Lô vải đầu tiên ở miền Bắc được xuất sang Australia; Kiến nghị tạm ngưng xe Uber hoạt động tại TP.HCM; Kinh tế Ấn Độ mất ngôi tăng trưởng nhanh nhất thế giới vì lệnh đổi tiền; Mỹ ra tín hiệu tích cực về hiệp định NAFTA, TTIP

Báo cáo Hiện trạng Năng lượng tái tạo Toàn cầu 2017 - GSR của REN21 (Renewable Energy Policy Network for the 21st Century - Mạng lưới chính sách năng lượng tái tạo cho thế kỷ 21) vừa đưa ra cái nhìn toàn diện nhất về bước tiến của năng lượng tái tạo.
Trong năm 2016, tổng công suất lắp đặt NLTT toàn cầu là 161 GW, với tổng vốn đầu tư 241,6 tỉ USD, góp phần nâng tổng công suất toàn cầu thêm gần 9% so với năm 2015, tương đương gần 2.017 GW. Trong đó, năng lượng mặt trời chiếm khoảng 47%, kế đến là điện gió 34% và thủy điện 15,5%.
Điều đặc biệt quan trọng là giá thành sản xuất NLTT tại nhiều nước như: Đan Mạch, Ai Cập, Ấn Độ, Mexico, Peru và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất… chỉ còn 0,05 USD/kWh. Con số này thấp hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch và năng lượng hạt nhân ở những quốc gia này.
Cũng theo GSR, nhu cầu bắt buộc về "phụ tải nền" là một hiểu lầm. Hệ thống điện có thể tiếp nhận tỉ trọng lớn NLTT mà không cần sử dụng nhiên liệu hóa thạch và điện hạt nhân chạy “phụ tải nền”, dựa vào tính linh hoạt của hệ thống điện - thông qua liên kết lưới điện, liên kết ngành, các giải pháp công nghệ như ICT, bộ lưu trữ điện và máy bơm nhiệt.
Tập đoàn đầu tư cơ sở hạ tầng Blackrock (Mỹ), tập đoàn đầu tư lớn nhất thế giới với tài sản trị giá hơn 5.000 tỉ USD, gần đây cũng đưa ra nhận định “than đã hết thời, nên xem xét đầu tư mạnh vào NLTT”. Ông Jim Barry, Giám đốc toàn cầu của Blackrock, nói: “Than đã hết thời. Nói như vậy không có nghĩa là tất cả các nhà máy điện than sẽ đóng cửa trong nay mai, nhưng những ai dự định đầu tư vào than sau 10 năm nữa thì chẳng khác nào chơi một ván cờ may rủi. Không có ban giám đốc nào ở Mỹ muốn cam kết đầu tư 30 năm vào than đá”.
Cũng theo báo cáo của REN21, “trợ cấp nhiên liệu hóa thạch tiếp tục cản trở tiến độ phát triển của NLTT”. Báo cáo phân tích: Trên toàn cầu, trợ giá cho nhiên liệu hóa thạch và điện hạt nhân tiếp tục vượt xa so với NLTT. Đến cuối năm 2016, hơn 50 quốc gia đã cam kết chấm dứt trợ giá cho nhiên liệu hóa thạch và tiến hành cải cách, nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Năm 2014, tỷ lệ trợ giá cho nhiên liệu hóa thạch so với NLTT là 4:1. Cứ 1 USD chi cho NLTT thì các chính phủ lại dành 4 USD để duy trì sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch.(Thanhnien)
--------------------
Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á có thể đón 200 tỉ USD tiền đầu tư trong tương lai sau khi được hãng xếp hạng tín nhiệm Mỹ S&P Global Ratings nâng xếp hạng.
Theo CNBC, đây là dự báo được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia Bambang Brodjonegoro đưa ra. Ông Brodjonegoro cho hay: “Bây giờ chúng tôi có mức độ đánh giá đầu tư này, tôi tin rằng sẽ có hơn 100 tỉ USD hay 200 tỉ USD tiền đầu tư tiềm năng không chỉ vào trái phiếu chính phủ mà còn vào cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp”.
S&P là hãng cuối cùng trong ba hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đánh giá Indonesia ở mức đầu tư. Công ty này từ lâu chưa thăng hạng cho Jakarta vì lo ngại về nguồn thu chính phủ yếu, song trong quyết định hồi tháng trước, S&P cuối cùng thay đổi quan điểm, cho rằng Indonesia được thăng hạng vì rủi ro tài chính giảm đi. Các nước có xếp hạng tín nhiệm cao thường được hưởng chi phí đi vay rẻ hơn.
“Hồi tôi còn làm Bộ trưởng Tài chính, tôi nhớ rằng khi chúng tôi đến thăm một số nhà đầu tư, họ luôn hỏi rằng khi nào chúng tôi sẽ nhận được mức đánh giá đầu tư từ S&P”, ông Brodjonegoro chia sẻ. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia cho biết có một số quỹ đang chờ để vào Indonesia. Trước đây họ không thể thâm nhập do quy định nội bộ đòi hỏi quốc gia Đông Nam Á phải được ba hãng Fitch, Moody's và S&P đánh giá ở mức đầu tư.
