn phòng nội các Eliseu Padilha, thị trưởng Rio de Janeiro và ít nhất 4 cựu tổng thống.

Danh sách trên được lập ra dựa theo lời khai của các nhân viên công ty xây dựng Odebrecht - một trong những công ty có liên quan tới đường dây đưa và nhận hối lộ trong vụ bê bối Petrobras. Các nhân viên Odebrecht khai họ đã bỏ ra 1 tỉ USD hối lộ các quan chức nhà nước. 

Văn phòng Tổng thống Michel Temer hiện chưa bình luận về danh sách những người bị tòa phát lệnh điều tra, nhưng ông Temer tuyên bố sẽ đình chỉ các bộ trưởng bị buộc tội.

Trong khi đó, giới phân tích nhận định cuộc điều tra sẽ đe dọa đến các nỗ lực thông qua cải cách bằng biện pháp thắt lưng buộc bụng của ông Temer - tiến trình mà ông cho là cần thiết để đưa nền kinh tế đất nước thoát khỏi suy thoái.

Ông Eliseu Padilha - chánh văn phòng nội các và được coi là nhân tố quan trọng trong các cuộc đàm phán nhằm thông qua cải cách - tuyên bố ông sẽ tự bào chữa trước tòa.

Những người bị phát lệnh điều tra bao gồm Chánh văn phòng nội các Eliseu Padilha, Tổng thư ký Wellington Moreira Franco, Ngoại trưởng Aloysio Nunes, Bộ trưởng Khoa học-Kỹ thuật, Bộ trưởng Nông nghiệp, Bộ trưởng Văn hóa và Bộ trưởng Công nghiệp... 

Các nghị sĩ bị điều tra có Chủ tịch Hạ viện Rodrigo Maia, Chủ tịch Thượng viện Eunício Oliveira, cựu Chủ tịch thượng viện Renan Calheiros, thống đốc bang Río Grande do Norte, Acre và Alagoas...

Trong đó, Chánh văn phòng nội các và Bộ trưởng Khoa học - kỹ thuật bị tình nghi liên quan tới 2 vụ nhận hối lộ khác nhau.(tuoitre)
--------------------------------------------

Hàng thủ công Việt lỡ nhiều đơn hàng vì không hợp chuẩn

 Ông Lê Bá Ngọc, phó chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ VN (Vietcraft), cho biết như vậy tại hội thảo “Hợp chuẩn để đẩy mạnh xuất khẩu” diễn ra ngày 11-4 ở TP.HCM.

Phát biểu tại hội thảo, ông Ngọc khuyến cáo các nhà nhập khẩu và siêu thị ngày càng đòi hỏi nhà cung cấp của mình đạt chứng nhận hay yêu cầu hợp chuẩn quốc tế.

Khảo sát của Vietcraft cho thấy có 67,4% các nhà nhập khẩu yêu cầu nhà cung cấp VN hợp chuẩn trong vòng 1-5 năm trở lại đây. Có đến 80% khách hàng rất khó tìm kiếm thông tin về các doanh nghiệp xuất khẩu VN tuân thủ tốt hợp chuẩn để đặt hàng.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ của VN vẫn chưa biết những yêu cầu này hoặc biết nhưng chưa thực hiện đúng, hậu quả là nhiều đơn hàng lớn mà khách hàng muốn đặt mua tại VN cuối cùng không thực hiện được.

Theo Vietcraft, hợp chuẩn là việc tuân thủ các quy định quốc tế được các nhà bán lẻ hoặc hiệp hội ngành nghề đưa ra, tập trung vào 3 loại hợp chuẩn là trách nhiệm xã hội, chất lượng hàng hóa và an ninh, chủ yếu là đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về cấm lao động trẻ em, an toàn vệ sinh lao động, hệ thống quản lý chất lượng, được kiểm soát an ninh...

Trong khi đó, khó khăn của các doanh nghiệp VN hiện nay là thiếu nhân lực đủ trình độ để đáp ứng các yêu cầu hợp chuẩn.(TT)
-----------------------------------

Thu nội địa tăng 22,8%, Hải Phòng “sốt ruột” vì thu ngân sách chưa đảm bảo

Theo đánh giá tại buổi Sơ kết nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I của thành phố Hải Phòng, trong quý I/2017, thu nội địa của Hải Phòng tăng 22,8% so với cùng kỳ nhưng tốc độ tăng thu vẫn chưa đảm bảo cho mục tiêu thu ngân sách năm.

anh minh hoa. nguon internet

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Vì vậy, trong quý II/2017, UBND thành phố Hải Phòng yêu cầu Sở Tài chính phối hợp chặt chẽ với Đoàn ĐBQH TP trong việc xin ý kiến các cơ quan trung ương về xây dựng cơ chế đặc thù về tài chính ngân sách cho TP.

TP Hải Phòng cũng yêu cầu UBND các quận, huyện phải phối hợp chặt chẽ cùng Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương thực hiện rà soát các dự án được giao, cho thuê đất, những dự án được chấp thuận đầu tư nhưng để đất hoang hóa, sử dụng đất sai mục đích, vi phạm Luật Đất đai như Dự án Vinaconex Cát Bà để tham mưu cho TP ra các quyết định thu hồi đất, thu hồi chủ trương chấp thuận đầu tư dự án.

Ngoài ra, để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, Hải Phòng yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các cấp thực hiện ngay 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP đã đề ra.

Trong đó, đặc biệt các đơn vị cần sơ kết ngay việc thực hiện thu phí hạ tầng cảng biển, thực hiện việc dán tem chống thất thu thuế, phí đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu để tham mưu cho TP ban hành các giải pháp thu các khoản phí, thuế này được đầy đủ, chặt chẽ hơn nữa.

Trong quý 2/2017, Hải Phòng quyết tâm phát triển với tốc độ tăng trưởng gấp 3-4 lần so bình quân chung của cả nước.(Viettimes)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục