tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 14-01-2016

  • Cập nhật : 14/01/2016

Giá xăng có thể được điều chỉnh hàng ngày

gia xang co the duoc dieu chinh hang ngay

Giá xăng có thể được điều chỉnh hàng ngày


Thay vì chu kỳ điều chỉnh 15 ngày như hiện nay, phương án điều chỉnh xăng dầu hàng ngày có thể được tính đến trong thời gian tới.

Đó là thông tin được ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thươngđưa ra khi trao đổi với chúng tôi chiều ngày 12/1.

Theo đánh giá của Thứ trưởng, cái được nhất trong cơ chế điều hành xăng dầu năm 2015 chính là đã đảm bảo công khai, minh bạch và điều hành bám sát thị trường.

Dẫn chứng, trong năm 2015 giá xăng có 18 lần tăng giảm với 12 lần giảm và 6 lần tăng. Việc điều chỉnh cũng đảm bảo tính công khai, minh bạch và nhận được sự đồng thuận nhiều hơn.

"Công tác điều hành đã bám sát thị trường, mua đắt bán đắt, mua rẻ thì bán rẻ. Nếu như trước đây thường bị phản ánh là điều chỉnh vào "giờ hiểm" thì giờ cứ đúng 15h sau 15 ngày sẽ công bố điều chỉnh một lần. Công thức tính toán thì cũng có sẵn rồi", Thứ trưởng nói.

Cũng theo thông tin mà Thứ trưởng Bộ Công Thương đưa ra, rất có thể trong thời gian tới sẽ tính đến việc phải bỏ sử dụng quỹ bình ổn trong trường hợp giá tăng quá mạnh. Đồng thời, trong tương lai cũng tính tới sẽ điều chỉnh giá xăng dầu hàng ngày mà không phải đợi chu kỳ 15 ngày.

"Tuy nhiên, còn phải xem xét doanh nghiệp trong nước và khâu hậu kiểm của cơ quan chức năng có đảm bảo để vận hành như vậy được hay không", Thứ trưởng nói thêm.

Mặc dù giá xăng dầu đã được điều chỉnh sát với diễn biến giá thị trường hơn,đồng thời cách điều hành 15 ngày cũng phản ánh tính linh hoạt theo giá dầu thô thế giới. Thế nhưng, nhiều băn khoăn vẫn đặt ra rằng, tại sao giá dầu thế giới giảm 40% năm qua, trong khi giá xăng trong nước bán lẻ chỉ giảm 12% và giá dầu bán lẻ chỉ giảm 30%?

Một vấn đề cũng được đặt ra là trong cơ cấu giá xăng dầu hiện nay, các khoản thuế phí đang chiếm tới 50%. Đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến cho giá xăng dầu vẫn ở mức cao cho dù giá thế giới đã giảm sâu.

Theo bảng giá cơ sở được công bố bởi Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, trong ngày 4/1 vừa qua khi giá xăng dầu được điều chỉnh giảm 373 đồng/lít về mức 16.030 đồng/lít thì giá CIF tính giá cơ sở là 7.520 đồng/lít; giá CIF tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt là 7.514 đồng/lít.

Cũng theo bảng giá này, thuế nhập khẩu (20%) là 1.505 đồng/lít, thuế tiêu thụ đặc biệt (10%) là 902 đồng/lít, thuế bảo vệ môi trường 3.000 đồng/lít, thuế giá trị gia tăng là 1.457 đồng/lít, tổng cộng các khoản thuế là 6.864 đồng, tương đương 42,8% giá bán lẻ xăng dầu.

Bên cạnh đó, 2 khoản chi phí định mức và lợi nhuận định mức cũng được tính vào giá xăng dầu là 1.350 đồng/lít. Các khoản thuế, phí kể trên lên đến 8.214 đồng/lít, tương đương 51,2% giá bán lẻ xăng dầu.

Trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời ngày 10/1, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng so sánh với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Lào, Campuchia thì giá xăng, dầu bán lẻ ở Việt Nam còn thấp hơn khá nhiều. Theo Bộ trưởng giá xăng, dầu bán lẻ không chỉ phụ thuộc vào diễn biến giá dầu thô thế giới mà còn phụ thuộc vào khâu chế biến, lưu thông, dự trữ và thuế liên quan tới xăng, dầu.


Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ dự báo thua lỗ 23 tỷ USD năm 2015

muc lo cua snb bao gom 20 ty franc do cac loai ngoai te mat gia va 4 ty franc do gia vang sut giam. (anh: bloomberg)

Mức lỗ của SNB bao gồm 20 tỷ franc do các loại ngoại tệ mất giá và 4 tỷ franc do giá vàng sụt giảm. (Ảnh: Bloomberg)


Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ (SNB, ngân hàng trung ương) dự báo thua lỗ của cả năm 2015 sẽ vào khoảng 23 tỷ franc (23 tỷ USD), mà nguyên nhân chính do sự mất giá của các ngoại tệ mà ngân hàng nắm giữ.

Theo đó, mức lỗ của SNB bao gồm 20 tỷ franc do các loại ngoại tệ mất giá và 4 tỷ franc do giá vàng sụt giảm. Tuy nhiên, mức lỗ của SNB phần nào được giảm bớt nhờ thu được 1 tỷ franc nhờ đồng nội tệ lên giá giá.

Dự báo tình hình kinh doanh mà SNB đưa ra diễn ra gần một năm sau quyết định gây “choáng váng” thị trường khi thả nổi đồng franc, kết thúc chính sách đã kéo dài 3 năm giữ trần tỷ giá đồng franc Thụy Sĩvới đồng euro.

Quyết định 1 năm trước của SNB đã làm đồng franc tăng giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác và làm thị trường toàn cầu trở nên hỗn loạn.

Tháng 6/2015, SNB buộc phải can thiệp để ổn định thị trường, do các nhà đầu tư lo sợ khủng hoảng ở Hy Lạp nên đổ xô đầu tư đồng franc Thụy Sĩ.

Đồng franc tăng giá gây tác động xấu đến nền kinh tế Thụy Sĩ vốn coi xuất khẩu là ngành then chốt, do các mặt hàng sản xuất tại nước này sẽ trở nên đắt đỏ hơn trên thị trường quốc tế.


Ngành Tài chính tiếp tục cải cách toàn diện trong năm 2016

Bộ Tài chính vừa có quyết định ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính năm 2016 của ngành Tài chính.

Trong nhiệm vụ về cải cách thủ tục hành chính, Bộ Tài chính sẽ tập trung rà soát và đề xuất các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý của Bộ, trong đó tập trung vào các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Thuế, Hải quan theo Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu kiến nghị đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến giấy tờ công dân theo Đề án đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến giấy tờ công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bên cạnh đó, toàn Ngành cũng sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các thủ tục hành chính mới ban hành; thực hiện đánh giá tác động, ban hành các Quyết định công bố thủ tục hành chính; tổ chức kiểm tra việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính tại các đơn vị thuộc và trực thuộc; tập trung rà soát chuẩn hóa và kịp thời công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý.

Trong cải cách tài chính công, năm 2016, Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong quản lý ngân sách, công khai ngân sách, đảm bảo chủ động trong điều hành, ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương đã thực hiện có dự phòng ngân sách và tăng dự trữ tài chính.

Đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện các chiến lược trung hạn, dài hạn trên các lĩnh vực tài chính như: Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước, Chiến lược kế toán - kiểm toán, Chiến lược cải cách Thuế, Chiến lược phát triển Hải quan, Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia, Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán, Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm, Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia,...

Một nhiệm vụ quan trọng của ngành Tài chính năm 2016 là xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Trong đó chú trọng tổ chức triển khai công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, công tác quy hoạch, luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công tác đánh giá, xếp loại, công chức, viên chức theo hướng thực chất, hiệu quả; đẩy mạnh triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt quan tâm đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên gia, cán bộ cấp cơ sở và thực hiện đúng lộ trình phát triển các cơ sở đào tạo; thực hiện nghiêm công tác luân phiên, luân chuyển định kỳ chuyển đổi vị trí công tác cán bộ.


Thu hút FDI năm 2016 sẽ vượt kỷ lục 2015

thu hut fdi nam 2016 se vuot ky luc 2015

Thu hút FDI năm 2016 sẽ vượt kỷ lục 2015


Ngay trong những ngày đầu tiên của năm 2016 đã có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam.

Điểm đến đầu tư

Doanh nghiệp nước ngoài “xông đất” năm nay là Công ty TNHH Maple (Singapore) với dự án nhà máy may triển khai tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh.

Dự án có vốn đầu tư 110 triệu USD, với kế hoạch sản xuất 22 triệu sản phẩm/năm và sẽ hoạt động vào đầu năm 2018, năm mà theo dự kiến, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.

Tại TPHCM, hôm 7/1, dự án của Công ty United More SDN.Bhd (Malaysia) đã được Ban Quản lý Khu công nghệ cao TPHCM trao giấy chứng nhận đầu tư. Với vốn đầu tư khoảng 21 triệu USD, nhà đầu tư từ Malaysia dự định xây dựng nhà máy Aureumaex Precision Plastics chuyên sản xuất khung màn hình nhựa bóng và vỏ sau nhựa cho các loại TV thông minh, TV LCD và TV LED có độ chính xác cao.

Theo các nhà quan sát, United More đang hướng đến mục tiêu trở thành nhà cung cấp cho Tổ hợp Samsung SEHC, vốn đầu tư 2 tỉ USD, dự kiến đi vào hoạt động trong tháng 2/2016 cũng tại Khu công nghệ cao TPHCM…

Netflix, hãng dịch vụ truyền hình trực tuyến với giá thuê bao từ 180.000 đồng/tháng đầu năm nay đã công bố đặt chân đến Việt Nam.

Với khoảng 70 triệu người dùng trả phí thường xuyên, Netflix được đánh giá là một trong những dịch vụ xem phim trực tuyến phổ biến nhất thế giới và đôi khi được xem là một tiêu chuẩn bắt buộc phải có ở nhiều nước khi người tiêu dùng chọn mua các thiết bị giải trí cho gia đình.

Việc đơn vị này thâm nhập vào Việt Nam chứng tỏ mảnh đất truyền hình trực tuyến, kênh giải trí đang có nhiều tiềm năng để các ông lớn khai thác.

Singha Asia - một hãng bia của Thái Lan trực thuộc tập đoàn đồ uống Boon Rawd Brewery dự kiến trong tháng 1 hoàn tất thương vụ đầu tư 1,1 tỉ USD vào Công ty cổ phần Tập đoàn Masan.

Sau giao dịch, Singha sẽ nắm 25% cổ phần Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Masan Brewery - hai đơn vị đang nắm mảng kinh doanh thực phẩm và đồ uống của Masan với những thương hiệu tiêu dùng như Chinsu, Omachi, Vinacafe, bia Sư tử trắng...

Năm 2016 dự báo là năm dành cho tên tuổi bán lẻ Nhật Bản 7-Eleven khi hãng đã ấp ủ chiến lược mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 4/2017. Đây là lần đầu tiên hãng này gia nhập một thị trường tại khu vực vành đai Thái Bình Dương, sau Indonesia năm 2009.

7-Eleven Nhật Bản sẽ cử nhân viên sang Việt Nam để giúp các cửa hàng phát triển các sản phẩm độc đáo, đồng thời chọn địa điểm hợp lý tại TPHCM, đáp ứng những tiêu chí của một cửa hàng tiện lợi hiện đại.

Việt Nam hiện đang có những thời cơ thuận lợi để trở thành điểm đến đầu tư mang tính chiến lược cho các tập đoàn đa quốc gia, cũng như rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với 55 nền kinh tế, với hơn 90% các dòng thuế suất được giảm về 0%, được xem là lợi thế lớn cho nhà đầu tư để bỏ vốn vào Việt Nam.

Thị trường M&A hấp dẫn

Thị trường mua bán-sáp nhập (M&A) cũng đón cú hích đầu năm mới khi nhiều thương vụ lớn đã chốt được đối tác sau thời gian dài để ngỏ.

Năm ngoái rộ lên thông tin Keangnam sẽ bán tòa Landmark 72 tầng để trang trải nợ nần, nhưng đến hết năm tin đồn vẫn chỉ là tin đồn. Tuy nhiên, ngay đầu năm mới 2016, giới kinh doanh bất động sản cho hay, Keangnam đã tìm được chủ mới là tập đoàn tài chính AON Holdings.

Tập đoàn này đã chi khoảng 450 tỉ won (380 triệu USD), vượt qua các nhà đầu tư tài chính khác để giành quyền sở hữu tòa nhà cao nhất Việt Nam. Trước đó, báo chí Hàn Quốc từng đưa tin tòa nhà Landmark 72 được định giá tới 830 tỉ won (tương đương 770 triệu USD).

Thương vụ thứ hai là siêu thị Metro Việt Nam đã chính thức về tay Tập đoàn Berli Jucker (BJC, Thái Lan) với giá trị 655 triệu EUR (khoảng 879 triệu USD).

BJC cho biết, sẽ tiếp tục giữ nguyên tên Metro Việt Nam và các mục tiêu phát triển, sản phẩm, dịch vụ, song thương vụ này sẽ tạo cơ hội cho hàng hóa Thái Lan thâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam, không chỉ qua các kênh bán lẻ truyền thống như chợ, tạp hóa mà hiện còn sang kênh bán lẻ hiện đại - siêu thị.

Còn ANA Holdings - công ty điều hành hãng bay lớn nhất Nhật Bản sẽ trở thành cổ đông lớn của Vietnam Airlines sau thương vụ trị giá gần 110 triệu USD. Trả lời phỏng vấn Bloomberg sáng nay, 12/1, Tổng giám đốc Vietnam Airlines Phạm Ngọc Minh cho biết thương vụ sẽ hoàn tất vào khoảng tháng 3 đến tháng 6. Sau đó, hai hãng sẽ thảo luận về việc bán thêm cổ phần.

Một phân tích mới đây của Bloomberg về triển vọng tăng trưởng của 93 nền kinh tế trên thế giới cũng cho biết, Việt Nam đứng thứ hai về tốc độ tăng trưởng trong năm 2016, đạt 6,6%, chỉ kém hơn mức 7,4% của Ấn Độ.

Với tốc độ tăng trưởng được dự báo như trên, Việt Nam sẽ là nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á trong năm nay, trên các mức tăng trưởng dự báo dành cho kinh tế Indonesia là 5,2%, Malaysia là 4,5%, Thái Lan là 3,2%, và Singapore là 2,3%.

Rõ ràng là triển vọng thu hút FDI trong năm 2016 được coi là còn sáng sủa hơn cả năm 2015 trong bối cảnh hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tiếp tục được ký kết và có hiệu lực, đặc biệt là TPP, mặc dù hơn 23 tỉ USD vốn đăng ký của năm 2015 đã là một con số kỷ lục.


Chi nhanh hơn thu, quỹ BHXH 6 tỷ USD vẫn không đủ

Tăng trưởng nguồn thu của BHXH khá nhanh, hơn 5 lần trong vòng 8 năm (giai đoạn 2007 - 2014). Nhưng tốc độ tăng chi còn nhanh hơn, dấu hiệu thâm hụt đã xuất hiện. May thay Luật BHXH mới ra đời, quy định tăng số phải thu của DN và người lao động lên 1 cách đáng kể từ năm nay (2016) khiến cho tổng thu BHXH dự tính sẽ tăng mạnh.

Con số thu chi 11 tháng năm 2015 của quỹ BHXH cho thấy một vấn đề đáng ngại: Quỹ này đã bội chi khoảng 5.000 tỷ đồng trong năm nay.

Vậy tình hình thu chi BHXH đang diễn ra như thế nào trong các năm qua? Biểu đồ dưới đây là câu trả lời:

so lieu tren khong bao gom bao hiem y te, bao hiem that nghiep. don vi: nghin ty

Số liệu trên không bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Đơn vị: nghìn tỷ

Có thể thấy trừ 11 tháng 2015 (chưa hết năm), các năm trước, BHXH đều có nguồn thu cao hơn chi ra. Tăng trưởng nguồn thu của BHXH khá nhanh, tốc độ tăng thu bình quân qua các năm trong giai đoạn 2007 - 2014 là 23%. Thu BHXH được hưởng lợi từ chính sách tăng lương cơ bản đều đều trong những năm qua.

Tuy nhiên, trong năm 2015 này, nguồn thu dự báo sẽ không tăng trưởng đáng kể, khi 11 tháng 2015 tổng thu vẫn còn kém năm 2014 gần 3.000 tỉ đồng. Trong khi đó, chi BHXH đã tăng vọt trong vài năm trở lại đây. Tổng chi năm 2015 cũng cao hơn nhiều so với các năm trước đó.

Sang năm 2016, dự kiến tổng thu BHXH sẽ tăng đáng kể khi luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực. Theo quy định trong luật này, sẽ có những thay đổi trong tiền đóng bảo hiểm xã hội.

Thay vì chủ yếu đóng BHXH dựa trên mức lương cơ bản như các năm trước, từ 1/1/2016 đến hết năm 2017 đóng bảo hiểm xã hội dựa trên mức lương và phụ cấp ghi trong hợp đồng.

Từ 1/1/2018, tiền đóng bảo hiểm xã hội dựa trên mức lương, phụ cấp và nhiều khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-01-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-01-2016

    Lúa gạo đối mặt nguy cơ thua ngay trên sân nhà
    Thu thuế tiêu thụ đặc biệt tăng
    Báo Nhật: Hàng Thái đang hất cẳng hàng Trung Quốc khỏi thị trường Việt Nam
    VN lần đầu tiên phát hành trái phiếu kỳ hạn 30 năm
    Vinalines phải thoái vốn khỏi 9 doanh nghiệp

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-01-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-01-2016

    Dầu giảm giá 'thảm, Nga sắp phải bán ngân hàng'
    Thông quan hàng hóa tại Tân Sơn Nhất rút ngắn tới 6 ngày
    Việt Nam có nhiều cơ hội sản xuất để xuất khẩu
    Nhân dân tệ mất giá: Biến động nhỏ, khủng hoảng lớn
    Hạ tầng giao thông phải đi trước phát triển kinh tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-01-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-01-2016

    Lạc quan với TPP, DN muốn đơn giản hơn nữa thủ tục hành chính
    TPP có thể chính thức ký kết vào ngày 4/2/2016
    Thái Lan lo ngại các nhà đầu tư rút vốn sang Việt Nam vì TPP
    Giá thép xuống dưới ngưỡng 10 triệu đồng/tấn
    Thái Lan muốn bán hết 13 triệu tấn gạo dự trữ vào năm 2017

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-01-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-01-2016

    Nên nhập LNG khi giá dầu xuống thấp
    Xuất khẩu tôm thu hẹp hơn 1/3 thị trường
    Singapore Airlines nỗ lực thâu tóm Tiger Airways
    Giá căn hộ chung cư có thể sẽ giảm vào cuối năm nay
    Tổng thống Mỹ hối thúc Quốc hội nhanh chóng thông qua TPP

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-01-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-01-2016

    Kiệt quệ vì hàng gian, hàng giả
    Lệch số liệu GDP 300.000 tỉ: Tổng cụcThống kê nói tính đúng
    Nhiều doanh nghiệp nợ thuế trốn khỏi địa chỉ kinh doanh
    Chỉ mất 3 giờ để nhận giấy phép đầu tư ở Indonesia
    Thái Lan dự kiến cho thuê đất tới 99 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-01-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-01-2016

    Trái cây Việt chinh phục các thị trường khó tính trong năm 2015
    Xuất khẩu gạo năm 2015 đạt hơn 6,5 triệu tấn
    Hàng Việt chịu sức ép tại Lào
    Thực phẩm chức năng Trung Quốc giả thương hiệu Việt Nam
    Singapore bác thông tin khoai lang Việt Nam có độc tố

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-01-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-01-2016

    Nhiều nước gặp 'ác mộng' giá dầu
    Chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng bằng khế ước vay nợ giả
    Kinh tế khó khăn, chính phủ Nga cắt giảm chi tiêu
    Ngành dầu khí Mỹ đối mặt nguy cơ phá sản hàng loạt
    Soi cách tiêu tiền của các quốc gia

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-01-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-01-2016

    Thị trường ô tô Việt Nam tăng trưởng kỷ lục
    IDI vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
    'Sang Myanmar tận dụng làn sóng đầu tư vàng từ Nhật Bản'
    IBM Việt Nam có Tổng giám đốc mới
    BIDV Tây Sài Gòn bị lừa hơn 21 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-01-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-01-2016

    Tập đoàn Nhật chi 108 triệu USD mua cổ phần Vietnam Airlines
    Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu gạo của Lào từ tháng Một
    Bỏ quy định doanh nghiệp cá tra phải nộp hợp đồng xuất khẩu
    Không in tiền mới giúp tiết kiệm được 1.500 tỉ đồng
    Doanh nghiệp Việt đầu tư 500 triệu USD sang Nga nuôi bò

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-01-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-01-2016

    AEC, FTA Việt Nam – EU, TPP: Đừng tưởng… “ngon ăn”
    Trung ương đánh giá tác động của việc tham gia TPP
    Hải quan Hải Phòng: Thu từ “hậu kiểm” 378 tỷ đồng
    Cần lường trước rủi ro khi mua bán điện với các nước láng giềng
    Iraq kéo dài lệnh cấm nhập gia cầm từ Việt Nam do cúm H5N1