Theo ông Brodjonegoro, các quỹ đầu tư Nhật Bản và Trung Đông có thể là nguồn đầu tư vào Indonesia trong tương lai. Nước này có quan hệ tốt với các quốc gia Trung Đông và trong bối cảnh khủng hoảng Ả Rập hiện tại, Jakarta khuyến khích các bên liên quan tham gia vào cuộc đối thoại mang tính xây dựng.(Thanhnien)
-------------------
Đầu năm 2017 đến nay, Việt Nam có 5 thương vụ mua bán sáp nhập bất động sản, trong đó 4 giao dịch thuộc về nhà đầu tư nước ngoài.
Savills vừa công bố báo cáo tình hình đầu tư mua bán sáp nhập (M&A) bất động sản Việt Nam với nhiều thương vụ do khối ngoại cầm trịch. Đầu tiên là giao dịch của CapitaLand, một đại gia đến từ Singapore nhắm tới các tài sản thương mại ở Việt Nam. Nhà đầu tư này mua lại khu đất dự án thương mại 0,6 ha ở vị trí đắc địa tại khu trung tâm TP HCM nhằm phát triển khu phức hợp quốc tế loại A. Dự án sẽ nhận giải ngân từ quỹ đầu tư 500 triệu USD.Ngoài ra, CapitaLand cũng đã công bố việc mua lại 90% cổ phần của một dự án rộng 0,8 ha ở Thảo Điền, quận 2, TP HCM, để phát triển hơn 300 căn hộ. Động thái này thể hiện chiến lược mở rộng tiềm năng phát triển mảng nhà ở và mảng thương mại tại Việt Nam của chủ đầu tư này.
Một nhà phát triển bất động sản khác đến từ Singapore là Keppel Land đã chi 846 tỷ đồng (khoảng 37 triệu USD) để tăng cổ phần lên 16% trong dự án Saigon Centre tại khu trung tâm TP HCM.
Vào tháng 3/2017, Hong Kong Land công bố chính thức trở thành đối tác chiến lược của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (CII) trong việc khai thác các dự án nhà ở trên quỹ đất nhận được tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, nửa đầu năm 2017, Sulyna Hospitality đã thâu tóm 70% cổ phần một dự án khu nghỉ mát 4 sao trên đảo Phú Quốc từ Tập đoàn Berjaya Land (Malaysia). Tổng giá trị thương vụ khoảng 14,65 triệu USD.
Thương vụ mua bán sáp nhập duy nhất có doanh nghiệp Việt Nam tham gia rơi vào phân khúc bất động sản nhà ở tại quận 7, khu Nam Sài Gòn. Tập đoàn đầu tư An Gia và đối tác Creed Group (Nhật) đã thâu tóm quỹ đất phát triển 5 block căn hộ thuộc dự án La Casa quận 7 của tập đoàn Van Phát Hưng. Giá trị thương vụ được công bố 910 tỷ đồng, tương đương khoảng 40 triệu USD.
Theo đánh giá của Savills Việt Nam, điểm đáng chú ý trong diễn biến đầu tư thời gian qua là các tài sản giao dịch thành công khá đa dạng. Nhà đầu tư nước ngoài có động thái quan tâm sâu rộng đến nhiều loại hình bất động sản. Điều đó cho thấy tiềm năng của thị trường Việt Nam khá lớn.(Vnexpress)
-------------------------
Hai ông lớn hàng đầu ngành di động vừa có cú bắt tay để cùng gia tăng sản lượng sim 4G được bán ra từ đây đến cuối năm.
Mục tiêu của hợp tác là sẽ có 1,2 triệu thuê bao 4G Viettel được phát triển thông qua hệ thống Thế Giới Di Động từ nay đến tháng 10. Việc bắt tay với nhà kinh doanh điện thoại đang có thị phần lớn nhất Việt Nam giúp Viettel như “hổ mọc thêm cánh” trong cuộc đua phát triển mạng 4G.Tính đến tháng 4/2017 nhà bán lẻ này đã có mạng lưới hơn 1.400 cửa hàng thegioididong.com và Điện Máy Xanh, phủ sóng khắp 63 tỉnh thành, đến cả các vùng cao hay hải đảo. Mỗi tháng, hệ thống này có khoảng 18 triệu lượt tham quan, mua sắm và 40,5 triệu lượt truy cập vào trang bán hàng trực tuyến.
