tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 04-09-2017

  • Cập nhật : 04/09/2017

Thế giới di động mua lại bao nhiều cổ phần của Trần Anh?

Các cổ đông của Trần Anh vừa đồng ý trước phương án để Thế giới di động mua lại 25% của công ty.

Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh (TAG) vừa công bố Nghị quyết Đại hội cổ đông. Theo đó, đa số cổ đông đã thông qua việc Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG) nhận chuyển nhượng 25% vốn điều lệ của TAG và không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai.

 the gioi di dong mua lai bao nhieu co phan cua tran anh?

 Thế giới di động mua lại bao nhiều cổ phần của Trấn Anh?

Tỷ lệ biểu quyết thông qua phương án này là 97,29%. Trong đó số lượng cổ phần sở hữu bởi cổ đông không phải cổ đông lớn là hơn 4 triệu đơn vị, chiếm 85,727%).

Cùng với việc bán 25% vốn cho Thế giới di động, Trần Anh sẽ hủy niêm yết tự nguyện toàn bộ 24,9 triệu cổ phiếu TAG đang niêm yết trên HNX ngay sau khi được Đại hội cổ đông của công ty thông qua nhưng tiếp tục đăng ký giao dịch trên Upcom.

Tin đồn Thế giới di động mua Trần Anh rò rỉ từ đầu tháng 8. Thông tin này hỗ trợ khá nhiều cho cổ phiếu MWG và TAG. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán giằng co mạnh, hai cổ phiếu này duy trì được đà đi lên. So với đầu tháng 7, MWG tăng 9.900 đồng/CP, tương ứng 10%. Nhờ đó, vốn hóa thị trường Thế giới di động có thêm gần 3.076 tỷ đồng.

Cổ phiếu Trần Anh thậm chí có tốc độ tăng mạnh hơn. So với phiên đầu tháng 8, TAG tăng 7.800 đồng/CP, tương ứng 26% lên 37.800 đồng/CP. Nhờ đà tăng mạnh của TAG, vốn hóa thị trường Trần Anh có thêm 194 tỷ đồng.(VTC)
------------------------

Nhà Trắng ngăn chặn Nga kiểm soát công ty dầu mỏ tại Mỹ

Chính quyền Tổng thống Donald Trump muốn ngăn chặn việc công ty dầu khí quốc doanh Nga Rosneft mua lại Citgo, hãng dầu mỏ có trụ sở tại Houston, Texas (Mỹ).

mot tram xang dau cua citgo tai my anh: reuters

Một trạm xăng dầu của Citgo tại Mỹ ẢNH: REUTERS

Theo Wall Street Journal (WSJ), Citgo chiếm khoảng 5% năng lực tinh chế dầu thô của Mỹ. Việc kiểm soát Citgo của Rosneft không phải là một cuộc tiếp quản trực tiếp, mà là sự thế chấp của tập đoàn dầu khí quốc doanh của Venezuela, PDVSA.

PDVSA là đơn vị sở hữu Citgo từ những năm 1980. Để đổi lấy khoản vay 1,5 tỉ USD từ Rosneft vào cuối năm ngoái, PDVSA đã phải đồng ý cho hãng dầu khí Nga sở hữu 49,9% cổ phần của Citgo. Nếu số tiền nợ trên không được trả đúng thời hạn, thì nhiều khả năng Rosneft sẽ có quyền kiểm soát Citgo bằng cách mua thêm trái phiếu PDVSA để đạt mức 50% cổ phần. Nhà Trắng đang coi thỏa thuận này là mối đe dọa đối với lợi ích quốc gia của Mỹ.

Một quan chức cấp cao trong Bộ Tài chính Mỹ nói với WSJ rằng “sẽ có sự đánh giá rất kỹ lưỡng về thương vụ này để đảm bảo an ninh quốc gia” và “Ủy ban Đầu tư nước ngoài ở Mỹ hoàn toàn có quyền ngăn chặn một khoản đầu tư nước ngoài nếu nó được cho là mối đe dọa đối với an ninh đất nước”.

Hiện các nhà lập pháp Mỹ đang lo ngại Moscow sẽ giành được quyền sở hữu Citgo nếu PDVSA bị vỡ nợ và Rosneft chính thức tuyên bố tài sản thế chấp. Theo Russia Today, Rosneft mới đây đã bị đưa vào danh sách trừng phạt trong động thái mở rộng các biện pháp chế tài mới của Washington đối với Nga vì xung đột ở Ukraine.

Citgo sở hữu ba nhà máy lọc dầu lớn của Mỹ, trong đó một nhà máy tại Gulf Coast, một ở Louisiana và một đặt tại Chicago, với tổng công suất tinh chế khoảng 750.000 thùng/ngày. Citgo cũng sở hữu chín đường ống dẫn và 48 kho chứa dầu mỏ trải từ Texas đến Maine.(Thanhnien)
------------------------

Đấu thầu 9 chung cư cũ chọn nhà đầu tư

Thông tin từ UBND TP.HCM cho biết TP vừa giao Sở Kế hoạch - Đầu tư đề xuất phương án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án chỉnh trang, thay thế 9 chung cư cũ nguy hiểm, hư hỏng nặng được xây dựng trước năm 1975 trên địa bàn Q.3. 

UBND TP cũng yêu cầu Sở Quy hoạch - Kiến trúc đề xuất điều chỉnh chức năng quy hoạch và chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, để thực hiện điều chỉnh cục bộ các đồ án quy hoạch 1/2.000 tại vị trí dự án chỉnh trang.

Được biết, 9 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975 tại Q.3 mà TP.HCM sẽ đưa ra đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư là: chung cư 473 - 475 Điện Biên Phủ, chung cư 450 Nguyễn Thị Minh Khai, chung cư 59 Phạm Ngọc Thạch, chung cư 67 Phạm Ngọc Thạch, chung cư 60 - 62 Cách Mạng Tháng Tám, chung cư 23 Lê Quý Đôn, chung cư 99 Nguyễn Đình Chiểu, chung cư 42 Võ Văn Tần, chung cư 2 Nguyễn Gia Thiều. Đây được xem là những khu đất vàng trên địa bàn TP.(Thanhnien)
-------------------------

Việt Nam sẽ có Trung tâm khoa học công nghệ hạt nhân trước 2025

Theo Viện nghiên cứu nguyên tử Việt Nam, trước năm 2025, Việt Nam sẽ đưa vào hoạt động Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân.
Trung tâm nghiên cứu mới sẽ giúp Việt Nam có điều kiện triển khai thực hiện các nghiên cứu hiện đại, thúc đẩy ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và từng bước nâng cao tiềm lực khoa học, công nghệ hạt nhân quốc gia.

du an dien hat nhan ninh thuan (anh minh hoa: kt)

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (Ảnh minh họa: KT)

Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân được xây dựng với sự giúp đỡ của Liên bang Nga, sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nga dành cho Việt Nam (khoảng 500 triệu USD), gồm hai hợp phần dự án tại Đà Lạt và Hà Nội.


Trọng tâm dự án là lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, có công suất dự kiến khoảng 15 MW, gấp 30 lần so với lò phản ứng hạt nhân hiện tại ở Đà Lạt. Việc xây dựng Trung tâm sẽ giúp nâng cao năng lực khoa học công nghệ lâu dài để tiếp thu công nghệ được chuyển giao, tiến tới sự tự chủ trong vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện hạt nhân, đảm bảo cho các nhà máy vận hành an toàn, đạt hiệu quả kinh tế.

Theo ông Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu nguyên tử Việt Nam, trong dự án điện hạt nhân, do công nghệ đã được chuẩn hóa, nên việc khó nhất chính là xây dựng, thiết kế lò hạt nhân sử dụng được lâu dài, cấu hình phải đạt được mục tiêu nghiên cứu, sản xuất đồng vị phóng xạ phục vụ phát triển kinh tế.

Ngoài đạt được mục tiêu phục vụ nghiên cứu, lò hạt nhân còn phải sản xuất các đồng vị phóng xạ phục vụ cho ngành y tế. Hiện nay, lò hạt nhân ở Đà Lạt mới đáp ứng được 30% đồng vị phóng xạ cho các bệnh viện ở Việt Nam. Khi lò mới này hoạt động có thể đáp ứng 100% lượng đồng vị phóng xạ cho y tế.

Ông Trần Chí Thành khẳng định, trong 50-60 năm phát triển ngành nguyên tử, không hề có bất cứ sự cố đáng tiếc nào xảy ra đối với lò nghiên cứu. Lò hạt nhân nghiên cứu là an toàn, và trước năm 2025 sẽ đưa vào vận hành(VOV)

Trở về

Bài cùng chuyên mục