tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 06-09-2017

  • Cập nhật : 06/09/2017

Nga và Arab Saudi sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ?

thong tin tich cuc tren cung voi nhung bat on chinh tri tren the gioi thoi gian qua da thuc day gia dau tang len.nguon anh: bao dat viet

Thông tin tích cực trên cùng với những bất ổn chính trị trên thế giới thời gian qua đã thúc đẩy giá dầu tăng lên.Nguồn ảnh: Báo Đất Việt

Giá dầu tăng cao vào thứ ba sau khi có thông tin rằng Nga và Arab Saudi đang xem xét gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ giữa Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) và các thành viên không thuộc OPEC (đặc biệt là Nga) sau khi thỏa thuận này hết hạn vào tháng 3 năm 2018.

Vào hôm nay, hãng tin Tass của Nga đã dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak rằng các đại diện của hai nước đã nói chuyện về việc gia hạn thỏa thuận nhưng chưa đưa ra quyết định cụ thể.

Thông tin tích cực này đến sau khi Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết vào hôm thứ 2 rằng mức độ tuân thủ của các nước thành viên OPEC với thỏa thuận đã tăng lên.

Reuter trích dẫn lời của ông Zanganeh thông qua hãng tin SHANA trực thuộc bộ dầu mỏ Iran rằng: "Tôi nghĩ rằng thị trường dầu mỏ sẽ cân bằng, mức độ tuân thủ của các thành viên OPEC với việc cắt giảm sản lượng đã tăng lên”.

Ông nói thêm rằng các cuộc đàm phán không chính thức giữa các bên tham gia thỏa thuận hiện đang được tiến hành.

Dầu Brent tăng 0,29% lênmức 52,50 USD/thùng vào lúc 9 giờ 50 phút sáng giờ London vào thứ Ba, trong khi WTI tăng hơn 1% lên 47,79 USD/thùng. Kể từ khi thỏa thuận ban đầu được công bố tháng 11 năm ngoái, giá dầu Brent đã tăng khoảng 6% trong khi giá dầu WTI đã tăng 13%.

Ngoài các tác động từ thỏa thuận này, việc gia tăng sản lượng từ các nhà sản xuất đá phiến của Hoa Kỳ và sự phục hồi nhu cầu toàn cầu cũng đã ảnh hưởng đến sự tăng giảm của giá dầu thời gian qua.

Theo Micheal Della Vigna, đồng phụ trách về nghiên cứu chứng khoán Châu Âu của Goldman Sachs nới vơi CNBC rằng giá dầu đã được hỗ trợ khi nguồn cung dầu bị ảnh hưởng bởi cơn bão Harvey ở Mỹ cũng như những căng thẳng về địa chính trị đang gia tăng liên quan đến CHDCND Triều Tiên thời gian qua. Ông nói thêm:  "Thông thường, bất kỳ dấu hiệu nào về bất ổn chính trị cũng sẽ có tác động tích cực đến giá dầu Brent”. (NCĐT)
------------------------

Kho bạc Nhà nước gửi 160.000 tỷ đồng tại ngân hàng

Đến cuối tháng 8, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng khoảng 160.000 tỷ đồng, tăng 68% so với đầu năm.

Báo cáo tình hình vĩ mô của Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, huy động vốn 8 tháng đầu năm toàn hệ thống tín dụng tăng 9,1% so với đầu năm, trong đó tiền gửi khách hàng tăng 8,7%, giấy tờ có giá là 18,6%. Góp phần vào cơ cấu tín dụng tiền gửi tăng phải kể tới hơn 160.000 tỷ đồng (xấp xỉ 7 tỷ USD) mà Kho bạc Nhà nước đang gửi tại ngân hàng, con số này tăng 68% so với đầu năm. 

Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng bắt đầu tăng mạnh từ tháng 5/2017, ở mức 143.000 tỷ đồng, tăng 50,2% so với đầu năm. Nhờ nguồn tiền này mà thanh khoản của các ngân hàng tiếp tục tăng trong bối cảnh giải ngân đầu tư công chậm.

kho-bac-nha-nuoc

Lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm, đạt 160.000 tỷ đồng. 

Cũng theo báo cáo này, đến hết tháng 8 tín dụng toàn hệ thống ngân hàng tăng 11,5% so với cuối năm 2016, tập trung chủ yếu vào tín dụng ngắn hạn (chiếm 45,9%). Tiền đồng vẫn chiếm ưu thế với tỷ trọng 91% tổng tín dụng, tăng 11% so với cuối năm ngoái; ngoại tệ chiếm 8,5%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngoại tệ có xu hướng tăng, mức 11,5%, cao hơn cùng kỳ - 1,7%.

Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề và lĩnh vực hầu như không thay đổi so với cuối năm ngoái. Tốc độ cho vay nhanh hơn so với huy động. 

Số liệu từ cơ quan giám sát quốc gia cũng cho thấy, thanh khoản hiện tại của hệ thống ngân hàng khá dồi dào với mặt bằng lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn duy trì ở mức thấp và chỉ tăng nhẹ so với cuối tháng 7, mức 0,2-0,3%. Cùng với đó, trên thị trường mở (OMO) trong 22 ngày đầu tháng 8, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng 4.494 tỷ đồng. Tính từ đầu năm, tổng lượng hút ròng của cơ quan quản lý gần 32.700 tỷ đồng.(VTC)
---------------------------

8 tháng đầu năm 2017 nhập khẩu trên 1 tỉ USD rau quả

Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho hay lượng rau quả nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2017 đã tăng rất mạnh so với cùng kỳ 2016.

Cụ thể, riêng tháng 8, VN đã nhập khẩu gần 170 triệu USD rau quả, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả 8 tháng vừa qua lên trên 1 tỷ USD, tăng gần 94% so với cùng kỳ 2016.

Trong số này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết 8 tháng đầu năm VN nhập 190 triệu USD tiền rau, tăng gần 35% so với cùng kỳ, và trên 800 triệu USD trái cây, tăng hơn gấp đôi so với với 8 tháng đầu 2016. 

Thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của VN là Thái Lan, với gần 62% tổng kim ngạch rau quả nhập khẩu của VN, đứng thứ 2 là Trung Quốc với 16% giá trị. 

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết năm 2017 nhập khẩu rau quả từ tất cả các thị trường vào VN đều tăng, đặc biệt là Thái Lan tăng 3,2 lần, Ấn Độ tăng 2,2 lần và New Zealand tăng trên 50%.(Tuoitre)
----------------

Việt Nam nhập ‘khủng’ thuốc trừ sâu từ Trung Quốc

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, khối lượng nhập khẩu phân bón tám tháng đầu năm 2017 của nước ta đạt gần 33 triệu tấn với giá trị 885 triệu USD, tăng 22% về khối lượng và tăng 20,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu đến từ Trung Quốc chiếm tới 36% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này và tăng hơn 3,5% cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá trị nhập khẩu phân bón trong những tháng đầu năm 2017 cũng tăng ở hầu hết thị trường lớn như Nga (tăng hơn hai lần), Hàn Quốc (tăng 22%), Nhật Bản (tăng 45%), Lào (tăng 16%), Ba Lan (tăng 20%)…

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu cũng là mặt hàng được Việt Nam nhập khẩu mạnh trong tám tháng đầu năm 2017 với giá trị nhập khẩu đạt 662 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2016.

Nguồn nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu của nước ta cũng chủ yếu từ Trung Quốc chiếm tới 55% tổng giá trị của mặt hàng này. Đáng chú ý, thị trường có giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tăng mạnh nhất là thị trường Thái Lan với giá trị nhập khẩu mặt hàng này tăng 96% so với cùng kỳ năm 2016.(PLO)

Trở về

Bài cùng chuyên mục