Trung bình, Thế Giới Di Động bán được 700.000 chiếc điện thoại mỗi tháng. 50% trong số này có hỗ trợ mạng 4G. Năm 2016, đơn vị này bán được đến 3 triệu sim và dự kiến sẽ đạt 5 triệu sim trong năm nay. Sim Viettel cũng đang chiếm thị phần cao nhất, với 42% tổng lượng sim mà Thế Giới Di Động bán ra. “Chúng tôi nhận thấy 4G là xu hướng và là cơ hội để người tiêu dùng nâng cao được chất lượng công việc, học tập và giải trí”, ông Trần Kinh Doanh – Tổng giám đốc Thế Giới Di Động nhận định.
Trong khi đó, Viettel cũng là nhà mạng đang chiếm đến 50% thị phần và đã phủ sóng 4G trên toàn quốc. Theo đơn vị này, 100% các trạm thu phát được đầu tư dùng công nghệ 4T4R (4 phát 4 thu), cho phép mở rộng vùng phủ sóng lên 1,4 lần và tăng tốc độ truyền tải lên gần 2 lần so với 2T2R (2 phát 2 thu) đang phổ biến trên thế giới. Phản hồi về chất lượng mạng 4G chưa đồng đều tại một số khu vực, nhà mạng cho biết đang tối ưu lại hệ thống sau giai đoạn đầu tư.
“Chúng tôi chi hàng tỷ đôla để phủ kín 4G trên toàn lãnh thổ Việt Nam chỉ trong vòng 6 tháng. Do triển khai trong thời gian ngắn như vậy nên chúng tôi đang cần thêm thời gian để tối ưu hóa lại hệ thống, giúp ổn định chất lượng đường truyền cho người dùng”, ông Đỗ Minh Phương – Phó tổng giám đốc Viettel cho biết.(Vnexpress)
Lô vải đầu tiên ở miền Bắc được xuất sang Australia; Kiến nghị tạm ngưng xe Uber hoạt động tại TP.HCM; Kinh tế Ấn Độ mất ngôi tăng trưởng nhanh nhất thế giới vì lệnh đổi tiền; Mỹ ra tín hiệu tích cực về hiệp định NAFTA, TTIP
Bộ Tài chính: Nợ công có thể đạt đỉnh vào năm nay; Startup bất động sản gọi vốn thành công từ 2 quỹ Nhật Bản, Singapore; Phạt ba cửa hàng xăng dầu ở Long An hơn 800 triệu đồng; Cố vấn tỉ phú của ông Trump quyết định từ chức
Uber báo lỗ hơn 700 triệu USD, tiếp tục mất lãnh đạo; Sợi polyester Việt Nam bị kiện bán phá giá ở Mỹ; Genesia Ventures và Pix Vine Capital đầu tư vào Homedy.com; Panasonic định mở thêm dây chuyền TV tại Việt Nam
Cụm công nghiệp làng nghề được miễn tiền thuê đất 11 năm; Uganda điều tra nhà ngoại giao Trung Quốc buôn ngà voi; Mỹ muốn hoàn tất việc đàm phán lại NAFTA vào đầu năm 2018; Kho bạc Nhà nước huy động thành công gần 5,9 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
Vietjet ký hợp đồng 4,7 tỷ USD với các đối tác Mỹ; Hàng loạt dự án bất động sản lọt "tầm ngắm" của Kiểm toán Nhà nước; Tỷ phú địa ốc Trung Quốc “bỏ túi” gần 10 tỷ USD nhờ sốt nhà; Vinalines: Năm 2016 công ty mẹ thoát lỗ nhờ hoạt động khác
Hãng tàu biển lỗ 3.400 tỷ xin đổi tên; Giảm 1.349 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016; Ấn Độ mất vị trí nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới; Doanh nghiệp Việt ký các hợp đồng tỷ USD với đối tác Mỹ
Kinh tế Nga vẫn lo dầu Mỹ và lệnh trừng phạt; Áp dụng biện pháp tự vệ với tôn màu nhập khẩu; Úc tiếp tục nới lỏng lệnh tạm dừng nhập khẩu tôm; World Bank hỗ trợ 72,52 triệu USD xây dựng cơ sở hạ tầng Đà Nẵng
Làm ăn ở Trung Quốc, công ty nước ngoài vẫn bị xử ép; Trái cây Nam bộ mất mùa, xuống giá; Mỹ phạt ngân hàng Đức 41 triệu USD vì rửa tiền; Truyền thông Mỹ lạc quan về triển vọng quan hệ với Việt Nam
Việt Nam sẽ ký hợp đồng thương mại 15-17 tỷ USD với Mỹ; Trung Quốc dẫn đầu nguồn cung mặt bằng bán lẻ toàn cầu; Trung Quốc khiến thế giới ngập trong bông; Việt Nam phải vay ODA với lãi suất cao từ tháng 7
Xuất khẩu thủy sản đạt 2,8 tỷ USD; Samsung đầu tư thêm 2,5 tỉ USD tại Bắc Ninh; Nhà nước chỉ giữ 100% vốn tại 103 doanh nghiệp; FLC lập hãng hàng không Tre Việt
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự